Tổng quan về hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 25 - 29)

1.1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay

Theo TS. Lê Thẩm Dương (2006), hoạt động cho vay được hiểu như sau: “Cho vay là một quan hệ kinh tế, trong quan hệ này người cho vay chuyển

giao quyền sử dụng tiền trong một thời gian nhất định cho người đi vay. Khi đến hạn trả nợ người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền gốc và lãi vay”. [5]

Theo Điều 4, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cho vay được hiểu như sau: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức

tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. [35]

Từ các khái niệm có thể hiểu: hoạt động cho vay của ngân hàng là việc chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ ngân hàng (người cho vay) sang khách hàng vay (người sử dụng) sau một thời gian nhất định quay trở lại ngân hàng với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Hay có thể hiểu hoạt động cho vay của ngân hàng là quan hệ giữa một bên là người cho vay (ngân

hàng) bằng cách chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên người vay (khách hàng vay) để sử dụng trong một thời gian nhất định với cam kết của người vay là hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn. Cho vay là quyền của ngân hàng, vì vậy ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng vay phải tuân thủ những điều kiện mang tính pháp lý nhằm đảm bảo việc trả nợ khi đến hạn. Hoạt động cho vay bao gồm các yếu tố cơ bản, đó là:

- Thứ nhất, về chủ thể bao giờ cũng có hai bên tham gia là: Bên cho vay

là người có tài sản chưa dùng đến, muốn cho người khác sử dụng để thỏa mãn một số lợi ích của mình và Bên vay - là người đang cần sử dụng tài sản đó để thỏa mãn nhu cầu của mình (về kinh doanh hoặc vốn).

- Thứ hai, hình thức pháp lý của việc cho vay được thể hiện dưới dạng

hợp đồng tín dụng tài sản.

- Thứ ba, sự kiện cho vay phát sinh bởi hai hành vi căn bản là hành vi

ứng trước và hành vi hoàn trả một số tiền (hay tài sản) nhất định là các vật cùng loại.

- Thứ tư, việc cho vay bao giờ cũng dựa trên sự tín nhiệm giữa người cho

vay đối với người đi vay về khả năng hoàn trả tiền vay.

1.1.2.2. Các hình thức cho vay

Trên thực tế, có rất nhiều hình thức cho vay khác nhau và được tiếp cận ở những góc độ dưới đây:

- Phân loại theo thời hạn cho vay

+ Cho vay ngắn hạn: là những khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng

trở xuống. Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của Chính phủ và nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.

+ Cho vay trung hạn: là những khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm

đến 5 năm. Khoản tín dụng này thường được sử dụng để đầu tư đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ hoặc mở rộng sản xuất.

+ Cho vay dài hạn: là những khoản vay trên 5 năm. Các khoản này

thường dùng để đầu tư vào vốn cố định của doanh nhgiệp, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, bất động sản và cho vay tiêu dùng cá nhân vào các nhu cầu nhà ở, phương tiện vận tải.

- Phân loại theo mục đích sử dụng tiền vay

+ Cho vay sản xuất: là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn

chuyên để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Cho vay sản xuất gồm cho vay nông nghiệp, công nghiệp, lâm - ngư - diêm nghiệp.

+ Cho vay lưu thông: là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn vay

chuyên để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Cho vay lưu thơng gồm có cho vay thương mại (mua - bán kinh doanh hàng hóa nội địa, kinh doanh xuất - nhập khẩu); cho vay kinh doanh dịch vụ.

+ Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn

chuyên để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân.

- Phân loại theo tài sản bảo đảm

+ Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: để thực hiện được nguyên tắc hoàn

trả khi cho vay các ngân hàng thường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay. Đảm bảo tiền vay là bằng cơ sở pháp lý tạo thêm cho ngân hàng một nguồn thu thứ hai độc lập với nguồn thu từ tài sản cho vay. Các biện pháp đảm bảo tiền vay thông thường là thế chấp, bảo lãnh, cầm cố. Khi cho vay bảo đảm bằng tài sản song song với hợp đồng vay tiền ngân hàng và khách hàng ký thêm hợp đồng bảo đảm bằng tài sản. Nội dung cốt lõi của hợp đồng bảo đảm bằng tài sản là nếu khách hàng không trả được nợ, ngân hàng sẽ phát mại tài sản của khách hàng hoặc của người thứ ba để lấy tiền trả nợ ngân hàng.

+ Cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản: cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản là loại cho vay mà biện pháp bảo đảm không bằng tài sản. Khi cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản, biện pháp bảo đảm có thể là bảo lãnh của ngân hàng khác hoặc cho vay tín chấp. Loại cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng. Phổ biến nhất của loại cho vay không đảm bảo bằng tài sản là cho vay tín chấp. Các ngân hàng thường lựa chọn những khách hàng có tín nhiệm, những khách hàng là người có thu nhập cao, có địa vị xã hội để cho vay tín chấp.

- Phân loại theo tính chất hồn trả:

+ Cho vay hoàn trả trực tiếp: là loại cho vay của ngân hàng trong đó

người đi vay chính là người phải trả nợ trực tiếp cho ngân hàng.

+ Cho vay hoàn trả gián tiếp: là loại cho vay trong đó người đi vay

không phải là người trả nợ, loại cho vay này thường được thực hiện bằng cách chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá trị cịn thời hạn thanh tốn hoặc thực hiện nghĩa vụ bao thanh toán.

- Phân loại theo phương pháp hồn trả:

+ Cho vay hồn trả góp: vốn vay được trả làm nhiều kỳ, được góp lại

khi nào đủ nợ gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng được kết thúc.

+ Cho vay hoàn trả một lần: vốn vay và lãi được trả một lần khi đến

hạn thanh tốn.

+ Cho vay hồn trả theo yêu cầu: vốn vay được trả theo yêu cầu của

bên cho cho vay hoặc bên đi vay.

+ Các phương thức cho vay khác, như: cho vay ứng trước, cho vay

thấu chi, cho vay đồng tài trợ và các loại cho vay khác.

- Phân loại cho vay theo đối tượng khách hàng:

+ Cho vay điều hòa vốn đối với các QTDND (Cho vay trong hệ thống):

Việt Nam. Cho vay trong hệ thống giúp NHHT thực hiện nhiệm vụ điều hòa vốn trong hệ thống với mục đích mở rộng cho vay thành viên hoặc hỗ trợ khả năng chi trả đối với các QTDND.

+ Cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, cá nhân (Cho vay ngoài hệ thống): bao gồm cho vay cá nhân và cho vay doanh nghiệp. Đối với cá nhân

là hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng, phục vụ nhu cầu kinh doanh. Đối với doanh nghiệp là hoạt động cho vay để bổ sung vốn lưu động kinh doanh, cho vay tài trợ mua sắm tài sản cố định, cho vay đầu tư dự án, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, tiêu dùng.

1.1.2.3. Các phương thức cho vay

Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước: “Thông tư quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng” thì có 9 phương thức cho vay, cụ thể là:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 25 - 29)