Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác kế toán ở các đơn vị sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện triệu phong tỉnh quảng trị (Trang 96 - 99)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho các

3.2.6. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác kế toán ở các đơn vị sự

các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong

Hiện nay, cơng tác quản lý tài chính tại các trường học đang thực hiện khối lượng công việc lớn, để đảm bảo được yêu cầu công việc, việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, ứng dụng tin học vào công tác quản lý tài chính là việc làm hết sức cần thiết.

- Thứ nhất, lãnh đạo các đơn vị cần quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin, cần trang bị hệ thống máy móc, thiết bị lưu trữ và xử lý thơng tin hiện đại, tự động hóa tính tốn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý. Ứng dụng tin học hóa trong cơng tác quản lý ngân sách theo hướng trang thiết bị đồng bộ các thiết bị tin học và được nối mạng để trao đổi thông tin, dữ liệu nội bộ, tra cứu, truy cập các thông tin và dữ liệu bên ngoài phục vụ cho yêu cầu quản lý.

- Thứ hai, cần có kế hoạch đào tạo tin học cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác kế tốn,nhất là việc sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm quản lý. Vì vậy cần các chương trình, các lớp đào tạo công nghệ tin học cho cán bộ để cơng tác quản lý NSNN nói chung cơng tác lập dự tốn chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục nói riêng được thực hiện hiệu quả hơn, tích hợp các phần mềm kế toán thành một phần mềm hợp nhất và nối mạng nội bộ để sử dụng và quản lý ngân sách có hiệu quả hơn.

3.2.6. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm cơng tác kế tốn ở các đơn vịsự nghiệp giáo dục sự nghiệp giáo dục

Một trong những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến cơng tác quản lý tài chính nói chung và cơng tác kiểm toán chi ngân sách nói riêng là đội ngũ cán bộ làm cơng tác tài chính kế tốn. Thực trạng quản lý tài chính của các đơn vị dự toán của ngành giáo dục cho thấy một trong những nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý tài chính hiện nay là sự yếu kém của bộ máy tài chính kế tốn từ trung ương đến địa phương. Do đó, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ tài chính kế tốn chun trách, có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ tài chính kế tốn tốt cần được xem như một khâu then chốt trong việc tăng cường quản lý tài chính tồn ngành.

Trìnhđộ và năng lực làm việc của các cán bộ làm cơng tác kế tốn, tài chính tại đơn vị ảnh hưởng rất lớn trực tiếp đến quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục của các đơn vị. Chính khả năng làm việc của đội ngũ cán bộ kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục là động lực thúc đẩy việc giải ngân các khoản chi NSNN đáp ứng kịp thời đầy đủ, đúng mục tiêu đãđề ra cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục. Nếu cán bộ kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục có ý thức chấp hành chế độ, chính sách yếu kém, chưa thực sự nghiêm túc thì việc gây ra tình trạng thất thốt, kém hiệu quả của các khoản chi là không thể tránh khỏi.

Để đáp ứng yêu cầu trên đội ngũ cán bộ kế toán ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện phải có đủ trình độ, năng lực chun mơn để quản lý chặt chẽ và hạch toán đầy đủ, rõ ràng các khoản chi. Xuất phát từ thực trạng thời gian vừa qua cán bộ là công tác quản lý tại các đơn vị trường học chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, chủ tài khoản đơn vị chỉ sâu về quản lý chuyên môn giáo dục, không am hiểu về quản lý ngân sách, một số cán bộ kế tốn khơng thành thạo nghiệp vụ chun mơn, cịn một số lại phải kiêm nhiệm công việc khác. Vì vậy, cơ quan Tài chính - Kế hoạch cùng với Phòng GD&ĐT huyện phải trực tiếp phối hợp với các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện để mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kế tốn, tài chính ngắn hạn nhằm cập nhật các quy định, chuẩn mực kế toán mới cho các cán bộ của các đơn vị. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực quản lý của thủ trưởng của các đơn vị sự nghiệp giáo dục đối với không chỉ các hoạt động giáo dục mà còn bao gồm cả năng lực về quản lý tài chính nhằm giúp các thủ trưởng có khả năng bao qt hết hoạt động của đơn vị mình để có những hướng quản lý phù hợp với tình hình thực tế.

Giải pháp nhằm thúc đẩy năng lực làm việc của cán bộ tài chính kế tốn từ cơ sở góp phần quản lý chi NSNN thiết thực hơn, làm giảm sự sai lệch giữa các đơn vị giáo dục với Phịng Tài chính - Kế hoạch. Bởi vì, các đơn vị giáo dục vừa đóng vai trị là khâu đầu tiên (trong lập dự tốn, quyết tốn) vừa đóng vai trị là khâu cuối cùng (trong thực hiện các khoản chi), nên giải pháp sẽ góp phần nâng cao chất lượng làm việc của các đơn vị giáo dục, tạo điều kiện cho công tác quản lý chi

thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục của Phịng Tài chính - Kế hoạch chính sát, thực và đúng hướng hơn.

Ngồi ra, trong thời gian tới cần tập trung rà soát, đánh giá khả năng nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kế tốn để có phương án sắp xếp lại thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện triệu phong tỉnh quảng trị (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)