Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến sự gắn kết của người lao động đối với công ty điện lực bà rịa vũng tàu (Trang 37 - 66)

Mơ hình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Thang đo Thảo luận nhóm

sơ bợ

Điều chỉnh thang đo Thang đo

chính thức Khảo sát (n=153)

Đánh giá đợ tin cậy thang đo

Phân tích nhân tớ khám phá

Phân tích hồi quy tún tính bợi

Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị

Phân tích tương quan

Đánh giá mức đợ phù hợp mơ hình Kiểm định vi phạm mơ hình

Kiểm định các giả thút nghiên cứu Thảo luận kết quả

Quy trình nghiên cứu được thực hiện từng bước như sau: trước tiên xác định được mục tiêu nghiên cứu, tổng hợp lý thuyết liên quan đến đề tài, đưa ra mơ hình nghiên cứu, kế tiếp là đưa ra các thang đo sơ bợ, thực hiện nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật thảo luận nhóm (n=10) từ đó hiệu chỉnh thang đo sơ bợ, sau đó xây dựng thang đo chính thức, bước kế tiếp thực hiện nghiên cứu định lượng (tiến hành chọn mẫu, khảo sát bằng bảng câu hỏi với n=153). Bước kế tiếp là xử lý dữ liệu thu thập được để kiểm định thang đo và phân tích dữ liệu dựa trên kết quả Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tớ khám phá, phân tích hồi quy để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động đối với Công ty, kiểm định giả thuyết nghiên cứu, thảo luận kết quả và đưa ra một số đề xuất hàm ý trong vấn đề quản trị nguồn nhân lực của Cơng ty.

3.1.2. Nghiên cứu định tính

3.1.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Sau khi tìm hiểu cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó có liên quan về sự gắn kết của người lao đợng với tổ chức, tác giả nhận thấy có khá nhiều nhân tớ tác đợng đến sự gắn kết của người lao động với tổ chức. Tuy nhiên, ứng với mỗi tổ chức khác nhau, ở không gian và thời điểm khác nhau thì các nhân tớ tác đợng khác nhau và kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tác động của các nhân tố này cũng khác nhau. Vì vậy, nhằm xác định các nhân tố cũng như thang đo nghiên cứu phù hợp để đưa vào mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự gắn kết của người lao đợng, tác giả đã thực hiện nghiên cứu định tính tại Cơng ty Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu. Dàn bài thảo luận được hình thành từ việc tổng hợp và kế thừa có chọn lọc thang đo của các nghiên cứu trước đây.

Cách thức thực hiện: Nghiên cứu định tính được tác giả sử dụng phương pháp

thảo luận nhóm với 10 chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đang làm việc tại Công ty Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu. Mục đích nhằm xem xét các nhân tố tác động đến sự gắn kết của người lao động, điều chỉnh thang đo phù hợp với điều kiện thực

tế của Công ty Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu. Bước nghiên cứu này cũng nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng của từ ngữ, khả năng diễn đạt hay sự trùng lắp nội dung nếu có của các phát biểu trong thang đo để có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính được thực hiện tại địa điểm do tác giả sắp xếp, đồng thời tác giả là người điều khiển buổi thảo luận này dựa vào dàn bài thảo luận nhóm do tác giả soạn ra.

Nợi dung dàn bài thảo luận gồm 02 phần:

-Phần 1 gồm các câu hỏi khám phá và khẳng định sự phù hợp của mơ hình nghiên

cứu lý thuyết do tác giả đề xuất ở Chương 2

-Phần 2 gồm các thang đo tác giả đưa ra và nhờ sự đóng góp ý kiến của các thành

viên tham gia thảo luận nhằm bổ sung, điều chỉnh biến quan sát đo lường các thành phần của các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động, với tổ chức. Qua thảo luận, các phát biểu trong thang đo được hiệu chỉnh cho rõ nghĩa hơn. Cuộc thảo luận được tiến hành cho đến khi nào khơng cịn có thêm ý kiến mới thì dừng lại.

Thang đo sơ bợ sau khi hiệu chỉnh được gọi là thang đo chính thức và được sử dụng trong nghiên cứu định lượng. Đó là thang đo Likert 5 điểm với sự lựa chọn từ 1 đến 5 như sau:

1: Hồn tồn khơng đồng ý; 2: Khơng đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý.

3.1.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Các thành viên của nhóm thảo luận đều thớng nhất rằng các nhân tố tác động đến sự gắn kết của người lao động, với Công ty Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu do tác giả đề

xuất trong chương 2 là những nhân tớ quan trọng và phù hợp với tình hình thực tế của Cơng ty. Kết quả thảo luận nhóm được trình bày trong Phụ lục 2.

Kết quả nghiên cứu định tính:

Thang đo cho biến đợc lập “Lãnh đạo”: thống nhất 4 biến quan sát.

Thang đo cho biến độc lập “Cơ hội đào tạo và thăng tiến”: 4 biến quan sát. Thang đo cho biến độc lập “Lương, thưởng và phúc lợi”: 4 biến quan sát. Thang đo cho biến độc lập “Đồng nghiệp”: 4 biến quan sát.

Thang đo cho biến độc lập “Môi trường làm việc”: 4 biến quan sát. Thang đo cho biến độc lập “Bản chất công việc”: 4 biến quan sát. Thang đo cho biến phụ thuộc “Sự gắn kết”: 4 biến quan sát.

Kết quả cho thấy có 6 nhóm biến chính thức (với 24 biến quan sát) cho biến độc lập và 4 biến quan sát cho 1 biến phụ tḥc mà những người tham gia thảo luận nhóm đánh giá có tác đợng đến sự gắn kết của người lao động.

Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính, tác giả bổ sung thêm các biến đặc điểm cá nhân (giới tính, đợ tuổi, trình đợ học vấn, thu nhập trung bình và thâm niên cơng tác) để hình thành bảng câu hỏi chính thức cho nghiên cứu định lượng.

3.1.3. Nghiên cứu định lượng

3.1.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu

Thứ nhất, phương pháp chọn mẫu: đó là chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện. Lý

do để chọn phương pháp chọn mẫu này là vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi đồng thời có thể tiết kiệm thời gian và chi phí cho người nghiên cứu.

Thứ hai, kích thước mẫu: Một số nghiên cứu về kích thước mẫu được các nhà nghiên cứu đưa ra. Mơ hình lý thút của Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tới thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng.

Theo Hair và cợng sự (2006) kích thước mẫu tới thiểu phải ≥ m x 5, trong đó m là số lượng biến quan sát. Vậy, với 28 biến quan sát trong nghiên cứu này kích thước mẫu tới thiểu phải ≥ 28 x 5 = 140 quan sát

Theo Tabachnick và Fidell (2007), để phân tích hồi quy tớt nhất thì kích thước mẫu phải đảm bảo cơng thức: n ≥ 50 + 8p. Với n: là kích thước mẫu tới thiểu cần thiết và p: là số lượng biến độc lập trong mơ hình (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Nên kích thước mẫu tốt nhất cho hồi quy là: 50 + 8 x 6 = 98 mẫu trở lên.

Tuy nhiên, để đảm bảo số lượng mẫu tối thiểu theo các phương pháp trên được tổng hợp lại là 140, tác giả sẽ phát ra câu hỏi khảo sát tăng thêm 10% cỡ mẫu tới thiểu vì trong quá trình thu thập dữ liệu sẽ phải loại bỏ những bảng khảo sát không đạt yêu cầu.

3.1.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Sau khi thực hiện thảo luận nhóm, dựa trên thang đo sơ bợ tác giả thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu sơ bợ với hình thức câu hỏi đóng.

Bảng câu hỏi khảo sát sơ bợ sẽ được tham vấn một số người lao động đang làm việc tại Công ty Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu để xem họ có hiểu được các phát biểu hay khơng? (đánh giá về mặt hình thức là bước kiểm tra mức đợ phù hợp về mặt từ ngữ, ngữ pháp trong các phát biểu đảm bảo tính thớng nhất, rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho người được phỏng vấn). Kết quả tham vấn cho thấy bảng câu hỏi khảo sát đều có nợi dng và hình thức phù hợp. Như vậy, bảng câu hỏi sẽ thống nhất được dùng để khảo sát trong nghiên cứu định lượng.

Phần mở đầu giới thiệu mục đích nghiên cứu và cam kết bảo mật thơng tin của cuộc

khảo sát.

Phần 1: Thông tin cá nhân gồm các câu hỏi để người được khảo sát cung cấp những

thơng tin cá nhân: Giới tính, đợ tuổi, trình đợ học vấn, thu nhập trung bình và thâm niên cơng tác.

Phần 2: Thông tin khảo sát đánh giá của người lao động được khảo sát, bảng câu

hỏi được xây dựng để đo lường sự gắn kết của người lao động Công ty Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu. Các biến quan sát đều sử dụng thang đo Likert 5 bậc với các mức đợ tương ứng: mức 1 là hồn tồn khơng đồng ý, mức 2 khơng đồng ý, mức 3 là bình thường, mức 4 đồng ý và mức 5 là hoàn toàn đồng ý.

Nội dung chi tiết của bảng câu hỏi khảo sát được trình bày ở Phụ lục 3.

3.1.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn người lao động bằng bảng câu hỏi được soạn sẵn từ trước. Bảng câu hỏi khảo sát được gửi trực tiếp đến người lao động đang làm việc tại Công ty Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu bằng bản in giấy. Khi điều tra, tác giả ln kiểm sốt cân đới các đặc điểm cá nhân đa dạng. Kết quả khảo sát, sau khi làm sạch (loại bỏ các bảng câu hỏi có nhiều ơ thiếu thơng tin) được nhập vào ma trận dữ liệu trên phần mềm SPSS 20.0.

3.2. Xây dựng và mã hóa thang đo

Các khái niệm trong mơ hình được đo lường bởi các thang đo đã có và đã được kiểm định qua các nghiên cứu đi trước. Đồng thời dựa vào kết quả từ buổi thảo luận nhóm, tác giả tiến hành mã hóa thang đo cho mơ hình nghiên cứu. Thang đo ban đầu được xây dựng dựa trên thang đo của các tác giả gồm Nguyễn Thành Trung (2012), Trần Thanh Thuận (2014), Cao Văn Sen (2015) và Nguyễn Thị Ngọc Châu (2018).

3.2.1. Thang đo Lãnh đạo

Thang đo lãnh đạo (ký hiệu LD) được sử dụng trong nghiên cứu này được đo lường bởi 4 biến quan sát, ký hiệu LD1 đến LD4, các phát biểu như sau:

Bảng 3.1: Mã hoá thang đo Lãnh đạo

Thang đo Mã hóa Nguồn tham khảo

Cấp trên luôn quan tâm, động viên, hỗ trợ tôi trong công việc

LD1 Nguyễn Thành Trung (2012), Trần Thanh Thuận (2014), Cao Văn Sen (2015)

Cấp trên tôn trọng và tin cậy nhân viên trong công việc

LD2

Cấp trên tôi đối xử với nhân viên công bằng, không phân biệt

LD3

Cấp trên luôn ghi nhận sự đóng góp của tơi với Công ty

LD4

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)

3.2.2. Thang đo Cơ hợi đào tạo và thăng tiến

Thang đo Cơ hội đào tạo và thăng tiến (ký hiệu CH) được sử dụng trong nghiên cứu này được đo lường bởi 4 biến quan sát, ký hiệu CH1 đến CH4, các phát biểu như sau:

Bảng 3.2: Mã hoá thang đo Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Thang đo Mã hóa Nguồn tham khảo

Cơng ty thường tổ chức các chương trình đào tạo bổ ích và thiết thực cho nhân viên

CH1 Nguyễn Thành Trung (2012), Trần Thanh Thuận (2014)

Tôi được Công ty hổ trợ kinh phí, thời gian

cho việc học tập, nâng cao nghiệp vụ CH2 Công ty luôn tạo cơ hội thăng tiến cho những

người có năng lực

CH3

Chính sách thăng tiến của Cơng ty cơng bằng CH4

3.2.3. Thang đo Lương, thưởng và phúc lợi

Thang đo Lương, thưởng và phúc lợi (ký hiệu PL) được sử dụng trong nghiên cứu này được đo lường bởi 4 biến quan sát, ký hiệu PL1 đến PL4, các phát biểu như sau:

Bảng 3.3: Mã hoá thang đo Lương, thưởng và phúc lợi

Thang đo Mã hóa Nguồn tham khảo

Mức lương của tôi là tương xứng với công việc và năng lực

PL1 Trần Thanh Thuận (2014), Cao Văn Sen (2015)

Tôi nhận được các khoản thưởng xứng đáng khi hồn thành cơng việc của mình.

PL2

Thu nhập từ công việc hiện tại đảm bảo được cuộc sống.

PL3

Tôi được tham gia đầy đủ các chương trình phúc lợi của Cơng ty (khám sức khoẻ, bồi dưỡng, nghỉ mát…)

PL4

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)

3.2.4. Thang đo Đồng nghiệp

Thang đo đồng nghiệp (ký hiệu DN) được sử dụng trong nghiên cứu này được đo lường bởi 4 biến quan sát, ký hiệu DN1 đến DN4, các phát biểu như sau:

Bảng 3.4: Mã hoá thang đo Đồng nghiệp

Thang đo Mã hóa Nguồn tham khảo

Đồng nghiệp của tơi thân thiện, hịa đồng DN1 Nguyễn Thành Trung (2012), Trần Thanh Thuận (2014), Nguyễn Thị Ngọc Châu (2018) Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ tôi

trong công việc

DN2

Đồng nghiệp của tơi ln tận tâm, hồn thành tốt công việc

DN3

Đồng nghiệp của tôi là người đáng tin cậy DN4

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)

3.2.5. Thang đo Môi trường làm việc

Thang đo Môi trường làm việc (ký hiệu MT) được sử dụng trong nghiên cứu này được đo lường bởi 4 biến quan sát, ký hiệu MT1 đến MT4, các phát biểu như sau:

Bảng 3.5: Mã hoá thang đo Mơi trường làm việc

Thang đo Mã hóa Nguồn tham khảo

Tôi được cung cấp đầy đủ trang thiết bị, công

cụ hiện đại hỗ trợ cho công việc. MT1

Nguyễn Thành Trung (2012) Trần Thanh Thuận (2014) Cao Văn Sen (2015)

Nơi tơi làm việc thống mát, sạch sẽ và đảm bảo an tồn lao đợng.

MT2

Các thông tin liên quan đến công việc được cập nhật đầy đủ và kịp thời

MT3

Thời gian làm việc được Công ty bớ trí hợp lý, khơng bị áp lực cơng việc

MT4

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)

3.2.6. Thang đo Bản chất công việc

Thang đo Bản chất công việc (ký hiệu BC) được sử dụng trong nghiên cứu này được đo lường bởi 4 biến quan sát, ký hiệu BC1 đến BC4, các phát biểu như sau:

Bảng 3.6: Mã hoá thang đo Bản chất cơng việc

Thang đo Mã hóa Nguồn tham khảo

Tơi ln hiểu rõ cơng việc mình đang làm BC1 Nguyễn Thành Trung (2012), Trần Thanh Thuận (2014)

Công việc tôi đang làm rất thú vị BC2

Công việc phù hợp với năng lực và chuyên môn của tôi

BC3

Tôi được chủ động quyết định một số vấn đề trong phạm vi công việc được giao

BC4

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)

3.2.7. Thang đo Sự gắn kết

Thang đo Sự gắn kết (ký hiệu GK) được sử dụng trong nghiên cứu này được đo lường bởi 4 biến quan sát, ký hiệu GK1 đến GK4, các phát biểu như sau:

Bảng 3.7: Mã hoá thang đo Sự gắn kết

Thang đo Mã hóa Nguồn tham khảo

Tôi tự hào khi được làm việc tại Công ty GK1 Nguyễn Thành Trung (2012), Trần Thanh Tôi sẽ làm việc lâu dài với Công ty GK2

Tôi coi Công ty như là ngôi nhà thứ hai của mình

GK3 Thuận (2014), Nguyễn Thị Ngọc Châu (2018) Tơi sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân khi cần

thiết để giúp Công ty thành cơng

GK4

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)

Đánh giá chung: Cơ sở Thang đo và nguồn gốc của thang đo là dựa trên các

nghiên cứu liên quan trong nước vì mang tính chất thực tiễn các nhân tớ tác đợng đến sự gắn kết của người lao động với tổ chức. Các tác giả nghiên cứu đã kế thừa, điều chỉnh và hoàn thiện các thang đo của các nhà nghiên cứu đi trước cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.

3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

3.3.1. Phân tích thớng kê mơ tả

Tác giả sử dụng phép phân tích mơ tả trong phần mềm SPSS 20.0 để phân tích các tḥc tính của mẫu nghiên cứu (các thông tin của đối tượng được khảo sát) gồm Giới tính, đợ tuổi, trình đợ học vấn, thu nhập trung bình và thâm niên cơng tác. Mợt sớ đại lượng cần tính tốn trong phương pháp này là:

+ Giá trị trung bình: được xác định bằng tổng tất cả các giá trị của biến quan sát chia cho số quan sát.

+ Số trung vị: là giá trị của biến đứng giữa của một dãy số đã được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số làm hai phần, mỗi phần có sớ quan sát bằng nhau.

+ Số Mốt: là giá trị biến có tần sớ xuất hiện cao nhất trong tổng số hay trong một dãy số phân phối.

+ Phương sai: là trung bình giữa giá trị bình phương các độ lệch giữa các biến và giá trị trung bình của các biên dó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến sự gắn kết của người lao động đối với công ty điện lực bà rịa vũng tàu (Trang 37 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)