Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến sự gắn kết của người lao động đối với công ty điện lực bà rịa vũng tàu (Trang 47)

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để xác định độ giá trị hội tụ, độ giá trị phân biệt và đồng thời thu gọn các tham số ước lượng theo từng nhóm biến.

Để xác định sự phù hợp khi sử dụng EFA, người ta thường tiến hành dùng kiểm định Bartlett’s và KMO:

- Kiểm định Bartlett’s: dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị I (indentify matrix) hay không. Kiểm định Bartlett’s có ý nghĩa thống kê khi Sig. < 0,05. Điều này chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. - Kiểm định KMO: là chỉ số dùng để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa các biến đo lường với độ lớn của hệ số tương quan từng phần của chúng (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Hệ số KMO càng lớn càng tốt vì phần chung giữa các biến càng lớn. Để sử dụng EFA, hệ số KMO phải đạt giá trị từ 0,5 trở lên (KMO ≥ 0,5).

- Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc.

- Hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu diễn tương quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết nhân tố và biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu sử dụng phương pháp rút trích nhân tố “principal components” nên các hệ số tải nhân tố phải có trọng số lớn hơn 0.5 thì mới đạt yêu cầu.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal components với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các nhân tố có Eigenvalues (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 hoặc bằng 1.

3.3.4. Phương pháp phân tích hồi quy

Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quan và phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết.

Trước hết hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập sẽ được xem xét. Đề tài sử dụng một thống kê có tên là hệ số tương quan “Pearson correlation coefficient”, được kí hiệu bởi chữ “r” nhằm lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Nếu r > 0 thể hiện tương quan đồng biến.

Ngược lại r < 0 thể hiện tương quan nghịch biến. Giá trị r = 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính.

Tiếp theo, tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinal Least Squares – OLS) nhằm kiểm định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.

Mô hình như sau: Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + ... + βnXni + ei

Trong đó:

Yi là biến phụ thuộc, β0 là hằng số, Xpi biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ i, hệ số βk được gọi là hệ số hồi quy riêng phần, e là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi σ2.

Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành. Do mô hình có nhiều biến độc lập nên hệ số xác định R2 hiệu chỉnh dùng để xác định độ phù hợp của mô hình. Hệ số xác định R2 thường được dùng để đo sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính. Quy tắc là R2 càng gần 1 thì mô hình đã xây dựng càng thích hợp. Ngoài ra, kiểm định F được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, trị thống kê F được tính từ R2 để đảm bảo Sig. < 0.05 thì mô hình chấp nhận.

Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng là phù hợp, các dò tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phương sai của phần dư không đổi (dùng hệ số tương quan hạng Spearman), phân phối chuẩn của phần dư (dùng Histogram và P-P plot), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson), hiện tượng đa cộng tuyến (tính độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại phương sai VIF).

Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflaction Factor) với yêu cầu VIF ≤ 10 (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, và hiện tượng phương sai thay đổi bằng các xem xét mối quan hệ giữa phần dư và giá trị quy về hồi quy của biến phụ thuộc (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Đánh giá mức độ giải thích và ý nghĩa giữa các biến độc lập lên biến phụ thuộc (β – standardized coefficient và Sig. < 0,05), biến độc lập nào có trọng số β càng lớn có nghĩa là biến đó có tác động mạnh vào biến phụ thuộc (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm: Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện thông qua hai phương pháp: nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm theo một nội dung đã chuẩn bị trước, nội dung sẽ được ghi nhận và làm cơ sở để điều chỉnh thang đo và bổ sung các biến) và nghiên cứu định lượng (thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi, dữ liệu thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS). Chương 3 trình bày cũng trình bày phương pháp phân tích số liệu, các chỉ số cần lưu ý trong phân tích cũng được thể hiện.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tổng quan về Công ty Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu

4.1.1. Thông tin chung

Tên Công ty: Công ty Điện Lực Bà Rịa-Vũng Tàu Tên giao dịch: Công ty Điện Lực Bà Rịa-Vũng Tàu Tên tiếng Anh: Ba Ria – Vung Tau Power Company

Địa chỉ trụ sở: Số 60 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh BR-VT

Điện thoại: (0254) 2210979 - Fax: (0254) 3856104 Website: www.vungtau.pc2.evn.com.vn

Ngành nghề, hoạt động kinh doanh chính: Công nghiệp điện năng: sản xuất, phân phối, kinh doanh điện năng; Chế tạo và sửa chữa thiết bị điện; Xây lắp đường dây và trạm điện; Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị chuyên ngành Điện; Kinh doanh vật tư, thiết bị điện; Khảo sát, lập quy hoạch lưới điện cấp quận, huyện; Khảo sát, thiết kế, lập dự án đầu tư, quản lý đấu thầu, xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ; Nhận thầu, thẩm định thiết kế, dự toán và giám sát thi công các công trình lưới điện đến cấp điện áp 22kV; Tư vấn, lập dự án đầu tư, đấu thầu đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 22kV; Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện đến cấp điện áp 35kV; Sản xuất phần mềm, thiết kế trang web. Xây dựng, khai thác và lưu trữ dữ liệu; Tư vấn về phần cứng; Thiết kế hệ thống máy tính tích hợp với hệ thống phần cứng, phần mềm và với các công nghệ truyền thông, quản lý máy tính và tích hợp mạng cục bộ; Quảng cáo thương mại

4.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Điện lực Bà Rịa-Vũng Tàu là một đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực 2, được thành lập theo Quyết định số 531/NL/TCCB-LĐ ngày 30 tháng 06 năm 1993 của Bộ Năng Lượng và đổi tên theo Quyết định số 245 ĐVN/TCCB-LĐ ngày 08 tháng 03 năm 1996 về việc tổ chức Điện Lực Bà Rịa-Vũng Tàu. Tiền thân của Điện Lực Bà

Rịa-Vũng Tàu là Sở Điện Lực Vũng Tàu – Côn Đảo được thành lập từ ngày 08/08/1979.

Từ trước năm 1986, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được cấp điện bằng nguồn độc lập với các máy phát diesel cũ kỹ, thường hư hỏng, không đảm bảo việc cấp điện an toàn liên tục. Với nhiều khó khăn trong thời kỳ đó, nhưng ngành điện đã nhanh chóng xây dựng đường dây 110 KV Long Bình - Vũng Tàu và trạm biến điện trung gian, từ đó Tỉnh đã chính thức nhận lưới điện quốc gia. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển hàng năm, trạm biến điện trung gian 110/15 KV; 35/15 KV đã không ngừng được nâng công suất, xây dựng mới như trạm Vũng Tàu, trạm Đất Đỏ, Xuyên Mộc,... với tổng công suất từ 40 MVA đến nay là 1195 MVA cấp điện áp 110kV và 505,8815 MVA cấp điện áp 22kV.

Song song với việc phát triển nguồn điện, lưới điện trong 10 năm qua đã không ngừng được củng cố, nâng cấp và xây dựng mới nhằm chống quá tải, tăng điện áp và cung cấp điện đến những vùng xa trong Tỉnh. Từ những ngày đầu, lưới điện khoảng 200 km, nhưng đến nay lưới điện trung thế đã trên 2666,671 km, hạ thế trên 3299,186 km. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Chính Phủ và chỉ đạo của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh , năm 1996 , Điện Lực Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng 7 công trình phủ kín lưới điện các Xã còn lại trong Tỉnh, đạt 100% Xã nông thôn có điện từ năm 1996, góp phần cùng với sự phát triển các hạ tầng cơ sở khác như giao thông, bưu điện ... đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay, thu ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn .

Nhờ thực hiện đúng chương trình kế hoạch phát triển nguồn - lưới điện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ - công nhân viên và sự phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ - công nhân viên nên trong các năm gần đây; Điện Lực Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những Điện Lực Tỉnh có sản lượng điện thương phẩm, doanh thu cao, nộp ngân sách đầy đủ và luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch. Điện Lực Bà Rịa- Vũng Tàu được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì (2008).

- Đường dây 110kV: 312,214km - Trạm biến áp 110/22 kV: 15 trạm

- Tổng dung lượng trạm biến áp 110/22kV: 1195 MVA - Đường dây phân phối trung thế 22 kV: 2666,671 km - Trạm biến áp phân phối 22/0,4 kV: 3.019 trạm

- Tổng dung lượng trạm biến áp phân phối 22/0,4 kV: 505,8815 MVA - Đường dây hạ thế: 3299 km

- Tổng số khách hàng sử dụng điện: 396.049 khách hàng

Tính đến cuối năm 2019, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty Điện Lực Bà Rịa-Vũng Tàu là 878 người; Lương bình quân là 6.491.224 đồng/người. Thu nhập bình quân tháng 7.599.313 đồng/người.

4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu được khảo sát bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện có kiểm soát theo tỷ lệ số lượng nhân viên ở các phòng ban tương ứng. Với tổng số phiếu phát ra là 160 phiếu trên tổng số 878 cán bộ công nhân viên hiện đang làm việc Công ty. Số phiếu thu về là 153 phiếu, số phiếu không hợp lệ là 7 phiếu, số phiếu hợp lệ là 153 phiếu và số phiếu này được đưa vào xử lý phân tích. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Thống kê mẫu nghiên cứu

Đặc điểm mẫu Tần số Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 111 72,5

Nữ 42 27,5

Độ tuổi Dưới 30 tuổi 21 13,7

Từ 30-44 tuổi 78 51,0

Từ 45-54 tuổi 34 22,2

Trên 55 tuổi 20 13,1

Đặc điểm mẫu Tần số Tỷ lệ (%) Trung cấp, Cao đẳng 29 19,0 Đại học 98 64,1 Sau đại học 8 5,2 Thu nhập trung bình/tháng Dưới 5 triệu đồng 17 11,1 Từ 5-10 triệu đồng 65 42,5 Từ 10-15 triệu đồng 47 30,7 Trên 15 triệu đồng 24 15,7

Thâm niên công tác Dưới 5 năm 31 20,3

Từ 5 đến 10 năm 40 26,1

Từ 10 đến 20 năm 53 34,6

Trên 20 năm 29 19,0

Tổng cộng 153 100

(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)

Các thông tin cá nhân về mẫu nghiên cứu như sau:

- Về giới tính: Trong 153 người lao động được khảo sát có 111 người là nam, chiếm tỷ lệ 72,5%, có 42 người là nữ, chiếm tỷ lệ 27,4%. Có thể thấy nam giới chiếm tỷ lệ cao cũng là một lợi thế vì đây là môi trường làm việc nặng về kỹ thuật nên việc phát huy sáng kiến, nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh hơn, phần lớn người lao động nữ chỉ làm ở các phòng ban (bộ phận gián tiếp).

- Về độ tuổi: Trong 153 người lao động được khảo sát có 78 người có độ tuổi Từ 30-44 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (51%), đây là độ tuổi còn trẻ có khả năng tiếp thu tốt về công nghệ và có nhiều đóng góp cho Công ty. Ngoài ra đội ngũ trực vận hành hệ thống phải đi làm ca cũng đáp ứng được những đòi hỏi về sức trẻ, sự nhanh nhạy và xử lý tình huống kịp thời.

- Về trình độ học vấn: Phần lớn đội ngũ lao động đều có trình độ có trình độ đại học với 98 người chiếm tỷ lệ 64,1%; 8 người có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ 5,2% và thường là lãnh đạo Công ty. Có thể nói, thấy rằng cán bộ công nhân viên tại Công ty đều được đào tạo bài bản từ các trường đại học. Do đặc thù của công việc

đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nên chất lượng cán bộ được tuyển chọn khá kỹ từ đầu vào. Yêu cầu hồ sơ tuyển dụng cho các phòng chức năng chính như phòng công nghệ thông tin, phòng điều độ, phòng kỹ thuật, phòng Quản lý đầu tư… là các sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành hệ thống điện, tự động hoá. Do được tuyển chọn và đào tạo kỹ lưỡng nên nguồn nhân lực ở Công ty đều có trình độ chuyên môn đáp ứng được nhu cầu công việc.

- Về thu nhập trung bình: Phần lớn thu nhập của người lao động ở mức từ 5-10 triệu đồng, chiếm 42,5%, tiếp theo thu nhập của người lao động ở mức từ 10-15 triệu đồng chiếm 30,7%, thu nhập của người lao động ở mức trên 15 triệu đồng chiếm 15,7, còn lại là mức cthu nhập thấp dưới 5 triệu đồng chiếm 11,1%. Nhìn chung, thu nhập của người lao động ở Công ty ở mức trung bình, những người có thu nhập cao thường là lãnh đạo hoặc những người có thâm niên công tác lâu năm.

- Cuối cùng, về thâm niên công tác: Có 53 người có thâm niên công tác cao từ 10- 20 năm, chiếm tỷ lệ cao nhất 34,6%, có 40 người có thâm niên công tác vừa phải từ 25 đến 10 năm, chiếm tỷ lệ cao thứ hai 26,1%, tiếp theo có 31 người có thâm niên công tác dưới 5 năm, chiếm tỷ lệ 20,3% còn lại là nhóm người có thâm niên rất cao trên 20 năm chiếm 19%. Nhìn chung tuy đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty có tuổi đời khả trẻ nhưng lại có nhiều kinh nghiệm làm việc trong ngành dẫn tới chuyên môn, tay nghề cao phù hợp với yêu cầu đặc thù công việc.

4.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo

Như đã giới thiệu ở chương 3, trước khi đưa vào phân tích nhân tố khám phá, độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach Alpha tính được từ việc phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo được chấp nhận để phân tích trong các bước tiếp theo khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally và Burnstein 1994).

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến Thang đo “Lãnh đạo”: Cronbach’s Alpha = 0,732

LD1 10,95 1,833 0,489 0,692

LD2 10,93 1,904 0,500 0,686

LD3 10,95 1,734 0,533 0,666

LD4 10,93 1,672 0,572 0,642

Thang đo “Cơ hội đào tạo và thăng tiến”: Cronbach’s Alpha = 0,770

CH1 11,05 1,879 0,548 0,728

CH2 11,01 1,796 0,567 0,718

CH3 11,22 1,753 0,578 0,712

CH4 11,03 1,663 0,596 0,703

Thang đo “Lương, thưởng và phúc lợi”: Cronbach’s Alpha = 0,895

PL1 10,18 4,133 0,749 0,871

PL2 10,12 3,787 0,783 0,858

PL3 10,14 4,001 0,768 0,864

PL4 10,14 4,001 0,768 0,864

Thang đo “Đồng nghiệp”: Cronbach’s Alpha = 0,794

DN1 11,17 1,997 0,538 0,774

DN2 11,22 1,736 0,613 0,739

DN3 11,13 1,772 0,607 0,742

DN4 11,23 1,770 0,664 0,713

Thang đo “Môi trường làm việc”: Cronbach’s Alpha = 0,627

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến sự gắn kết của người lao động đối với công ty điện lực bà rịa vũng tàu (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)