1.2.2 .Các nhiệm vụ dạy học Vật lí ở trường phổ thông
1.3. Bài giảng điện tử trong dạy học vật lí
1.3.4. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
Trước khi có ý tưởng thiết kế một bài giảng điện tử cần chú ý một số điểm quan trọng sau: lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp, khơng phải chủ đề dạy học nào
cũng cần tới bài giảng điện tử. Chủ đề dạy học thích hợp là chủ đề có thể dùng bài giảng điện tử để hỗ trợ dạy học và tạo ra hiệu quả dạy học tốt hơn khi sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống. Cần tránh chọn những chủ đề, những tiết học mà việc thiết kế mất nhiều thời gian nhưng việc sử dụng nó trong dạy học thì hiệu quả khơng đáng kể.
Có thể chỉ ramột số trường hợp nên thiết kế bài giảng điện tử: - Khi dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng.
- Khi cần giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nào đó thơng qua việc hồn thành số lượng lớn bài tập.
- Xây dựng các phần mềm dạy học thí nghiệm ảo hỗ trợ thực hiện các thí nghiệm trong điều kiện khơng thể thực hiện thí nghiệm đó.
- Tổ chức đánh giá tự động trên máy. Lúc này, cần tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi, từ đó có thể lựa chọn ngẫu nhiên để thành lập các bộ đề khác nhau. Đặc biệt, học sinh muốn trả lời các câu hỏi phần sau bắt buộc phải trả lời đúng một lượng câu hỏi nhất định ở phần trước đó.
Các cơng đoạn chính của cơng việc thiết kế một bài giảng điện tử: -Xác định đối tượng, mục đích, mục tiêu chính của bài giảng điện tử.
-Xác định các chức năng chính của bài giảng, phạm vi kiến thức, kỹ năng cần truyền đạt, cách thức truyền tải thông tin, kiến thức.
- Thể hiện các ý tưởng đặt ra cho tiết học trên máy tính.
- Kiểm tra và thử nghiệm các chức năng đã hồn thiện. Có thể thay đổi lại nếu cần thiết.
-Cài đặt, đóng gói, sử dụng và nâng cấp
Tính hiệu quả của một bài giảng điện tử phụ thuộc vào cả hai yếu tố: ý tưởng sư phạm và ý tưởng công nghệ. Do vậy, để xây dựng được một bài giảng điện tử cần phải tích hợp một cách hài hịa giữa hai yếu tố trên. Có thể tóm tắt quy trình xây dựng bài giảng điện tử thành các bước sau:
Bước 1:Phân tích bài dạy.
Giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài qua sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để xác định được:
- Dạy nội dung nào ứng với hoạt động nào. - Trọng tâm của bài.
- Tài liệu tham khảo, xác định và thu thập những tài liệu có liên quan đến nội dung bài giảng, nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức, nâng cao hiệu quả tiết dạy và phù hợp với trình độ nhận thức học sinh.
- Soạn giáo án (kế hoạch dạy học). - Thiết bị dạy học hỗ trợ.
Bước 2:Xây dựng kịch bản sư phạmvà kịch bản công nghệ cho việc thiết kế bài giảng – thiết kế ý đồ bài giảng.
Đây là bước rất quan trọng trong việc thiết kế bài giảng điện tử, bởi vì kịch bản sư phạm có thể được ví như linh hồn của bài giảng điện tử, mang lại một cái nhìn xuyên suốt, nhất quán về tính logic của nội dung, cấu trúc các thơng tin liên quan đến bài học, tính tuần tự, hợp lí, tương thích của các phương pháp, kỹ thuật triển khai quá trình dạy học, các hình thức giao tiếp, hoạt động của người dạy, người học. Sau khi thực hiện bước 1, giáo viên phải hình dung được tồn bộ nội dung cũng như những hoạt động sư phạm trên lớp của toàn bộ tiết dạy và xác định được phần nào, nội dungnào của bài cần sự hỗ trợ của máy vi tính để tiết học đó đạt hiệu quả cao hơn. Dự kiến việc thể hiện nội dung bài giảng hoặc một phần nào đó của bài giảng các khái niệm và hệ thống khái niệm, các hiện tượng… hay các phần tiểu kết một đề mục, hệ thống hóa,khái quát hóa một nội dung… bằng ngơn ngữ và hình ảnh tiếp nối nhau theo một quy trình chặt chẽ có lơgic, phù hợp với nội dung khoa học, trình độ nhận thức của học sinh và phương pháp dạy học bộ mơn. Việc đưa các nội dung đó vào máy tính được thể hiện dưới dạng nào, một đoạn văn bản hay một bản vẽ, một biểu đồ, một đoạn video hay mô phỏng một chuyển động… Kịch bản làm sao phải kết hợp được ngôn ngữ của máy tính với hoạt động của giáo viên, học sinh trong q trình lên lớp nhằm phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Bước 3: Chọn lựa và chuẩn bị học liệu
Giáo viên lựa chọn, phân loại, sắp xếp toàn bộ học liệu liên quan đến nội dung bài giảng; phân loại các học liệu theo tiêu chí phục vụ cho nội dung cốt lõi- phải biết, nội dung cơ bản- nên biết, nội dung nên- có thể biết, tham khảo...hoặc các hoạt động chính diễn ra trong quá trình dạy học. Các tài liệu cần được chuẩn bị
trước, phân chia thành các “gói” một cách logic, khoa học để tiện sử dụng. Có thể tập hợp tài liệu thành các gói:
*Gói nội dung (Content based package) - Tài liệu giới thiệu, hướng dẫn
- Tài liệu bắt buộc, tham khảo chính - Tài liệu đọc thêm
- Tài liệu thực hành
- Tài liệu kiểm tra, đánh giá....
*Gói định dạng (Format based package) - Tài liệu văn bản ( Word, PDF...)
- Học liệu Multimedia (Audio/Video file)
- Học liệu tranh, ảnh minh họa, học liệu được số hóa (các file ảnh tĩnh/động) - Học liệu web ...
*Gói chủ thể hoạt động (Performance based package) - Nội dung giành cho người dạy
- Nội dung giành cho người học - Nội dung giành cho nhà quản lí....
Bước 4: Chọn lựa, thiết kế đa phương tiện
Lựa chọn và phối kết hợp các công cụ kỹ thuật công nghệ phù hợp để thiết kế các học liệu của bài giảng
- Các phần mềm xử lý văn bản, số liệu (MicrosoftOffice, Adobe...)
- Các phần mềm xử lý đồ họa (Flash, Corell Draw, Photoshop, Autocad, Picasa...) và xử lý Audio/Video (Herosoft, VCD Cutter, Total Converter...)
- Các phần mềm trình diễn (MS PowerPoint, Adobe Presenter, Proshow Gold...)
- Các phần mềm hỗ trợ học tập, kiểm tra đánh giá, phần mềm mô phỏng. Bước 5:Thể hiện kịch bản trên máy tính
- Xử lý, chuyển các tư liệu nội dung trên thành hệ thống dạy học trên máy vi tính. Để chuyển các tư liệu nội dung thành hệ thống trên máy tính cần dùng đến các ngơn ngữ lập trình đi kèm với nó là các cơng cụ viết mã để hiện thực hóa ý tưởng trong kịch bản thành sản phẩm cụ thể, đáp ứng các yêu cầu thiết kế.
- Nếu giáo viên cịn hạn chế trình độ tin học thì ở bước này cần sự hỗ trợ của các đồng nghiệp để bàn bạc trao đổi thống nhất việc thể hiện kịch bản trên máy vi tính, cũng có thể ở đây vừa làm vừa phải điều chỉnh kịch bản sao cho phù hợp với ngơn ngữ mà máy tính có thể thể hiện được. Vì đây là phương tiện hỗ trợ nên việc thiết kế trên máy phải đảm bảo yêu cầu phương tiện dạy học địi hỏi: tính khoa học, tính sư phạm, tính thẩm mỹ.
Bước 6:Xem xét, thể hiện thử, điều chỉnh.
- Chạy thử trên máy vi tính (chạy thử từng phần và toàn bộ các slide để điều chỉnh các sai sót về nội dung, kỹ thuật).
- Dạy thử (dạy thử toàn bộ bài trước giáo viên hoặc cả học sinh và giáo viên). Sau khi kịch bản sư phạm của bài giảng điện tử được thể hiện trên máy vi tính cần phải có sự góp ý của đồng nghiệp, kỹ sư tin học để sửa chữa, điều chỉnh bổ sung, hồn thiện. Sau đó nên đưa ra chạy thử trước học sinh và sự góp ý thêm của đồng nghiệp xem bài giảng đã phù hợp với trình độ học sinh, khối lượng kiến thức, thời gian và đặc biệt là hiệu quả bài giảng.
Sau khi có kết quả vận hành thử, tiến hành đánh giá, điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện lại bài giảng điện tử
Bước 7:Viết bản hướng dẫn Bản hướngdẫn phải nêu được:
- Kỹ thuật sử dụng (cách mở đĩa, mở bài giảng, …).
-Ý đồ sư phạm của từng phần bài giảng, từng slide được thiết kế trên máy vi tính. -Phương pháp dạy học: việc kết hợp với các phương pháp khác, phương tiện khác (nếu có).
- Phần việc của giáo viên và học sinh: sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh.