Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 46 - 49)

- Cho vay từng lần: mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực

b) Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân

Trình tự các bước tiến hành từ khi nhận hồ sơ, kiểm tra thẩm định, quyết định cho vay đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng thường được chia làm 4 giai đoạn bao gồm:

Giai đoạn 1: Quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay

CBTD và Lãnh đạo phòng NVTD (bao gồm: Lãnh đạo phịng Tín dụng doanh nghiệp/phịng Tín dụng thành viên/Phịng Giao dịch) chịu trách nhiệm thực hiện đối với khách hàng cho vay vốn mà mình được phân cơng phụ trách và trình Lãnh đạo Chi nhánh xét duyệt.

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ khách hàng

CBTD hoặc Lãnh đạo phòng NVTD phổ biến cho khách hàng các chính sách cho vay của đơn vị mình và các điều kiện vay vốn có thể đáp ứng như: lãi suất, thời hạn, điều kiện ràng buộc, hình thức đảm bảo… Và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn đầy đủ, phù hợp.

Hồ sơ vay vốn bao gồm:

- Các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp nhân của khách hàng.

- Các giấy tờ phản ánh tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng.

- Các giấy tờ phản ánh dự án/phương án vay vốn - Các giấy tờ phản ánh tài sản đảm bảo tiền vay.

Bước 2: Thẩm định cho vay

Đây là bước quan trọng trong quá trình cho vay, nếu bước thẩm định này làm tốt sẽ hạn chế được nhiều rủi ro và mang lại hiệu quả kinh tế cho Co- opBank và khách hàng. CBTD và Lãnh đạo phòng NVTD sẽ chịu trách nhiệm bước này. CBTD và Lãnh đạo phòng NVTD sẽ căn cứ vào hồ sơ mà khách hàng cung cấp và các nguồn thông tin khác sẽ thẩm tra lại các thông tin về khách hàng ở tất cả các mặt sau đây:

- Kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ tài liệu khách hàng cung cấp. - Khảo sát thực tế.

- Thông tin từ các nguồn khác liên quan đến khách hàng, dự án. - CBTD lập tờ trình thẩm định.

Trong những trường hợp các khoản vay phức tạp, có giá trị lớn Lãnh đạo phịng NVTD sẽ cùng tham gia thẩm định. Nếu thấy tờ trình thẩm định chưa thỏa đáng thì Lãnh đạo phịng NVTD giao CBTD khác tái thẩm định khoản vay.

Bước 3: Quyết định cho vay

Giám đốc hoặc người được uỷ quyền chịu trách nhiệm thực hiện bước này. - Ra quyết định cho vay: Sau khi xem xét tờ trình thẩm định cùng tồn bộ hồ sơ vay vốn do phịng NVTD trình. Giám đốc hoặc người được uỷ quyền có thể đồng ý hoặc từ chối cho vay hoặc yêu cầu tái thẩm định, bổ sung, kiểm tra lại thông tin. Nếu từ chối cho vay phải nêu rõ thông tin. Nếu khoản vay vượt quá quyết định của Giám đốc chi nhánh thì phải trình lên Hội động tín dụng cơ sở theo quy định hiện hành để xem xét thơng qua hay trình Tổng Giám đốc xin ý kiến.

Thực hiện quyết định cho vay: Tùy theo ý kiến của Giám đốc mà CBTD và Lãnh đạo phịng NVTD triển khai cho vay hay khơng cho vay hay tái thẩm định, bổ sung, kiểm tra lại thơng tin.

Giai đoạn 2: Quy trình giải ngân vốn vay

Bước 1: CBTD hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục phát tiền vay như: lập giấy nhận nợ, cung cấp các giấy tờ chứng minh về việc sử dụng vốn vay.

Bước 2: CBTD thực hiện việc kiểm tra các căn cứ phát tiền vay như kiểm tra nội dung giấy nhận nợ và các giấy tờ kèm theo tính hợp pháp, hợp lệ. Sau đó ký lên giấy nhận nợ và trình hồ sơ lên Lãnh đạo phonngf để kiểm sốt trình

Giám đốc ký duyệt xin giải ngân. Nếu Giám đốc từ chối giải ngân, ghi rõ lý do từ chối và chuyển xuống phòng NVTD. Nếu chấp thuận thì CBTD chuyển bộ hồ sơ xuống bộ phận kế toán để giải ngân, đồng thời thực hiện lưu giữ các giấy tờ liên quan trong hồ sơ vay vốn theo quy định.

Giai đoạn 3: Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay

CBTD chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai kiểm tra sử dụng vốn vay riêng phù hợp với từng khoản vay và cả với hợp đồng tín dụng sau khi phát món vay đầu tiên. Sau mỗi lần kiểm tra sử dụng vốn vay, CBTD lập thành văn bản, báo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay trình Lãnh đạo phịng NVTD. Việc kiểm tra sủ dụng vốn vay phải được tiến hành thường xuyên, theo định kỳ để giám sát khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, kịp thời phát hiện các khoản vay có dấu hiệu rủi ro nhằm có biện pháp khắc phục kịp thời.

Giai đoạn 4: Quy trình thu hồi nợ vay

Bước 1: Đôn đốc thu hồi nợ vay và nợ lãi đúng thời hạn

Tối thiểu trước 10 ngày đến hạn trả nợ, CBTD thông báo tới khách hàng về thời hạn trả nợ, số nợ khách hàng phải trả (nợ gốc và nợ lãi)… Đồng thời phải trao đổi thêm thông tin với khách hàng nhằm nắm bắt khả năng cụ thể hơn khả năng trả nợ đến hạn của khách hàng.

Bước 2: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan và có văn bản gửi đến NHHT trước ngày đến hạn đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh hạn nợ hoặc gia hạn nợ). CBTD căn cứ vào hồ sơ, tài liệu xin cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Tiến hành kiểm tra, thẩm định phương án cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng. Nếu khách hàng đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định, CBTD lập tờ trình trình Lãnh đạo phịng NVTD và Giám đốc quyết định.

Trước ngày đến hạn 10 ngày, CBTD có trách nhiệm thơng báo cho khách hàng về kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ và thời gian trả nợ.

CBTD bám sát các nguồn thu của khách hàng để thu hồi nợ vay, CBTD phối hợp cùng với bộ phận kế toán, bộ phận ngân quỹ để thực hiện thu nợ.

Đối với khoản nợ tất toán, sau khi thu nợ xong CBTD phối hợp với cán bộ kế toán cho vay kiểm tra lại hồ sơ vay vốn để bổ sung lần cuối các thông tin phù hợp với quy chế tín dụng và đưa vào kho lưu giữ.

Trường hợp khoản nợ có vấn đề thì tiếp tục theo dõi và tìm mọi biện pháp hợp lý để thu nợ, hạn chế tới mức thấp nhất chuyển nợ quá hạn.

Bước 4: Chuyển nợ quá hạn

Đến kỳ hạn trả nợ theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng khơng có khả năng trả nợ đầy đủ và không được NHHT đồng ý cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì sẽ phải chuyển tồn bộ số dư nợ còn thiếu sang nợ quá hạn và thực hiện phân loại nợ theo quy định.

Bước 5: Xử lý TSBĐ, thu hồi nợ vay

Trường hợp khoản nợ bị chuyển nợ quá hạn, nợ xấu, NHHT sẽ thực hiện các biện pháp để xử lý thu hồi nợ theo các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và theo quy định của pháp luật (như: trích tiền từ tài khoản tiền gửi, xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện, v.v…)

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 46 - 49)