Chương “Dòng điện xoay chiều” là chương III trong sách giáo khoa lớp 12. Học sinh học nội dung này sau khi đã học chương I –Dao động cơ, chương II – Sóng cơ. Sau khi đã được trang bị những kiến thức về một số đại lượng biến thiên điều hòa trong cơ học, học sinh sẽ sử dụng những kiến thức về những đại lượng biến thiên điều hòa để nghiên cứu dòng điện và điện áp biến thiên điều hòa (dòng điện xoay chiều, điện áp xoay chiều). Từ những kiến thức lí thuyết về quy luật của dòng điện và điện áp xoay chiều, học sinh sẽ tiếp cận với những ứng dụng thực tế của dòng điện xoay chiều trong máy phát điện xoay chiều, máy biến áp, động cơ điện xoay chiều.
Quy luật về dòng điện học sinh cũng đã được trang bị một số khái niệm cơ bản ở lớp 9 THCS, lớp 11 THPT. Tuy nhiên, ở lớp 9 và lớp 11 học sinh mới chỉ biết đến những quy luật của dòng điện khơng đổi – dịng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian –mà chưa được tiếp cận đến dịng điện có chiều và cường độ thay đổi theo thời gian. Ở lớp 9 THCS học sinh cũng đã biết về dòng điện xoay chiều, về một số thiết bị điện xoay chiều nhưng mới ở mức độ đơn giản, kiến thức định tính rút ra từ kết quả thực nghiệm mà chưa biết đến kiến thức định lượng và cơ sở lí thuyết. Trong chương này học sinh sẽ được học về dòng điện xoay chiều và một số thiết bị điện xoay chiều một cách có hệ thống và sâu sắc hơn, dựa trên phương diện bản chất của hiện tượng.
2.1.2.Tiến trình hình thành kiến khái niệm “dòng điện xoay chiều” theo
sách giáo khoa
Sơ đồ 2.1. Trình tự hình thành kiến thức phần “Dòng điện xoay chiều”
Trong các kiến thức trên về dòng điện xoay chiều, các kiến thức tuy độc lập với nhau nhưng có liên quan biện chứng vớinhau, kiến thức trước là nền tảng, là cơ sở cho các kiến thức sau, kiến thức sau là hệ quả, là ứng dụng của các kiến thức trước.