NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG MẠ
2.1.2.1. Bản chất chi phí trong doanh nghiệp kinh doanh thương mạ
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra thu nhập và sẽ được bù đắp thu nhập do nó tạo ra. Do đó, khi phát sinh chi phí mà thường là biểu hiện bằng sự tiêu hao nguồn lực cho hoạt động kinh doanh, kế toán chưa ghi giảm nguồn vốn chủ sở hữu mà thay vào đó ghi tăng chi phí. Bản chất kinh tế này giúp các nhà quản trị phân biệt được chi phí với chi tiêu, chi phí với vốn mà doanh nghiệp thương mại phải chi ra trong một kỳ kinh doanh.
“Trong các doanh nghiệp thương mại, chi phí bao gồm các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và chi phí khác”[3].
Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như : Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền… Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc thiết bị.
Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như : chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi phạm hợp đồng…
Kế toán chi phí ảnh hưởng đến tính trung thực, hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính, cũng như tính đúng đắn của các quyết định trong quản trị doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp thương mại, quản lý tốt chi phí không những tạo điều kiện tăng lợi nhuận, trên cơ sở đó còn nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Nguyên tắc ghi nhận chi phí :
Thứ nhất : Chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải được xác định một cách đáng tin cậy.
Thứ hai : Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
Thứ ba : Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc tỷ lệ.
Thứ tư : Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau. 2.1.2.2. Bản chất doanh thu trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại
Đối với các doanh nghiệp thương mại, doanh thu bao gồm nhiều loại khác nhau, phát sinh từ các hoạt động khác nhau bao gồm : Doanh thu từ hoạt động bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác. Trong đó, doanh thu từ hoạt động bán hàng là bộ phận doanh thu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp thương mại. Khoản thu này phát sinh từ các giao dịch thuộc hoạt động bán hàng. Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch doanh thu và thu nhập khác
được áp dụng riêng biệt cho từng giao dịch. Trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn nhận biết giao dịch cần áp dụng tách biệt cho từng bộ phận của một giao dịch đơn lẻ để phản ánh bản chất của giao dịch đó. Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch còn được áp dụng cho hai hay nhiều giao dịch đồng thời có quan hệ với nhau về mặt thương mại cần phải được xem xét chúng trong mối quan hệ tổng thể.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 : “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp làm góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”[4]. Điều đó có nghĩa là bản chất của doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.
Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thoả thuận giữa doanh nghiệp với bên mua, bên sử dụng dịch vụ hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai. Khi các hàng hoá dịch vụ được trao đổi tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Khi các hàng hoá dịch vụ được trao đổi không tương tự thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hoá dịch vụ nhận về sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hoá dịch vụ sử dụng thì doanh thu được xác
định bằng giá trị hợp lý của hàng hoá dịch vụ đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu :
Thứ nhất : Phải phân biệt được chi phí, doanh thu và kết quả thuộc từng hoạt động kinh doanh.
Thứ hai : Phải xác định được chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu. Thứ ba : Phải nắm vững cách thức xác định doanh thu.
Thứ tư : Phải nắm vững nội dung và cách xác định các chỉ tiêu liên quan đến chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh.