Kết quả định lượng quá trình thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần dòng điện xoay chiều chương trình vật lý 12 trung học phổ thông nhằm hỗ trợ quá trình tự học của học sinh. (Trang 68 - 105)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3.3.2. Kết quả định lượng quá trình thực nghiệm sư phạm

Để có căn cứ đánh giá, sau khi các học sinh hoàn thành nghiên cứu các nội dung của bài giảng, chúng tôi tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan với 20 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 30 phút. Nội dung kiểm tra bao gồm các kiến thức đã được xây dựng từ các bài trong phần “Dòng điện xoay chiều”. Việc đánh giá điểm bài kiểm tra này cũng giúp chúng tôi một lần nữa thẩm định lại những khó khăn, sai lầm thường mắc phải củahọc sinh mà chúng tơi đã tìm hiểu trước đó, đồng thời qua đó làm căn cứ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, tư duy vật lý và tính sáng tạo của học sinh. Quan trọng hơn là đánh giá tính khả thi của đề tài. (Đề và đáp án bài kiểm tra được trình bày ở phụ lục).

Kết quả điểm bài kiểm tra và tần số xuất hiện kết quả được thống kê ở bảng 3.1. Kết quả xử lí được thể hiện ở bảng 3.2, 3.3, 3.4, 3.5 và đồ thị 3.1, đồ thị 3.2

Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số

Giá trị điểm thô 3 4 6 7 8 9 10 11 13 14 15 16 18

Tần số 1 1 1 2 3 4 5 5 6 5 4 2 1 Bảng 3.2. Xử lí kết quả Stt Xi fi ( Xi-XT) fi( Xi-XT)2 fi( Xi-XT) 1 18 1 8 64 18 2 16 2 6 72 32 3 15 4 5 100 60 4 14 5 4 80 70 5 13 6 3 54 78 6 11 5 1 5 55 7 10 5 0 0 50 8 9 4 -1 4 36 9 8 3 -2 12 24 10 7 2 -3 18 14 11 6 1 -4 16 6 12 4 1 -6 36 4 13 3 1 -7 49 3 Tổng: 134 40 510 450

Bảng 3.3. Các tham số đặc trưng

Tham sô X s2 s r

Giá trị 11,25 12,75 3,57 0,61

Qua bảng 3.1, 3.2, 3.3 chúng ta có thể phân tích kết quả:

Điểm thơ trung bình của bài kiểm tra là 11,25 (quy về điểm dạng thập phân thường dùng thì tương đương với giá trị: 5,6) với phương sai là 12,57; độ lệch chuẩn là 3,57. Theo quy ước, kết quả đo có độ lệch chuẩn dưới 5% là chấp nhận được thì phép đo này có độ lệch chuẩn 3,57% là một phép đo cho kết quả có thể chấp nhận được.

Nếu theo thang xếp loại học lực của học sinh, từ 5,0 đến dưới 6,5 được xếp vào loại trung bình thì với kết quả điểm 5,6 nhóm học sinh tham gia thực nghiệm được đánh giá chungxếp vào nhóm học sinh trung bình. Kết quả này không cao, tuy nhiên với việc học sinh tự học đạt được kết quả này chứng tỏ hệ thống bài giảng điện tử đã có thể hỗ trợ được quá trình tự học của học sinh.

Độ tin cậy theo công thức Kuder – Richardson: = - - = 0, 61 ( ) 1 2 . X k X r k s

Theo lí thuyết trắc nghiệm, bài trắc nghiệm có độ tin cậy trong khoảng 0,6 đến 0,8 là bài trắc nghiệm có thể xem là đáng tin cậy. Bài trắc nghiệm này có độ tin cậy 0,61 khẳng định bài trắc nghiệm để đánh giá kết quả của học sinh sau khi kết thúc quá trình tự nghiên cứu bài giảng điện tử này là đáng tin cậy.Kết quả của phép đo có thể được sử dụng để phân tích, đánh giá cho hoạt động thực tiễn.

Độ khó trung bình: 1 .100 56 (%) . = =åN i = i f P k N

Bài trắc nghiệm có độ khó lớn hơn 70% là bài trắc nghiệm dễ, nhỏ hơn 30% là bài trắc nghiệm khó. Lí thuyết khuyên nên dùng các bài trắc nghiệm có độ khó từ 25% đến 75%. Với độ khó trung bình là 56% thuộc vùng từ 30%đến 70%, bài trắc nghiệm mà chúng tơi đã sử dụng có độ khó trung bình. Bài trắc nghiệm có độ khó trung bình sử dụng cho nhóm học sinh có điểm bình qn trung bình là bài trắc nghiệmphù hợp với đối tượng học sinh.

Độ phân biệt trung bình: _Kh _Y 1 Kh Y .100 19, 4 = - + =åk i i = i f f N N D k

Một trong những thông số cần được sử dụng để đánh giá kết quả thực nghiệm là độ phân biệt của bài trắc nghiệm. Độ phân biệt cho biết bài trắc nghiệm có phân biệt được các học sinh trong nhóm khá và nhóm yếu hay khơng. Bài trắc nghiệm có độ phân biệt nhỏ hơn hoặc bằng không là bài trắc nghiệm không phân biệt được các đối tượng học sinh khá và học sinh yếu. Bài trắc nghiệm có độ phân biệt càng lớn thì càng hiệu quả trong việc phân loại các nhóm học sinh. Theo lí thuyết, bài trắc nghiệm có độ khó từ 25% đến 75% thì độ phân biệt là 10% là chấp nhận được. Bài trắc nghiệm trong thực nghiệm này có độ khó 56%, độ phân biệt là 19,4% là bài trắc nghiệm có độ phân biệt nhóm học sinh cao, đáp ứng được đòi hỏi của thực nghiệm.

Bảng 3.4. Bảng tần suất và tần suất tích lũy quy về điểm thập phân

Điểm Kết quả Xi Tần số fiN Tần suất w(i)%=fi/N Tần suất tích lũy N(£)% 1,5 1 2,5 2,5 2 1 2,5 5 3 1 2,5 7,5 3,5 2 5 13 4 3 7,5 20 4,5 4 10 30 5 5 12,5 43 5,5 5 12,5 55 6,5 6 15 70 7 5 12,5 83 7,5 4 10 93 8 2 5 98 9 1 2,5 100 å 40 100

Hình 3.1. Đồ thị phân bố tần suất

Điểm

Với đồ thì phân bố tần suất ta thấy phân bố tần suất có tính hội tụ, tồn tại một điểm hội tụ của kết quả kiểm tra (điểm hội tụ của kết quảlà 6,5). Các điểm số lân cận có tần suất hội tụ về giá trị này. Phổ điểm trải từ 1,5 đế 9 điểm và giá trị hội tụ gần với giá trị điểm trung bình (điểm trung bình 5,6). Qua đó ta lần nữa khẳng định phép đo trong thực nghiệm phân biệt được học sinh và đáng tin cậy

Hình 3.2.Đồ thị phân bố tần suất tích lũy

Điểm

Qua đồ thị tần suất tích lũy ta thấy, đa số học sinh đạt điểm trên trung bình (60% trên trung bình), số học sinh có kết quả khá giỏi chiếm gần 1/3 số học sinh tham gia thực nghiệm (30% trên đạt điểm 6,5 trở lên). Qua đó có thể kết luận: học sinh sau khi nghiên cứu các bài học của hệ thống có thể lĩnh hội được kiến thức, tri thức mới; bài giảng điện tử mà chúng tôi xây dựng và triển khai có thể áp dụng được để hỗ trợ việc tự học của học sinh.

Kết luận chương 3

Qua q trình thực tế, chúng tơi đã hoàn thành kế hoạch thực nghiệm. Tổ chức được việc đưa bài giảng điện tử phần “Dịng điện xoay chiều” trong chương trình Vật lí 12 trung học phổ thơng vào thử nghiệm, kiểm nghiệm tính năng và thu được kết quả khả quan.

Bài giảng điện tử đáp ứng được mục tiêu đề tài đề ra là xây dựng bài giảng điện tử hướng tới quá trình tự học của học sinh. Học sinh có thể tự học, tự trang bị kiến thức, tri thức, kĩ năng mới cho bản thân bằng cách sử dụng hệ thống mà chúng tôi xây dựng. Tuy kết quả thực nhiệm cịn hạn chế là điểm trung bình của học sinh khi kết thúc quá trình nghiên cứu chưa cao nhưng kết quả này đã vượt qua được yêu cầu đặt ra cho hệ thống khi đưa vào sử dụng. Kết quả này thật đáng khích lệ cho q trình áp dụng công nghệ thông tin vào việc hiện đại hóa q trình giảng dạy, hướng q trình dạy học tới quá trình tự học của học sinh. Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

Căn cứ vào kết quả thực nghiệm này, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, cải tiến hệ thống để bài giảng điện tử này phát huy nhiều hơn nữa tính năng, tác dụng trong q trình dạy học sau này, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả thu được của luận văn, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã giải quyết được một số vấn đề lí luận và thực tiễn sau :

- Phân tích làm rõ được cơ sở lí luận của q trình dạy học, phương pháp dạy học tích cực. Hệ thống hố cơ sở lí luận về việc xây dựng bài giảng điện tử trợ giúp q trình tự học nhằm phát huy tính tích cực chủ động, năng lực sáng tạo của học sinh.

-Trên cơ sở lí luận, chúng tơi đã xây dựng và cài đặt hệ thống bài giảng điện tử phần “Dòng điện xoay chiều” chương trình vật lí 12 trung học phổ thông lên mạng internet để hỗ trợ quá trình tự học của học sinh.

- Quá trình thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ được tính khả thi của các bài giảng và hệ thống mà chúng tôi đã thiết kế, xây dựng. Kết quả thu được sau thực nghiệm cho thấy hệ thống mà chúng tơi xây dựng có thể hỗ trợ được quá trình tự học của học sinh, hoàn thành được nhiệm vụ ban đầu đề tài đặt ra.

* Hướng phát triển của đề tài

Do điều kiện thời gian hạn chế, chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm sư phạm với nội dung kiến thức thuộc một phần nhỏ trong chương trình vật lí và với số lượng học sinh chưa nhiềunên các kết quả nghiên cứu chỉ là kết quả ban đầu, mang tính thử nghiệm.

Chúng tơi sẽ tiến hành thử nghiệm trên diện rộng hơn để hoàn thiện tài liệu. Những kết quả thu được từ đề tài này tạo điều kiện cho chúng tôi mở rộng nghiên cứu và xây dựng hệ thống các bài giảng điện tử hỗ trợ quá trình tự học trong dạy học các phần kháccủa chương trình Vật lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học Vật lí phổ thơng.

2. Khuyến nghị

Qua q trình nghiên cứu đề tài, chúng tơi có một số đề xuất như sau:

- Cần khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực trong đó chú trọng việc hướng dẫn học sinh khai thác mạng internet để tự học; chú trọng việc sử dụng mạng internet như một công cụ để đưa bài giảng đến với học sinh, giúp các em chủ động tìm tịi, sáng tạo trong quá trình

tìm kiếm lĩnh hội tri thức mới. Tạo kênh thông tin bổ ích online giúp các em học sinh khai thác được tác dụng của mạng internet, tránh xa các hạn chế mà mạng internet đang trực tiếp ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách của các em.

-Các nhà trường cần được tăng cường trang bị các thiết bị dạy học hiện đại để phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các phương pháp dạy học hiện đại. Tăng cường, củng cố hệ thống thư viện điện tử, có quy chế để học sinh có thể sử dụng máy tính và mạng internet tại trường phục vụ cho quá trình tự học, khai thác triệt để thế mạnh của internet phục vụ cho quá trình dạy học, nhất là trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay.

- Đổi mới cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong đó có phần đánh giá năng lực tự học để có thể phát huy khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tơn Tích Ái(2005),Phần mềm tốn cho kĩ sư. NXB ĐHQG Hà Nội. 2. Lương Dun Bình(2011), Sách giáo khoa Vật lí 12. NXB Giáo dục. 3. Nguyễn Ngọc Bảo(1995), Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh

trong quá trình dạy học.Vụ Giáo viên, Hà Nội.

4. Phạm Đình Cương(2003),Thí nghiệm Vật lí ở trường THP. NXB Giáo dục. 5. Tôn Quang Cường(2009), Tài liệu tập huấn dành cho giáo viên các

trường THPT chuyên. Tài liệu tập huấn ĐH Giáo dục ĐHQG.

6. Tôn Quang Cường(2009), Tập bài giảng sử dụng phương tiện công nghệ

trong dạy học Đại học. Đại học Giáo Dục-ĐHQGHN.

7. Vũ Cao Đàm(1998), Phương pháp luận nghiên cứu Khoa học. Nhà xuất bản Khoa học & Kĩ thuật, Hà Nội.

8. Phó Đức Hoan(1993), Phương pháp giảng dạy Vật lý ở trường phổ thông

trung học. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

9. Phạm Khắc Hùng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Vật

Lý, NXB trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

10.Nguyễn Kỳ(1995), Phương pháp dạy học tích cực. NXB Giáo dục, Hà Nội. 11.Trần Chí Minh. Thí nghiệm Vật Lý với sự trợ giúp của máy tính điện tử.

NXB trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

12.Ngô Diệu Nga(2005). Bài giảng chuyên đề phương pháp nghiên cứu khoa

học dạy học vật lý.

13.PGS.TS. Lê Đức Ngọc(2005), Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Hà Nội. 14.Phạm Xuân Quế. Sử dụng máy tính hỗ trợ việc xây dựng mơ hình trong

dạy học vật lý. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục. Số 4/2000.

15.Nguyễn Bảo Hoàng Thanh. Bài giảng: Phân tích chương trình Vật Lý ở trường Trung học. Đại Học Sư phạm-Đại Học Đà Nẵng.

16.Nguyễn Xuân Thành. Tổ chức hoạt động nhận thức tự chủ, sáng tạo

trong dạy học khái niệm gia tốc với sự hỗ trợ của phần mềm phân tích video.Tạp chí khoa học sư phạm số 6/2002.

17.Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng(1999),Tổ chức hoạt động nhận

thức cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông. NXB ĐHQG Hà Nội.

18.Nguyễn Đức Thâm(1996). Đề cương bài giảng: Phân tích chương trình Vật lý ở trường phổ thông trung học. Hà Nội.

19.Đinh Thị Kim Thoa(2008), Bài giảng Tâm lí học dạy học.Hà Nội.

20.Đỗ Hương Trà(2008), Bài giảng chuyên đề: Phương pháp dạy học Vật lý. Hà Nội.

21.Trần Bá Trình, Trần Thị Thùy (2010). Xây dựng phim dạy học và bài giảng điện tử về các dạng chuyển động cơ học trong chương trình vật lí 10

THPT. Tạp chí Thiết bị Giáo dục , số 61/2010. 22.Nguồn tư liệu trên internet. Các website : - Http://www.diendankienthuc.net - Http://www.ephysicsvn.com - Http://www.giaovien.net - Http://www.izwebz.com - Http://thanhtra.nguyen.free.fr - Http://www.thuvienvatly.com - Http://www.vnschool.net - Http://www.vatlisupham.com - Https://www.vatlyvietnam.org - Http://www.vi.wikipedia.org

Phụ lục 1- Bài kiểm tra đánh giá kết quả kết thúc nội dung (dùng trong thực

nghiệm sư phạm)

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra)

Mơn: Vậtlí lớp 12 THPT

(Thời gian: 30 phút, 20 câu trắc nghiệm) Phạm vi kiểm tra: Dịng điện xoay chiều

Nhận biết (Cấp độ1) Thơng hiểu (Cấp độ2) Vận dụng (Cấp độ3) Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều

-Viết được biểu thức của cường độ dòng điện và điện áp tức thời.

-Viết được cơng thức tính giá trị hiệu dụng của cường độ dịng điện, của điện áp

-Giải thích được các đại lượng trong biểu thức định nghĩa của cường độ dịng điện và điện áp xoay chiều.

-Giải thích được ý nghĩa của giá trị hiệu dụng của cường độ và điện áp. [2 câu] Bài 13, 14 Các mạch điện xoay chiều. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp

-Viết được các cơng thức tính cảm kháng, dung kháng của đoạn mạch chỉ có R, L, C và nêu được đơn vị đo các đại lượng này. -Viết được cơng thức tính tổng trở của mạch RLC nối tiếp.

-Vẽ giản đồ Fre-nen

-Giải thích được các đại lượng trong cơng thức tính cảm kháng, dung kháng và tổng trở trong đoạn mạch có R, L, C và RLC mắc nối tiếp và, đơn vị đo các đại lượng này.

-Giải thích được cơ sở của giản đồ Fre-nen cho đoạn mạch RLC.

-Giải thích được các đại

-Từ giản đồ Fre- nen cho các trường hợp chỉ có R, L, C tổng hợp được giản đồ cho mạch R, L, C nối tiếp hoặc mạch bất kì (chứa 1, 2, 3 thành phần) - Biết cách tính các đại lượng trong công thức

cho đoạn mạch RLC nối tiếp.

-Viết được các hệ thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch RLC nối tiếp và cơng thức tính độ lệch pha giưa u và i. -Nêu được những đặc điểm của đoạn mạch RLC nối tiếp khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện.

[3 câu]

lượng trong công thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch RLC nối tiếp và cơng thức tính độ lệch pha giưa u và i. Giải thích các điều kiện u lệch pha i.

-Giải thích được những

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần dòng điện xoay chiều chương trình vật lý 12 trung học phổ thông nhằm hỗ trợ quá trình tự học của học sinh. (Trang 68 - 105)