CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm.
Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết
khoa học mà đề tài đã nêu, khẳng định tính khả thi của việc sử dụng bài giảng điện
tử phần “Dòng điện xoay chiều” chương trình Vật lí 12 THPT bao gồm:
-Nghiên cứu khả năng học sinh sử dụng bài giảng điện tử “Dòng điện xoay
chiều” để tự học, tự trang bị cho mình kiến thức, tri thức về nội dung “Dòng điện
xoay chiều” theo chương trình vật lí phổ thơng hiện hành.
-Khảo sát việc sử dụng bài giảng điện tử, bước đầu đánh giá tính hiệu quả
của việc sử dụng bài giảng điện tử trong việc nâng cao tính tích cực, chủ động của
học sinh trong q trình học tập.
Từ đó khẳng định luận điểm: Áp dụng các lý luận dạy học hiện đại, sử
dụng các phần mềm tiện ích xây dựng bài giảng điện tử có tính khoa học, đảm
bảo các yêu cầu sư phạm thì sẽ hỗ trợ tích cực cho q trình tự học của học
sinh phần “Dòng điện xoay chiều”, nâng cao chất lượng việc dạy học vật lí ở trường phổ thơng.
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm.
Trong quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tơi đã thực hiện các nhiệm vụ sau:
Chọn nhóm học sinh tham gia thực nghiệm, giao nhiệm vụ cho học sinh lập
kế hoạch tự nghiên cứu và tiến hành tự nghiên cứu nội dung phần “Dòng điện xoay chiều” bằng cách sử dụng bài giảng điện tử trên website: dongdienxoay chieu.habacthanhha.edu.vn
Theo dõi quá trình học sinh sử dụng bài giảng điện tử bằng cách phân tích
thơng tin thu thập được từ cơ sở dữ liệu của hệ thống. Đồng thời tham gia trả lời câu hỏi của học sinh trên chức năng thảo luận của hệ thống để trợ giúp học sinh trong
quá trình học sinh tự học.
Kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh sau quá trình tự nghiên cứu các nội dung của cả phần “Dòng điện xoay chiều”. Từ kết quả đó, đánh giá
điểm trung bình của học sinh khi làm bài kiểm tra kết thúc nội dung nghiên cứu bài giảng điện tử; đánh giá độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt của bài kiểm tra theo lý thuyết trắc nghiệm. Cụ thể là:
- Lập bảng thống kê điểm số.
- Vẽ đường cong tần suất tích lũy và đường phân bố tần suất.
- Tính các thơng số thống kê kết quả kiểm tra của học sinh. Các thơng số đó bao gồm: ·Điểm trung bình cộng: = = å 1 1 n i i i X X f N
Với: Xilà điểm thứ i của bài trắc nghiệm. Xi là điểm thô, xác định theo hệ điểm nhị phân của các câu trắc nghiệm (câu đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm).
filà tần số học sinh có cùng điểm số Xi, N là số học sinh tham gia làm bài trắc nghiệm.
·Phương sai: 2 2 1 1 n i i T i X X N s f = = å -
Trong đó: XTlà số trung vị trong bảng phân bố giá trị điểm số
·Độ lệch chuẩn: s= 2 s
Phương sai s2và độ lệch chuẩn s là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng. s càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.
- Tính các thông số thống kê đánh giá bài trắc nghiệm, đảm bảo độ tin cậy của bài trắc nghiệm. Các thơng số đó bao gồm: độ tin cậy, độ khó và độ phân biệt của bài trắc nghiệm. Trong đó:
·Độ tin cậy được tính theo cơng thức Kuder – Richardson: - = - ( ) 1 2 . X k X r k s
Với: X là điểm số thô trung bình của bài trắc nghiệm
·Độ khó trung bình P (hoặc FV) xác định bằng: 1 100 . N i i f P k N = = å (tính theo %) Đề có độ khó P từ 70 % đến 100% được đánh giá là đề dễ, 30% đến 70% là đề trung bình, dưới 30% là đề khó.
·Độ phân biệt trung bình D xác định bằng: _Kh _Y 1 Kh Y .100 k i i i f f N N D k = - + = å
Với: fi_Khlà số học sinh Khá làm đúng câu hỏi thứ i;
_Y
i
f là số học sinh Yếu làm đúng câu hỏi thứ i;
Kh Y
N +N là tổng số học sinh Khá và học sinh Yếu.
Kết quả phép đo mà độ phân biệt lớn hơn 10% là đề có độ phân biệt tốt, chấp nhận được.
Kết quả thu được sử dụng để đánh giá hiệu quả, phân tích ưu điểm, hạn chế của bài giảng làm cơ sở để có những sửa đổi bổ sung hoàn thiện bài giảng.