Nhóm giải pháp về nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 115 - 118)

- Triển khai có hiệu quả chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đẩy mạnh hoạt động phịng chống tham nhũng Tiếp tục đẩy

3.4.1. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ

3.4.1.1 Giải pháp về quản lý rủi ro đối với hoạt động cho vay * Đối với các QTDND thành viên

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Quy chế điều hòa vốn của NHHT đối với các QTDND làm cơ sở cho việc cho vay đối với các QTDND thành viên có hiệu quả và đảm bảo an toàn cho hoạt động của bản thân NHHT và hệ thống QTDND.

- Thực hiện có hiệu quả việc kiểm tra việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ khoản vay của QTDND, tăng cường công tác giám sát đối với các QTDND, đặc biệt là công tác giám sát từ xa đối với các QTDND nhằm phát hiện sớm các QTDND trong hoạt động cịn nhiều tồn tại, sai phạm có thể dẫn đến mất an toàn trong hoạt động.

- Triển khai các hoạt động hỗ trợ các QTDND thực hiện kiểm toán nội bộ khi các QTDND yêu cầu; qua đó nâng cao chất lượng tín dụng của QTDND và cũng nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay của NHHT Chi nhánh Hưng Yên đối với các QTDND.

* Đối với khách hàng ngoài thành viên QTDND:

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh, quy định bảo đảm tiền vay, giới hạn tín dụng và thẩm quyền phán quyết giới hạn tín dụng và các văn bản khác có liên quan của NHNN và NHHT. - Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình cho vay, sử dụng vốn vay và trả nợ của QTDND và khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân. Trong đó để hạn chế rủi ro đạo đức, nâng cao chất lượng tín dụng NHHT Chi nhánh Hưng Yên phải tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm tra, kiểm toán, giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động và chấp hành pháp luật của các Phòng NVTD , cụ thể:

+ Thực hiện nghiêm túc giới hạn tăng trưởng tín dụng được giao; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật và của NHHT về cấp tín dụng, bảo đảm tiền vay, các quy định an toàn trong hoạt động cấp tín dụng; khơng che dấu nợ xấu, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh.

+ Nâng cao chất lượng thẩm định để giảm chi phí dự phịng rủi ro, thực hiện tiết kiệm triệt để giảm chi phí quản lý; đồng thời kiểm sốt, hạn chế rủi ro tập trung tín dụng, nhất là cho vay đối với những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, đầu tư phát triển hạ tầng.

+ Nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ, đảm bảo tính tuân thủ trong hoạt động cho vay. Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình cho vay, sử dụng vốn vay và trả nợ của của các QTDND và khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân.

+ Nghiêm túc tuân thủ việc xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện tốt hơn hoạt động phân tích, cảnh bảo sớm rủi ro đối với hoạt động cho vay của NHHT Chi nhánh Hưng Yên đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.

+ Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, tín dụng của NHHT; Nâng cao trình độ quản lý, năng lực giám sát rủi ro và ý thức trách nhiệm cá nhân trong công tác thẩm định cho vay.

+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát rủi ro đối với hoạt động cho vay.

+ Cần tăng cuờng công tác kiểm tra nội bộ, độc lập. Hoạt động kiểm tra cho vay nội bộ độc lập cần phải thực hiện định kỳ và đột xuất để phát hiện các sai sót và cảnh báo các dấu hiệu vi phạm, rủi ro. Việc kiểm tra có thể tiến hành thơng qua biện pháp kiểm tra chéo giữa Chi nhánh đối với Phòng giao dịch hoặc ngược lại để giảm bớt sức ép nhân sự cho công tác kiểm tra nội bộ.

3.4.1.2. Giải pháp về xử lý nợ xấu và nợ khó đòi

Trong thời gian tới, NHHT Chi nhánh Hưng Yên cần tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp thu hồi các khoản nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/NQ14 của Quốc hội về thí điểm nợ xấu của các TCTD, cụ thể:

- Một là, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu từ

NHHT và Chi nhánh. Xây dựng phương án xử lý, thu hồi nợ xấu và cơ cấu nợ đến năm 2025 và các năm tiếp theo đối với các Phịng có tỷ lệ nợ xấu cao.

- Hai là, triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của

phân tích dư nợ có tiềm ẩn rủi ro để có các giải pháp cụ thể xử lý cơ cấu nợ, giảm thấp nợ xấu, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu năm 2025 đảm bảo dưới 1,0%/tổng dư nợ cho vay.

- Ba là, tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu như đôn đốc thu hồi nợ; bán, xử lý nợ, tài sản bảo đảm; khởi kiện khách hàng vay; sử dụng dự phòng rủi ro; có biện pháp hỗ trợ phù hợp cho khách hàng khắc phục khó khăn và phát triển sản xuất kinh doanh; tiếp tục hỗ trợ vốn, tín dụng, miễn, giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ theo đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 115 - 118)