Đối tượng và phương thức thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần dòng điện xoay chiều chương trình vật lý 12 trung học phổ thông nhằm hỗ trợ quá trình tự học của học sinh. (Trang 66 - 67)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Đối tượng và phương thức thực nghiệm sư phạm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm với nhóm 40 học sinh tình nguyện thuộc lớp 12A, 12B, 12C trường THPT Hà Bắc (Thanh Hà, Hải Dương). Đa số các em học sinh tình nguyện tham gia đều có máy tính nối mạng internet tại gia đình, một số ít học sinh tình nguyện tham gia khơng có máy tính nối mạng internet được trường THPT Hà Bắc tạo điều kiện để các em đến trường sử dụng máy tính và mạng internet của trường.

Để việc thực nghiệm phát huy khả năng tự học của học sinh, ít bị ảnh hưởng bởi các hình thức học tập khác, chúng tơi đã bố trí thực nghiệm vào hè năm học 2012 – 2013 (bắt đầu từ đầu tháng 6 năm 2013 đến hết tháng 7 năm 2013). Không những thế, chúng tơi cịn giảng dạy cho các em nội dung “Dao động cơ” trong chương trình vật lí 12 THPT trước khi tiến hành thực nghiệm để đảm bảo tiến trình học tập của các em theo logic của sách giáo khoa hiện hành.

3.2.2. Phương thức thực nghiệm sư phạm

Do bài giảng hướng tới quá trình tự học của học sinh một cách tối đa nên chúng tôi chỉ tiến hành trên một nhóm học sinh mà khơng có nhóm đối chứng. Theo phân tích của chúng tơi, khi tiến hành đối chứng thì các điều kiện phải mang tính tương đương. Thực tế rất khó để có thể tạo điều kiện tương đương cho quá trình thực nghiệm vì đối tượng học sinh và trường THPT mà chúng tơi có thể lựa chọn chưa từng áp dụng một hệ thống bài giảng điện tử tương tự nào, chưa từng có hệ

thống nào hồn tồn dựa vào sự tự học để học sinh có thể tự lập kế hoạch, tự nghiên cứu nội dung và đánh giá kết quả tự học tập.

Phương thức thực nghiệm của chúng tôi chủ yếu là quan sát q trình học sinh tự học thơng qua theo dõi, phân tích cơ sở dữ liệu của hệ thống bài giảng. Kết hợp với việc khảo sát thông qua phiếu điều tra để thu thập thông tin phản hồi của học sinh khi tham gia sử dụng hệ thống, thu thập ý kiến góp ý và ý kiến đánh giá định tính tính năng sử dụng của hệ thống của các giáo viên khi tiếp xúc với hệ thống.

Cuối đợt thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành kiểm tra kiến thức học sinh bằng bài kiểm tra 30 phút, từ đó sơ bộ đánh giá kết quả học tập của học sinh khi áp dụng nội dung đề tài nghiên cứu này. Từ kết quả khảo sát chúng tơi phân tích tính khả thi của đề tài để định hướng nghiên cứu lâu dài và mở rộng phạm vi thực hiện.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần dòng điện xoay chiều chương trình vật lý 12 trung học phổ thông nhằm hỗ trợ quá trình tự học của học sinh. (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)