Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 51 - 54)

- Cho vay từng lần: mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực

c) Trường hợp vượt quyền phán quyết

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động cho vay

1.2.3.1. Chỉ tiêu nợ xấu

Nợ xấu là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà khó hoặc khơng thể thu hồi được do khách hàng làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, khách hàng mất khả năng thanh toán... Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng tín dụng của ngân hàng thơng qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay.

Nợ xấu gồm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Nợ xấu giảm dẫn đến RRTD của ngân hàng giảm. Đây là một trong những tiêu chí rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả quản lý tín dụng của ngân hàng.

Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua các chỉ số: - Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ:

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu Tổng dư nợ - Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu:

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu Vốn chủ sở hữu

1.2.3.2. Tỷ lệ dự phòng rủi ro và khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và tổng tài sản

a) Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ cho vay:

Tỷ lệ DPRRTD là một trong những chính sách thiết lập của các ngân hàng để khắc phục RRTD có thể xảy ra trong tương lai hay nói cách khác tỷ lệ DPRRTD được sử dụng như một cơng cụ để kiểm sốt RRTD.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro =Quỹ dự phòng rủi ro Tổng dư nợ cho vay b) Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA):

Lợi nhuận trên một đồng tài sản: đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng:

ROA=Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản c) Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Lợi nhuận trên một đồng vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu xem xét lợi nhuận thu được từ một đồng vốn chủ sở hữu:

ROE =Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu

d) Mối quan hệ giữa tỷ lệ dự phòng RRTD và khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và tổng tài sản:

Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng thể hiện chất lượng và hiệu quả trong hoạt động cho vay và hiệu quả của việc quản lý RRTD tại ngân hàng. Tỷ lệ thấp thể hiện chi phí cho dự phịng rủi ro phải bù đáp nợ xấu tại ngân hàng thấp, biện pháp bảo đảm được nâng cao, lợi nhuận gia tăng; cho thấy khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu và trên tổng tài sản tăng và ngược lại.

Điều đó cho thấy tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng có tác động ngược lại với lợi nhuận trong hoạt động tín dụng. Tỷ lệ dự phịng RRTD cao, tức chi phí trích lập DPRR cho các khoản nợ xấu cao, dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm.

1.2.3.3. Tỷ lệ nợ đã xử lý rủi ro

Tỷ lệ nợ đã XLRR trên tổng dư nợ cho vay:

Tỷ lệ nợ đã XLRR =Các khoản nợ đã XLRR Tổng dư nợ cho vay

Các khoản nợ đã XLRR là các khoản nợ xấu, đã được dùng các khoản trích dự phịng rủi ro xố trên cân đối của TCTD, chuyển sang ngoại bảng. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ TCTD đang gặp RRTD vì có quá nhiều các khoản nợ ngoại bảng mà TCTD ko thể thu hồi và ngược lại.

1.2.3.4. Các chỉ tiêu giới hạn trong hoạt động tín dụng

a) Chỉ tiêu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu = Vốn tự có Tài khoản có rủi ro Trong đó:

Vốn tự có là tổng vốn cấp 1 gồm: Vốn điều lệ (Vốn đã được cấp, vốn đã góp), Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, Lợi nhuận khơng chia, Thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có). Trừ đi các khoản: Lợi thế

thương mại; Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế; Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác; Các khoản góp vốn, mua cổ phần của cơng ty con; Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư, một dự án đầu tư vượt mức 10% tổng các khoản ghi ở vốn cấp I khơng bị trừ;

Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro

Tỷ lệ này theo tiêu chuẩn quốc tế hiện nay tổ chức tín dụng phải duy trì tối thiểu ở mức 9%.

b) Chỉ tiêu về tỷ lệ khả năng chi trả ngay:

Tỷ lệ khả năng chi trả =Tổng tài sản có thanh tốn ngay Tổng tài sản

Theo quy định hiện hành, cuối mỗi ngày tổ chức tín dụng phải đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả ngay cho ngày hôm sau tối thiểu là 15% và phải đảm bảo tỷ lệ tối thiểu bằng 1 với tài sản Có thanh tốn ngay trong vịng 7 ngày và tổng tài sản Nợ đến hạn thanh tốn trong vịng 7 ngày.

c) Chỉ tiêu về tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động

Ngoài các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn nêu trên TCTD chỉ được sử dụng một tỷ lệ tối đa nhất định nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Theo quy định hiện hành tỷ lệ này là tối đa là 80%.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)