Con đường hình thành các thuyết vật lí

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần dòng điện xoay chiều chương trình vật lý 12 trung học phổ thông nhằm hỗ trợ quá trình tự học của học sinh. (Trang 25 - 26)

1.2.2 .Các nhiệm vụ dạy học Vật lí ở trường phổ thông

1.2.3.4. Con đường hình thành các thuyết vật lí

Các thuyết vật lí bao giờ cũng có tính thực tiễn, tính trừu tượng, tính hệ thống, tính khái quát bởi bao giờ nó cũng được xây dựng trên một cơ sở thực nghiệm nhất định; các kết quả của các thí nghiệm thực được khái qt hóa, lý tưởng hóa và hệ thống hóa thành hệ thống quan điểm, tư tưởng, quy tắc có liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung lẫn nhau, phản ánh đúng thực tế.

Một thuyết vật lí bao giờ cũng gồm cơ sở, hạt nhân và hệ quả của thuyết. Do vậy, với trình độ của học sinh THPT giáo viên không thể để cho học sinh tự lực thực hiện tất cả các giai đoạn của cả chu trình nhận thức khoa học từ Thực tiễn ® Vấn đề ®Giả thuyết ® Định luật ®Thuyết ® Hệ quả ® Thực tiễn mà phải dẫn dắt học sinh, cùng học sinh tìm hiểu những yếu tố cơ bản của thuyết.

Trước hết giáo viên phải đảm bảo học sinh hiểu được cơ sở của thuyết bằng cách cho học sinh quan sát những thí nghiệm cơ bản và yêu cầu họ giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm đó bằng những kiến thức đã biết, từ đó các em mới hiểu được thuyết mới ra đời để giải quyết vấn đề gì.

Sau khi giúp học sinh nắm được cơ sở của thuyết, giáo viên sẽ trình bày những lập luận hoặc giới thiệu những điều cơ bản, định tính nhằm xây dựng lên hạt nhân của thuyết. Dựa trên sự phân tích những sự kiện thực nghiệm, giáo viên cần tận dụng những trường hợp có thể để suy ra các hệ quả khác. Điều này rất bổ ích để học sinh hiểu rõ ý nghĩa thực tế của các thuyết trừu tượng, đồng thời tạo điều kiện để học sinh phát triển khả năng suy luận diễn dịch.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần dòng điện xoay chiều chương trình vật lý 12 trung học phổ thông nhằm hỗ trợ quá trình tự học của học sinh. (Trang 25 - 26)