1.2.2 .Các nhiệm vụ dạy học Vật lí ở trường phổ thông
1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin cho việc xây dựng bài giảng điện tử
1.4.1. Phân loại bài giảng điện tử
Thực tế hiện nay có rất nhiều cách thức xây dựng bài giảng điện tử. Vậy căn cứ vào những tiêu chí nào của q trình xây dựng để có thể phân loại các bài giảng điện tử. Chúng tôi đã tham khảo các bài giảng điện tử được các thầy cô và các tổ chức giới thiệu trên mạng internet và tạm thời phân loại bài giảng điện tử theo các tiêu chí: dạng thức xây dựng, kết cấu bài giảng, mục đích sử dụng. Qua đó có thể chia bài giảng điện tử thành ba dạng: tạm gọi là mức 1, mức 2, mức 3.
Trong đó bài giảng thuộc mức 1 là bài giảng được xây dựng dưới dạng trình chiếu slide điện tử, có thể tạo từ PowerPoint của Microsoft Office, Impress của OpenOffice.org hay một phần mềm trình diễn tương tự. Kết cấu mỗi bài giảng mức này gồm nhiều bản trình chiếu tương ứng với một mơ-đun bài giảng. Mục đích bài giảng dùng làm tư liệu phục vụ giảng dạy và học tập trên cơ sở bài giảng hoặc giáo trình đã được đơn vị đào tạo phê chuẩn.
Bài giảng điện tử thuộc mức 2 là bài giảng được xây dựng với yêu cầu số hóa cao hơn mức 1. Trong đó, bài giảng gồm mộtsố cơ sở học liệu số hóa (hình ảnh, âm thanh, video, câu hỏi kiểm tra …) giúp người học dễ tiếp thu, dễ ghi nhớ bài giảng. Loại bài giảng này không chỉ hỗ trợ cho giáo viên chuẩn bị và giảng bài mà còn hỗ trợ cho người học một số học liệu điện tử. Tuy nhiên, các học liệu có thể chưa đầy đủ, chi tiết và chưa được tổ chức một cách bài bản đến mức người học có thể tự học.
Bài giảng điện tử thuộc mức 3là loại bài giảng điện tử hoàn chỉnh về nội dung khoa học, có tính sư phạm và giao diện thân thiện,được cài đặt thành một hệ thống. Bài giảng được đa phương tiện tối đa; cácthành phần của bài giảng được tổ chức thống nhất đáp ứng các yêu cầu của hoạt động học tập. Từ việc xác định mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu nội dung mới, làm bài tập vận dụng, tìm kiếm sự trợ giúp trong quá trình nghiên cứu đến việctự kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Với dạng bài giảng điện tử này, học sinh sẽ tự học trên hệ thống qua đó lĩnh hội được tri thức mới và vận dụng những trị thức này vào việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Giáo viên chỉ giao nhiệm vụ nghiên cứu, giám sát quá trình nghiên cứu, trợ giúp khi cần và kiểm tra kết quả của quá trình học sinh nghiên cứu trên hệ thống.