- Cho vay từng lần: mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực
2 Theo đối tượng khách hàng
2.3.4. Quản lý hoạt động cho vay theo quy trình cho vay
2.3.4.1. Quản lý hoạt động cho vay theo quy trình cho vay trong hệ thống
NHHT vừa với vai trò là tổ chức đầu mối liên kết của hệ thống, chịu trách nhiệm trước hết về hiệu quả, sự ổn định và an toàn trong hoạt động của hệ thống QTDND; là đầu mối để phối hợp với các đơn vị chức năng của NHNN trong quản lý hoạt động và hỗ trợ xử lý khó khăn trong q trình hoạt động của các QTDND với mục tiêu phát hiện sớm và xử lý nhanh các vấn đề khó khăn; vừa với chức năng thực hiện như một ngân hàng trực tiếp cung cấp các dịch vụ nói chung các cấp tín dụng nói riêng cho nền kinh tế.
Với việc thực hiện cả hai chức năng thì việc điều hòa vốn đối với hệ thống QTDND hay cho vay khách hàng doanh nghiệp và cá nhân của NHHTXVN cũng gặp những rủi ro trong quá trình hoạt động. Mặt khác, việc quản lý hoạt động điều hòa vốn đối với hệ thống QTDND hoàn toàn khác biệt với việc thực hiện hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, đối với từng đối tượng cụ thể NHHTXVN đã ban hành các quy chế, văn bản và quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tín dụng nhằm quản lý hoạt động cho vay theo từng đối tượng cụ thể.
Việc thực hiện chính sách phân cấp phán quyết tín dụng đồng thời cũng là chính sách thiết lập giới hạn tín dụng đối với QTDND và khách hàng, đây là phương thức hiệu quả để có thể quản lý cho vay tổng thể đối với QTDND thành viên và với một khách hàng cũng như nhóm khách hàng liên quan.
Quy trình cho vay trong hệ thống đang được áp dụng tại NHHT chi nhánh Hưng Yên trải qua các giai đoạn (1) thẩm định và xét duyệt cho vay; (2) giải
ngân vốn vay; (3) kiểm tra sử dụng vốn vay; (4) thu hồi nợ vay. Về cơ bản, NHHT Chi nhánh Hưng Yên đã thực hiện đúng các giai đoạn, theo các bước cụ thể, có thể tóm lược như sau:
- Căn cứ vào tình hình hoạt động quý trước và kế hoạch nguồn vốn - sử dụng vốn tại đơn vị của quý tiếp theo (gọi là quý kế hoạch), QTDND lập kế hoạch gửi và vay vốn điều hòa của quý kế hoạch gửi cho NHHT. Căn cứ vào kế hoạch xin vay vốn của QTDND và khả năng nguồn vốn, NHHT phê duyệt và thơng báo kế hoạch điều hịa vốn cho QTDND.
- Sau khi thẩm định cho vay, NHHT Chi nhánh Hưng Yên sẽ quyết định cho vay, giải ngân vốn vay đồng thời kiểm tra, sử dụng vốn vay.
- Thu hồi nợ: Tối thiểu trước 10 ngày đến hạn trả nợ, CBTD thông báo tới QTDND về thời hạn trả nợ. Thông báo cần nêu rõ về tổng số nợ QTDND phải trả (nợ gốc và nợ lãi), ngày đến hạn trả…
- Đồng thời với việc thông báo về thời hạn trả nợ cho QTDND, CBTD thường trao đổi thêm thông tin với QTDND nhằm nắm bắt cụ thể hơn khả năng trả nợ đến hạn của QTDND.
2.3.4.2. Quản lý hoạt động cho vay theo quy trình cho vay ngồi hệ thống
Hiện nay Chi nhánh đang áp dụng quy trình cho vay ngồi hệ thống (đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân) gồm 4 giai đoạn như cho vay trong hệ thống. Tuy nhiên, các bước trong mỗi giai đoạn có sự khác biệt.
Chẳng hạn, trong bước 1 của giai đoạn Thẩm định và xét duyệt cho vay, thì hồ sơ vay vốn bao gồm: (i) Các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp nhân của khách hàng; (ii) Các giấy tờ phản ánh tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng; (iii) Các giấy tờ phản ánh dự án/ phương án vay vốn; (iv) Các giấy tờ phản ánh tài sản đảm bảo tiền vay. Hay đối với bước thẩm định cho vay thì CBTD và Lãnh đạo phịng NVTD sẽ căn cứ vào hồ sơ mà khách hàng cung cấp và các nguồn thông tin khác sẽ thẩm tra lại các thông tin về
khách hàng ở tất cả các mặt: kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ tài liệu khách hàng cung cấp; Khảo sát thực tế; thông tin từ các nguồn khác liên quan đến khách hàng, dự án; CBTD lập tờ trình thẩm định.
Để quyết định cho vay được chính xác, vốn vay được thu hồi đầy đủ gốc và lãi thì khâu thẩm định là việc làm rất quan trọng. Xác định được tầm quan trọng đó nên Chi nhánh thường xuyên quán triệt tới nhân viên tín dụng phải thực hiện thẩm định một cách toàn diện, khách quan, trung thực và phân tích kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến khách hàng và khoản vay để từ đó có cơ sở đưa ra những ý kiến đề xuất với cấp có thẩm quyền phê duyệt. Qua q trình thẩm định toàn diện về khách hàng các yếu tố được đánh giá ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định cho vay, chất lượng cho vay, công tác quản lý khoản vay lại nằm chính từ khách hàng vay vốn là doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ kinh doanh cá thể. Qua công tác thẩm định thực tế do cán bộ của NHHT Chi nhánh Hưng Yên thực hiện cho thấy:
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp
Năng lực lập các phương án kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy có tốt hơn các hộ kinh doanh cá thể nhưng nhìn chung vẫn cịn nhiều hạn chế. Các hộ kinh doanh cá thể do đặc thù kinh doanh mang tính nghề gia truyền, nên kế hoạch kinh doanh chỉ mang tính khái quát, chung chung không thể đưa ra số liệu cụ thể về doanh thu, lợi nhuận hay thời gian thu hồi vốn, phương án kinh doanh chưa chi tiết. Trong quá trình sản xuất kinh doanh việc luân chuyển vốn chưa khoa học, nhiều khách hàng sử dụng vốn một cách tuỳ tiện, khơng tính kỹ chu kỳ trả nợ. Bên cạnh đó, tài chính khơng tách bạch giữa gia đình và doanh nghiệp, các thơng tin về khách hàng khó chính xác, dữ liệu, sổ sách khơng đầy đủ, số liệu thiếu chính xác, khó xác định nhu cầu vốn cần vay, kết quả kinh doanh và nguồn trả nợ.
+ Về quan hệ cho vay: khách hàng có rất nhiều mối quan hệ cho vay phi chính thức, do vậy rất khó nắm bắt nếu chỉ tra cứu thơng tin từ Trung tâm thông tin cho vay của Ngân hàng Nhà nước (CIC).
+ Về phía doanh nghiệp nhỏ: đại đa số doanh nghiệp hiện nay sử dụng hệ thống Báo cáo tài chính với ba loại số liệu khách nhau: một là Báo cáo tài chính thực (dùng để báo cáo cổ đơng, thành viên góp vốn); hai là Báo cáo tài chính đã được giảm bớt doanh thu để nộp cho cơ quan thuế nhằm trốn thuế; ba là Báo cáo tài chính đã được chỉnh sửa số liệu theo hướng kết quả kinh doanh tốt đẹp để vay ngân hàng. Ngồi ra hệ thống Báo cáo tài chính khơng theo mẫu quy chuẩn vẫn chiếm tỷ trọng cao, cụ thể:
Bảng 2.11: Tình hình kiểm tra Báo cáo tài chính của doanh nghiệp vay vốn giai đoạn 2018-2021
(Nguồn: Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hưng Yên)
Qua bảng báo cáo cho thấy, số lượng doanh nghiệp nộp hồ sơ vay vốn tại Chi nhánh có hệ thống báo cáo tài chính đủ tiêu chuẩn cịn chiếm tỷ thấp. Năm 2018, số doanh nghiệp nộp hồ sơ vay vốn tại Chi nhánh có hệ thống báo cáo tài chính đủ tiêu chuẩn là 12%, tỷ lệ này ở năm 2019, 2020 và 2021 lần lượt là 0%, 9,1% và 12,5%. Với việc hệ thống báo cáo tài chính khơng chuẩn dẫn đến việc phân tích, thẩm định về năng lực tài chính doanh nghiệp gặp khó khăn, ảnh hưởng lớn đến kết quả thẩm định và xét duyệt cho vay.
Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng DN (%) DN (%) DN (%) DN (%) Số lượng DN nộp hồ sơ vay vốn 25 7 11 32
Số DN có BCTC chuẩn 3 12.0% 0 0.0% 1 9.1% 4 12.5%
Số DN có BCTC phải chỉnh sửa 22 88.0% 7 100.0% 10 90.9% 28 87.5%
Chỉ tiêu
Năm 2021 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
- Đối với khách hàng là hộ kinh doanh cá thể
Kinh nghiệm, năng lực, trình độ trong việc lập báo cáo, sử dụng các công cụ hiện đại để lập báo cáo tài chính cịn thấp, chủ yếu dưới dạng ghi chép theo sổ sách hàng ngày, vì vậy mà thời gian thu thập hồ sơ thường lâu hơn, khó khăn hơn, thơng tin ít chính xác. Chính vì vậy, trong q trình thẩm định khách hàng là hộ kinh doanh cá thể gặp nhiều khó khăn hơn đối với khác hàng là doanh nghiệp có hệ thống sổ sách đầy đủ.
Với việc thẩm định và phân tích vị thế, tình hình tài chính của khách hàng như trên, cán bộ tín dụng có thể đưa ra phương án khái quát trong quá trình quản lý khoản vay để khoản vay đạt chất lượng tốt nhất; đồng thời có những lưu tâm đối với nhóm khách hàng chưa thực sự an tồn để có những phương án quản lý thích hợp, phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro và có phương án xử lý kịp thời.
* Quản lý công tác thẩm định tài sản đảm bảo
Hiện tại công tác thẩm định tài sản đảm bảo của Chi nhánh chưa thực hiện độc lập. Ưu điểm là đáp ứng tốt tính kịp thời về nhu cầu vay vốn của khách hàng, giảm bớt chi phí cho Chi nhánh và cho khách hàng. Tuy nhiên nhược điểm là thẩm định tài sản đảm bảo cịn mang tính chủ quan, tính khách quan trong thẩm định tài sản đảm bảo chưa cao. Hiện nay, thời gian quy định hoàn thành thẩm định tài sản đảm bảo được quy định rõ ràng đối với từng loại tài sản, quy định chi tiết được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.12: Quy định về thời gian thẩm định tài sản đảm bảo TT Loại tài sản và khoảng cách
tài sản đảm bảo
Thời gian quy định hoàn thành
1 Bất động sản
- Cách xa nơi làm việc của Chi nhánh dưới 30km 01 ngày - Cách xa nơi làm việc của Chi nhánh trên 30km 03 ngày 2 Động sản
- Ơ tơ 01 ngày
- Hàng hóa, động sản khác 03 ngày
(Nguồn: Quyết định 150/2013/QĐ-NHHT quy định thực hiện giao dịch bảo đảm trong hệ thống Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam)
Với quy định ở trên, đối với các tài sản đảm bảo là bất động sản ở cách xa nơi làm việc của Chi nhánh dưới 30km và các tài sản đảm bảo là động sản thì Chi nhánh ln đảm bảo thời gian thẩm định tài sản theo quy định. Tuy nhiên, đối với những tài sản đảm bảo là bất động sản ở cách xa nơi làm việc của Chi nhánh (trên 30km) thì thời gian thẩm định tài sản thường kéo dài hơn so với thời gian theo quy định. Nguyên nhân là quãng đường di chuyển mất nhiều thời gian, tài sản đảm bảo ở xa nên mất nhiều thời gian thu thập thông tin, xác minh, định giá tài sản.
Công tác quản lý cho vay tại khâu thẩm định tài sản được thực hiện song song với việc thẩm định. Dựa trên các văn bản pháp lý về quyền sở hữu và sử dụng tài sản, qua xác minh và định giá thực tế về giá trị tài sản. Cán bộ nghiệp vụ đánh giá sát thực về tài sản đặc biệt là giá trị giảm sút (nếu có) trong quá trình vay vốn. Từ đó, đưa ra những nhận định về phương án xử lý tài sản đảm bảo nếu khách hàng gặp rủi ro về tài chính.
* Về cơng tác thẩm định cho vay
Sau q trình thẩm định, cán bộ được giao nhiệm vụ thẩm định khách hàng sẽ tập hợp hồ sơ đối với những khách hàng đã được thẩm định để tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định đồng ý cho vay hoặc từ chối cho vay. Kết quả quyết định cho vay sau quá trình thẩm định khách hàng tại NHHT chi nhánh Hưng Yên được thể hiển ở bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.13: Kết quả quyết định cho vay vốn sau thẩm định khách hàng và kiểm tra sử dụng vốn vay, TSBĐ giai đoạn từ năm 2018 -2021
(Nguồn: Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hưng Yên)
Qua số liệu cho thấy, tỷ trọng khách hàng bị từ chối sau khi xét duyệt cho vay có chiều hướng tăng hay giảm dần qua các năm,
Điều này chứng tỏ việc thẩm định cho vay của nhân viên tín dụng và cơng tác quản lý khoản vay trước khi quyết định cấp tín dụng đã có bước tiến bộ, có sự sàng lọc hơn, đây là việc làm quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay của Chi nhánh.
Ngoài ra, việc kiểm tra sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm tiền vay đã được thực hiện tốt hơn, năm 2018 số khách hàng chưa được kiểm tra còn chiếm tỷ trọng 12,8% (404 khách hàng), nhưng đến năm 2020 và 2021 thì 100% khách hàng đều được thực hiện kiểm tra theo đúng quy định. Tại Chi nhánh, sau khi kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng nếu không đúng với
Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng
khách hàng (%) khách hàng (%) khách hàng (%) khách hàng (%) Tổng số khách hàng được thẩm định 1.056 975 1.156 1.352
Số khách hàng được duyệt cho vay 882 83,5% 654 67,1% 683 59,1% 742 54,9%
Sô khách hàng bị từ chối cho vay 174 16,5% 321 32,9% 473 40,9% 610 45,1%
Tổng số khách hàng phải thực hiện
kiểm tra sử dụng vốn vay và TSBĐ 3.154 3.245 3.307 3.152
Số khách hàng được kiểm tra 2.750 87,2% 3.050 94,0% 3.307 100,0% 3.152 100,0%
Sô khách hàng bị từ chối cho vay 404 12,8% 195 6,0% - 0,0% - 0,0%
Chỉ tiêu
mục đích ban đầu thì khách hàng sẽ phải chịu hồn tồn trách nhiệm về việc sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích đó. Chi nhánh sẽ có biện pháp kiên quyết đơn đốc thu hồi vốn nhằm hạn chế tới mức thấp nhất về nguy cơ nợ xấu phát sinh.