.Thực trạng quá trình tự học trong hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần dòng điện xoay chiều chương trình vật lý 12 trung học phổ thông nhằm hỗ trợ quá trình tự học của học sinh. (Trang 47 - 51)

học phổ thơng

Để có cơ sở thực tiễn cho việc thực hiện đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu thực tế dạy và học ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Hải Dương. Trong đó đặc biệt chú ý đến hoạt động tự học Vật lí của học sinh và việc hướng dẫn tự học của giáo viên.

DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

Mạch xoay chiều sơ cấp

Các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều

Cơng suất của dịng điện xoay chiều Khái niệm về dịng điện xoay chiều Giá trị cực đại: I0; U0; E0 Giá trị hiệu dụng: I; U; E Khái niệm về ZL; ZC đối với dịng điện xoay chiều

Mạch xoay chiều khơng phân nhánh Mạch chỉ có R Mạch chỉ có L Mạch chỉ có C

Sản xuất truyền tải và biến đổi dòng điện xoay chiều

Sản xuất dòng xoay chiều Biến đổi dòng xoay chiều Truyền tải dòng điện xoay chiều đi

xa Máy phát điện xoay chiều 1 pha Động cơ điện xoay chiều Máy biến thế điện Khơng dùng máy biến thế có dùng máy biến thế Máy phát điện xoay chiều 3 pha

Chúng tôi đã sử dụng các phiếu điều tra, kết hợp với phỏng vấn 25 giáo viên và 380 học sinh ở một số trường trung học phổ thông; Tham gia dự một số giờ học, xem bài kiểm tra, vở ghi chép, quan sát học sinh học tập...và đã thu được một số kết quả cụ thể như sau:

2.2.1.Quá trình tự học của học sinh

Đại đa số học sinhnhận thức rằng mục đích học tập là có kiến thức để thi đỗ đại học tạo điều kiện để tìm được một việc làm sau này. Do đó, phần lớn thời gian ngoài nhà trường được học sinh dành cho việc đi học thêm. Các em có rất ít thời gian tự học.

Đối với việc tự học đa số học sinh cho rằng tự học là học thuộc bài vừa học, làm các bài tập mà thầy cô giao cho. Vở ghi bài giảng, sách giáo khoa, sách bài tập là tài liệu tự học chủ yếu của các em; rất ít học sinh khai thác thông tin trên Internet và đa số các em đều khơng sử dụng internet để tìm học những kiến thức về nội dung mới mà ở lớp chưa nghiên cứu.

Về kiến thức thu được từ việc tự học thì các em cho rằng nó tương đương với kiến thức thu được trên lớp và ảnh hưởng đến 50% kết quả học tập.

Về phương pháp tự học của học sinh: Đa số học sinh cho rằng cách tự học tốt nhất là vừa đọc vừa viết, giải các bài tập tương ứng. Đọc sách cũng là một cách tự học mà các em lựa chọn. Hình thức tự học được nhiều học sinh lựa chọn nhất là học theo nhóm từ 2 đến 3 bạn. Nhiều học sinh cho rằng thầy cô chưa chú trọng hướng dẫn các em phương pháp tự học cũng như giới thiệu tài liệu tham khảo.. dẫn đến học sinh khơng có phương pháp tự học hiệu quả nên rất lúng túng khi tự học.

Về cách kiểm tra đánh giá hiện nay, nhiều học sinh cho rằng chưa khuyến khích thúc đẩy được hoạt động tự học do đó thời gian cho hoạt động này bị chiếm hết bởi thời gian đi học thêm.

Bên cạnh đó, vẫn cịn nhiều học sinh chưa nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của tự học, chưa có quan niệm đúng đắn về trách nhiệm của bản thân mình với gia đình và xã hội nên cịn dành khơng nhiều thời gian và sức lực dành cho việc tự học.

2.2.2. Việc tổ chức quá trình tự học cho học sinh của giáo viên

Về phương pháp dạy học, chủ yếu vẫn là thầy giảng trò nghe và ghi chép. Trong mỗi giờ học giáo viên cố gắng truyền đạt hết lượng kiến thức đã được quy

định trong chương trình. Giảng giải cho học sinh hiểu rõ những kiến thức trọng tâm để họ có thể vận dụng làm các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập. Các phương pháp dạy học hiện đại cũng được giáo viên áp dụng nhưng chưa nhiều. Do đó, chưa phát huy hết tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học.

Về phương tiện dạy học, đa số giáo viên cho rằng chưa đáp ứng được yêu cầu của bộ mơn. Vì vậy các thí nghiệm Vật lí được tiến hành trên lớp chủ yếu là các thí nghiệm biểu diễn, do giáo viên thực hiện. Đa số học sinh chỉ tiến hành thí nghiệm trong các giờ thực hành. Điều đó làm hiệu quả của dạy học bị giảm rất nhiều, đặc biệt không phát huy được năng lực thực hành của học sinh.

Việc kiểm tra đánh giá rất ít được giáo viên thực hiện cuối mỗi giờ học. Kiểm tra đánh giá vẫn là đánh giá kết quả cuối cùng kiểm tra bài cũ hay kiểm tra định kì theo phân phối chương trình đã được soạn sẵn, chưa chú ý đánh giá quá trình. Đa số học sinh khơng được tham gia đánh giá kết quả của mình cũng như của bạn mà GV là người làm công việc này.

Phần lớn giáo viên cho rằng: tự học ở nhà là hoạt động bắt buộc và chủ yếu là của học sinh, nhằm mục đích khắc sâu kiến thức bài học trên lớp và rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Các câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa là những yêu cầu tối thiểu mà học sinh phải thực hiện. Có 75,4% giáo viênđược hỏi cho rằng việc tự học của học sinh là đọc sách giáo khoa cả bài cũ và bài mới. Có 41,3% thầy cơ quan niệm tự học là học thuộc bài cũ và vận dụng giải các bài tập liên quan. Và 37,6% cho rằng tự học là đọc tài liệu tham khảo, khai thác thông tin từ internet. Do vậy việc tự học của học sinh là học thuộc bài vừa học, làm đủ bài tập được giao, đọc trước bài mới và đọc thêm các tài liệu sách báo liên quan, khai thác thông tin trên Internet.

Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho học sinh chủ yếu là: hướng dẫn học sinh tự tóm tắt kiến thức, cách giải bài tập, tự nghiên cứu, thông báo kế hoạch bài học, dạy học theo nhóm.

2.3. Xây dựng bài giảng điện tử phần “dòng điện xoay chiều”

2.3.1.Ý tưởng sư phạm của việc xây dựng bài giảng điện tử phần “dòng

điện xoay chiều”

Vận dụng lí luận phương pháp dạy học tích cực với đặc trưng là dạy và học thơng qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, dạy và học hướng tới quá trình tự học, tăng cường hoạt động nghiên cứu chủ động của cá nhân học sinh, phối

hợp với học tập hợp tác, kết hợp sự đánh giá của giáo viên với sự tự đánh giá của học sinh. Trong điều kiện phát triển của mạng máy tính như hiện nay, giáo viên có thể sử dụng máy tính kết nối mạng internet như một công cụ giảng dạy, tổ chức các hoạt động học tập của học sinh theo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng bằng việc xây dựng những bài giảng điện tử để tăng cường năng lực tự học của học sinh. Khi tận dụng được ưu điểm của công nghệ thông tin, giáo viên có thể khai thác hiệu quả máy tính để trợ giúp việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh khi nghiên cứu các nội dung cần phải có mơ hình trực quan, có sự mơ phỏng những hiện tượng khó tiến hành trong thực tế, có sự tái hiện lặp lại nhiều lần và khó quan sát trong những thí nghiệm thật hoặc khơng thể tiến hành được do các yếu tố kĩ thuật, trang thiết bị.

Việc xây dựng bài giảng điện tử dựa trên các nguyên tắc của q trình dạy học, đảm bảo tính sư phạm; bài giảng được chương trình hóa nhằm theo dõi kiểm sốt và đánh giá q trình học tập của học sinh. Thông qua dạy và học bằng bài giảng điện tử, học sinh có thể tự chiếm lĩnh được tri thức; được giúp đỡ từ phía giáo viên và các đối tượng khác khi gặp khó khăn.

Thiết kế, xây dựng bài giảng điện tử dựa trên một số cơ sở sau:

-Nhu cầu học tập, vốn kiến thức, kinh nghiệm sẵn có, trình độ tư duy của học sinh. -Nội dung kiến thức cần xây dựng.

-Mục đích sư phạm cần đạt của quá trình dạy học. -Kiến thức về máy tính của học sinh và của giáo viên.

-Thực trạng trang thiết bị, máy tính, mạng máy tính ở trường phổ thơng. Ngồi mục đích giảng dạy nội dung mơn học, việc xây dựng những bài giảng điện tử online còn tạo ra một kênh thông tin giúp học sinh sử dụng máy tính và internet vào những hoạt động học tập bổ ích, hạn chế việc sử dụng máy tính vào những việc giải trí khơng lành mạnh, ngồi luồng ảnh hưởng xấu đến việc phát triển nhân cách của học sinh.

Với những phân tích trên đây, chúng tơi nhận thấy có thể xây dựng bài giảng điện tử phát triển trên mơi trường mạng internet, nhằm hỗ trợ q trình tự học của học sinh. Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tơi chọn phần Dịng điện xoay chiều trong chương trình Vật lí 12 THPT để triển khai ý tưởng, từ đó phân tích đánh giá, xây dựng chiến lược áp dụng,phát triển cho các nội dung khác trong tương lai.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần dòng điện xoay chiều chương trình vật lý 12 trung học phổ thông nhằm hỗ trợ quá trình tự học của học sinh. (Trang 47 - 51)