Kinh nghiệm của NHHT Chi nhánh Thái Bình

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 58 - 60)

- Cho vay từng lần: mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực

c) Trường hợp vượt quyền phán quyết

1.3.2. Kinh nghiệm của NHHT Chi nhánh Thái Bình

NHHT Chi nhánh Thái Bình tiền thân là Quỹ tín dụng Trung ương Chi nhánh Thái Bình được thành lập và đi vào hoạt động bắt đầu từ ngày 13 tháng 3 năm 2002. Đến 01/07/2013, Quỹ tín dụng Trung ương Chi nhánh Thái Bình chính thức đổi tên thành NHHT Chi nhánh Thái Bình có trụ sở hoạt động tại số 75, phố Trần Phú, Phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình. NHHT Chi nhánh Thái Bình ra đời là bước chuyển mình quan trọng của Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương Chi nhánh tỉnh Thái Bình. Kết quả hoạt động của Chi nhánh đến 31/12/2021 được thể hiện như sau: (1) Về nguồn vốn hoạt động: Nguồn vốn huy động đạt 2.588 tỷ đồng, tăng 893 tỷ đồng (+52,7) so với 31/12/2020, bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi các TCKT: 364 tỷ đồng, tăng 48 tỷ đồng (+15,2%) so với 31/12/2020, tiền gửi của các QTDND: 2.224 tỷ đồng, tăng 845 tỷ đồng (+61,3%) so với 31/12/2020, (2) Về sử dụng vốn: Tổng dư nợ đến 31/12/2021 đạt 620 tỷ đồng, tăng 4 tỷ đồng (+0,6%) so

với 31/12/2020; Nợ xấu: 1.944 triệu đồng, chiếm 0,32% tổng dư nợ. Vốn điều chuyển về Trụ sở chính:: 2.025,8 tỷ đồng; (3) Về kết quả tài chính: chênh lệch thu nhập - chi phí đến 31/12/2021: + 20,5 tỷ đồng. Căn cứ vào kết quả trên đây, có thể thấy rằng chi nhánh đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, làm tốt cơng tác điều hịa vốn, hỗ trợ các QTDND gặp khó khăn, phối hợp với các cơ quan chức năng giúp đỡ, giải quyết cơ bản các tồn tại yếu kém của một số QTDND. Tăng trưởng huy động vốn đạt 52,7%, tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp và cá nhân đạt 9%, chất lượng tín dụng tốt, vốn cho vay an tồn, nợ xấu luôn ở mức thấp. Với kết quả nêu trên, tuy tổng dư nợ cho vay ở mức trung bình so với hệ thống nhưng nợ xấu rất thấp (0,32%), điều này phản ánh chất lượng hoạt động cho vay của NHHT Chi nhánh Thái Bình rất tốt. Để quản lý được công tác cho vay, NHHT Chi nhánh Thái Bình đã thực hiện các biện pháp sau:

- Thực hiện chỉ đạo của NHHT và xác định rõ vai trị, chức năng nhiệm vụ của mình, Chi nhánh đã thực hiện tốt cơng tác điều hòa vốn đối với QTDND, nhận đầy đủ tiền gửi với lãi suất hợp lý để điều hòa cho QTDND thiếu vốn, quan tâm đúng mức đến việc đầu tư vốn cho QTDND, luôn đáp ứng đầy đủ vốn cho các QTDND, kể cả để cho QTDND cho thành viên vay và bù đắp thiếu hụt tạm thời về khả năng chi trả. Khi nguồn vốn dư thừa, nhu cầu vốn của QTDND giảm, Chi nhánh chuyển vốn về NHHT.

- Việc cho vay đối với doanh nghiệp và cá nhân thực hiện đúng sự chỉ đạo của NHHTXVN, mỗi món vay do 2 cán bộ cùng thẩm định, trong đó 1 cán bộ chịu trách nhiệm chính, đảm bảo tăng cường tính kiểm tra, giám sát lẫn nhau, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Căn cứ vào cơ chế lãi suất thoả thuận và sự chỉ đạo của NHHT; Chi nhánh Thái Bình đã áp dụng linh hoạt cơ chế lãi suất để phù hợp với sự biến động của thị trường; Luôn chú trọng và thực hiện tốt chính sách khách hàng,

coi sự thành công của khách hàng là một phần quan trọng trong thành công chung của Chi nhánh. CBNV thường xuyên cải tiến lề lối làm việc, phục vụ khách hàng nhiệt tình, chu đáo, thuận tiện.

- Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, chú trọng đào tạo và bố trí hợp lý, đúng với khả năng và trình độ chuyên mơn của từng người vì vậy đa số cán bộ phát huy được năng lực của mình, xử lý cơng việc khá trơi chẩy, có chất lượng, gắn việc hồn thành các chỉ tiêu được giao với việc phân phối thu nhập vì vậy cán bộ phấn khởi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nội bộ đồn kết, khơng có khiếu nại, kiến nghị, khơng có cán bộ vi phạm kỷ luật.

- Bám sát chỉ đạo của NHHT về cơng tác kiểm tra kiểm sốt trong nội bộ hệ thống, ngay từ đầu năm, Phòng kiểm tra nội bộ đã xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra phù hợp với tình hình thực tế tại Chi nhánh, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra toàn diện mọi hoạt động, trong đó chú trọng chất lượng tín dụng và quản lý tài chính. Vì vậy hạn chế nợ q hạn mới phát sinh và vẫn nằm trong tầm kiểm sốt được, quản lý chi tiêu tài chính theo đúng hướng dẫn của NHHT. Những tồn tại thiếu sót được ghi nhận với từng cán bộ và sớm được khắc phục. - Phòng KTNB đã chủ động thẩm định độc lập về tài sản bảo đảm, tăng cường tính kiểm sốt kép trong cấp tín dụng, nâng cao chất lượng, hạn chế rủi ro. Tất cả các TSBĐ đều được kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần và đánh giá lại 12 tháng/lần, việc tăng, giảm giá trị được hạch tốn đầy đủ, kịp thời. Phịng KTNB cịn thực hiện việc giám sát kiểm tra của từng CBTD thông qua phiếu kiểm tra do 2 CBTD cùng kiểm tra trên một món vay, do vậy các sai sót được hạn chế tối đa, các thông tin về khách hàng được nắm bắt kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)