- Cho vay từng lần: mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực
1 Dự phòng chung 2 Dự phòng cụ thể0.524 639 0,59 8.453 (9,7).580 (84,98)
2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
2.4.2.1. Một số hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động cho vay của NHHT Chi nhánh Hưng Yên cịn có một số hạn chế như sau:
- Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng cho vay chưa cao, tỷ trọng dư nợ cũng như
thị phần còn chưa phù hợp với tiềm năng của NHHT Chi nhánh Hưng Yên cũng như đặc thù địa lý, dân số, điều kiện kinh tế của địa phương.
- Thứ hai, chính sách lãi suất cho khách hàng còn chưa linh hoạt. Hiện tại
lãi suất tại Ngân hàng áp dụng tại các Chi nhánh vẫn dựa trên lãi suất cho vay tối thiểu do Trụ sở chính Ngân hàng Hợp tác chỉ đạo chung tại từng thời điểm cụ thể, chứ chưa áp dụng mức lãi suất, phần bù rủi ro cho từng đối tượng, từng nhóm khách hàng cụ thể. Chính sách lãi suất chưa linh hoạt có thể làm Ngân hàng giảm thu nhập nếu lãi suất ở mức quá thấp hoặc không thu hút được khách hàng nếu lãi suất ở mức quá cao.
- Thứ ba, nguồn thơng tin để phân tích và thẩm định tín dụng cịn hạn chế.
Thiếu nguồn thơng tin chính xác, đáng tin cậy dẫn đến sự hạn chế trong cơng tác thẩm định, giám sát tín dụng và đánh giá rủi ro của ngân hàng.
- Thứ tư, nợ xấu vẫn ở mức tương đối cao, mặc dù kết quả đôn đốc thu hồi nợ xấu bước đầu đã có kết quả khả quan cả về số tuyệt đối và tương đối.
- Thứ năm, trình độ nghiệm vụ của đội ngũ CBTD cịn chưa đáp ứng với
nghiệp vụ; đội ngũ cán bộ tuy tận tình với cơng việc song trình độ lại chưa thực sự đồng đều. Có những cán bộ giỏi nhưng bên cạnh đó lại có những cán bộ vẫn cịn trẻ và thiếu kinh nghiệm. Thẩm định cho vay là một cơng việc phức tạp địi hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức sâu rộng, am hiểu nhiều lĩnh vực, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm và không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức.
2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Một là, do ảnh hưởng của môi trường kinh tế - xã hội: Trong những năm
qua, nền kinh tế thế giới và kinh tế của cả nước đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình dịch bệnh kéo dài. Khơng nằm ngồi xu thế đó, tỉnh Hưng n cũng gặp phải nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Nhiều doanh nghiệp phá sản, thua lỗ, thu nhập người dân bị giảm đi đáng kể, thị trường hàng hóa ứ đọng, tiêu dùng và đầu tư giảm sút, tình hình kinh tế địa phương chưa có dấu hiệu phục hồi… chính tác động của các yếu tố này khiến hoạt động cho vay cũng như quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Hai là, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Trên địa
bàn tỉnh, ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần, các cơng ty tài chính… tham gia thị trường, làm cho sự cạnh tranh ngày càn trở nên gay gắt hơn vì phải chia sẽ khách hàng với nhau. Điều này bắt buộc chi nhánh phải có những thay đổi để giữ vững và phát triển thị phần.
Ba là, hoạt động marketing chưa được đẩy mạnh và quan tâm đúng mức.
Từ tháng 7/2013 chuyển đổi từ Qũy Tín dụng nhân dân Trung uơng sang Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, đến nay, khách hàng vẫn quen thuộc với tên gọi cũ và nhiều khách hàng chưa biết đến tên gọi mới của ngân hàng. Sự thiếu phổ biến dẫn đến những khó khăn trong giao dịch. Khi marketing chưa được chú trọng, cán bộ tín dụng cũng gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng để cho vay. Trong bối cảnh cạnh tranh thị phần gay gắt giữa các NHTM, đây là cũng là điểm khiến quy mô hoạt động cho vay đối với khách hàng của NHHT chưa tăng trưởng hết khả năng để mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng.
Bốn là, NHHT chưa thực sự xây dựng được những tiêu chuẩn chặt chẽ và
đúng mức về chất lượng tín dụng: chưa đặt ra một cơ chế xử lý linh hoạt và mềm dẻo, tích cực cạnh tranh với các NHTM cổ phần khác trên cùng địa bàn. Ngoài ra, trong các kế hoạch kinh doanh hàng năm, NHHT mới chỉ dừng lại ở
việc đề ra các chỉ tiêu kế hoạch, chứ chưa xây dựng một danh mục đầu tư cụ thể, phân bổ theo từng đối tượng, từng lĩnh vực, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn và năng lực của ngân hàng.
Năm là, chưa có cơ chế xử lý rủi ro dành cho các khoản cho vay điều hịa
vốn đối với các QTDND. Vì vậy, khi xảy ra rủi do thì hầu hết NHHT thường bị mất vốn. Nguyên nhân là do các khoản cho vay này đều là cho vay khơng có tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, đa phần các khoản vay này đều là các khoản vay để hỗ trợ QTDND lâm vào tình trạng khó khăn, có nguy cơ đổ vỡ nên NHHT Chi nhánh Hưng Yên với vai trị trách nhiệm mới thực hiện cho vay khi có ý kiến của NHNN.
Sáu là, việc tuân thủ chính sách tín dụng chưa triệt để. NHHT đã xây dựng
chính sách tín dụng về cho vay an tồn và hiệu quả, giúp cho việc quyết định và định hướng công tác cho vay hiệu quả. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, việc thực thi chính sách tín dụng của NHHT Chi nhánh Hưng Yên còn chưa cao. Qua những trường hợp rủi ro từ thực tế, những rủi ro xảy ra xuất phát từ việc chưa tuân thủ chính sách tín dụng là rất phổ biến.
Tiểu kết Chương 2
Trong chương 2, tác giả đã tập trung phân tích về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Hưng Yên dựa trên một số tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay như: tn thủ chính sách và quy trình cho vay; quy mô tăng trưởng cho vay; cơ cấu dư nợ cho vay; tỷ lệ nợ xấu; chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời. Trên cơ sở đó, luận văn đã tìm hiểu về thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại chi nhánh thông qua các nội dung như: quản lý cho vay theo đối tượng cho vay; quản lý cho vay theo thời hạn cho vay; quản lý cho vay theo quy trình cho vay... Thơng việc phân tích thực trạng quản lý hoạt động cho vay, tác giả luận văn đã chỉ ra những kết quả đạy được, những hạn chế còn tồn tại đồng thời cũng phân tích để chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, để từ đó các giải pháp sẽ được đề cập đến ở chương 3 nhằm khắc phục các hạn chế này.
CHƯƠNG 3