PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với Nhà nước và Bộ, ngành
Thứ nhất, phải có sự chỉ đạo thống nhất của các bộ, ngành trong công tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục.
Công tác quản lý chi NSNN choGiáo dục- Đào tạo cần tính đến những thay đổi trước bối cảnh của khu vực và quốc tế. Những điều chỉnh của Chính phủ và các Bộ, ngành về cơ chế quản lý chi NSNN cho GD&ĐT cần tăng cường phân cấp, tăng cường sự tham gia và việc áp dụng Luật Ngân sách Nhà nước.
Thứ hai, Trung ương cần bổ sung sửa đổi các quy định trong quản lý tài chính, ngân sách từ Luật NSNN đến các văn bản dưới luật đảm bảo phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của địa phương trong quản lý tài chính, ngân sách. Trong đó cần thiết phải quy định rõ vàđơn giản hơn quy trình lập dự tốn ngân sách, cải tiến quy trình chi ngân sách; quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan Kho bạc trong lĩnh vực NSNN, bổ sung các quy định trách nhiệm của cơ quan phê chuẩn, cơ quan thẩm định quyết toán đồng thời quy định rõ về phân công, phân cấp cho địa phương trong việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và ngân sách cấp dưới.
Đây là điều kiện cần thiết tối thiểu để đảm bảo các giải pháp trên có thể thực hiện được. Chỉ có trên cơ sở nhận thức rõ vai trò quan trọng của giáo dục và tầm quan trọng của công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục thì các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương mới có thể xây dựng, hoạch định chiến lược, phương hướng phát triển giáo dục, chỉ đạo các cơ quan ban, ngành địa phương tích cực quan tâm đến đầu tư ngân sách, quản lý ngân sách cho giáo dục, đảm bảo cho các tư tưởng, định hướng, chiến lược phát triển giáo dục được thực hiện đúng đắn và hiệu quả.