9. Cấu trúc luận văn
2.4.2. Giáo viên sử dụng bài giảng điện tử để tổ chức quá trình học tập của học sinh
học sinh
Để tổ chức quá trình học tập của học sinh dựa trên hệ thống mà chúng tôi đã xây dựng, giáo viên có thể giao nhiệm vụ nghiên cứu cho học sinh, lập kế hoạch để
học sinh tự học, tự lĩnh hội các nội dung mà bài giảng đã xây dựng. Sau khi học sinh vượt qua các bài kiểm tra điều kiện trong hệ thống, giáo viên có thể kiểm tra lại
việc nắm kiến thức của học sinh bằng các bài kiểm tra như thông thường, từ đó đánh giá kiến thức mà học sinh tự lĩnh hội để có thể tổ chức thêm các hoạt động ôn
tập, giảng dạy bổ sung thêm kiến thức mà học sinh chưa lĩnh hội hết trong quá trình tự học, tự nghiên cứu.
Xét theo phương diện người dùng của hệ thống, giáo viên có thể đăng kí
tham gia học tập như một người dùng, từ đó trải nghiệm quá trình tự học của học sinh để có thể đánh giá hiệu quả của quá trình tự học. Xác định các ưu điểm, khuyết điểm mà hệ thống đem lại trong việc nghiên cứu các nội dung tri thức mới. Từ đó có phương án trợ giúp học sinh học tập.
Phần thảo luận được thiết kế là một liên kết ngoài của hệ thống bằng
cách sử dụng dịch vụ miễn phí của Google, đây là một cách để giáo viên tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động tự học của học sinh. Vì là một liên kết
ngoài lên giáo viên có thể trợ giúp học sinh mà không cần phải đăng nhập vào hệ thống bài giảng. Chỉ cần có một tài khoản Gmail, giáo viên có thể tham gia vào việc trả lời các câu hỏi mà học sinh đặt ra trong quá trình tự nghiên cứu nội
dung của các bài học, giúp học sinh hoàn thiện kiến thức trong khi tự học, tự
Kết luận chương 2
Thông qua việc phân tích nội dung kiến thức phần dòng điện xoay chiều trong chương trình vật lí 12 trung học phổ thông và kết quả điều tra về thực trạng
quá trình tự học trong hoạt động dạy học ở trường THPT Hà Bắc – Thanh Hà – Hải Dương, chúng tôi đã áp dụng quy trình xây dựng bài giảng điện tử để xây
dựng hoàn thiện bài giảng điện tử phần “dòng điện xoay chiều ” chương trình vật
lí 12 THPT.
Hệ thống bài giảng điện tử này phần nào đáp ứng yêu cầu học sinh tự mình nghiên cứu nội dung “dòng điện xoay chiều” trong đó hạn chế thấp nhất việc giáo
viên truyền thụ kiến thức một chiều cho học sinh như các bài giảng theo phương
pháp “lớp –bài” thông thường. Qua bài giảng mà chúng tôi đã xây dựng và cài đặt,
học sinh hoàn toàn có thể chủ động lập kế hoạch và chủ động nghiên cứu nội dung
bài mới cũng như tự đánh giá kết quả nghiên cứu sau mỗi nội dung.
Các bài học trong bài giảng đã được chương trình hóa, tận dụng tối đa khả năng của công nghệ thông tin để truyền tải nội dung tri thức tới học sinh. Các hiện tượng vật lí về dòng điện xoay chiều khó quan sát đã được phần mềm máy tính mô
phỏng một cách trực quan sinh động, giúp ích cho quá trình tư duy trừu tượng của
học sinh khi nghiên cứu về những nội dung này.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành thực nghiệm theo kế hoạch để đánh giá hiệu
quả của bài giảng khi đưa vào áp dụng đại trà; từ đó cải tiến để hệ thống được hoàn thiện hơn, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu học tập và tự học của học sinh cũng như nhu
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM