Sự cần thiết quản lý chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện triệu phong tỉnh quảng trị (Trang 26 - 29)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.2. Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp giáo

1.2.3. Sự cần thiết quản lý chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục

đảm bảo cho dự tốn được lập chính xác, đảm bảo việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách đúng định mức, đảm bảo hạch toán kế toán đúng chế độ và quyết toán ngân sách đầy đủ, đúng thời gian.

Kho bạc Nhà nước huyện có trách nhiệm kiểm tra, kiểm sốt q trình chấp hành dự tốn của các đơn vị sự nghiệp giáo dục thơng qua việc kiểm sốt, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục của ngân sách cấp huyện.

Thủ trưởng đơn vị các trường học trên địa bàn huyện tự tổ chức kiểm tra việc chấp hành dự toán và kiểm tra việc quản lý, sử dụng chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục theo tiêu chuẩn định mức chi tiêu hiện hành của Nhà nước.

Khi các yêu cầu trên được tơn trọng đầy đủ thì cơng tác quyết tốn các khoản chi NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục sẽ được tiến hành thuận lợi. Đồng thời, nó sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc phân tích đánh giá q trình chấp hành dự tốn một cách chính xác, trung thực và khách quan.

1.2.3. Sự cần thiết quản lý chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp giáodục dục

Quản lý chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục là một nội dung của quản lý tài chính Nhà nước. Nội dung các khoản chi của ngành GD&ĐT đa dạng, có quy mơ lớn. Quản lý chi thường xun NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện là cần thiết vì những lý do chủ yếu sau:

Thứ nhất:Quy mô của cáckhoản chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục. Trong các nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và giữ vai trịđặc biệt quan trọng. Quy mơ của khoản chi NSNN nói chung, chi thường xuyên NSNN nói riêng cho giáo dục được thể hiện trên các mặt sau:

Một là: Chi thường xuyên NSNN cung cấp nguồn tài chính chủ yếu để duy trì, định hướng sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhànước.

Hai là:Chi thường xuyên NSNN cung cấp nguồn lực chủ yếu giúp việc củng cố, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy.

Hai yếu tố nàyảnh hưởng có tính quyết định đến chất lượng hoạt động Giáo dục - Đào tạo. Những năm qua, vốn NSNN chi cho Giáo dục - Đào tạo chủ yếu dành cho những chi phí liên quan đến con người. Trong đó, chi lương và phụ cấp lương cho giáo viên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên giáo dục. Hiện nay, tiền lương và phụ cấp và các chế độ cho giáo viên đều do Ngân sách Nhà nước đảm bảo. Chế độ tiền lương hợp lý sẽ đảm bảo cho giáo viên n tâm cơng tác, đóng góp tào năng và trí tuệ cho xã hội và ngược lại.

Ba là: Thông qua cơ cấu vốn, định mức chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục đã có tác dụng điều chỉnh cơ cấu, quy mô giáo dục trong toàn ngành. Trong điều kiện đa dạng hóa Giáo dục - Đào tạo như hiện nay, vai trò định hướng của Nhà nước thông qua chi thường xuyên ngân sách để điều chỉnh quy mô, cơ cấu giữa các cấp học, ngành học, giữa các vùng là hết sức quan trọng.

Một cơ cấu ngành học, bậc học hợp lý, kết hợp giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo sẽ đảm bảo cho giáo dục phát triển cân đối, có hiệu quả, tránh hiện tượng thất nghiệp đang là vấn đề quan tâm.

Bốn là: Sự đầu tư của chi thường xun NSNN có tác dụng hướng dẫn, tạo

mơi trường thuận lợi để thu hút các nguồn vốn khác tham gia đầu tư cho giáo dục. Với chức năng quản lý xã hội, Nhà nước là chủ thể cung cấp các dịch vụ công: giáo dục, y tế, thể dục thể thao... Trong điều kiện các tổ chức, cá nhân chưa có đủ tiềm lực đầu tư độc lập cho các dự án giáo dục, thì nguồn vốn từ chi thường xuyên NSNN là rất quan trọng để thu hút các nguồn lực khác cùng đầu tư cho giáo dục.

Với chức năng quản lý kinh tế, thôngqua sự đầu tư của Nhà nước vào cơ sở vật chất có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ phong trào xã hội hóa giáo dục về mặt tài chính, góp phần thực hiện thành cơng chủ trương xã hội hóa giáo dục của Chính phủ.

Thứ hai: Thực tiễn quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn cấp huyện hiện nay còn một số hạn chế nhất định.

Ở khâu lập dự toán: Hiện nay có nhiều cơ quan tham gia lập kế hoạch (cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, đơn vị dự tốn...), quy trình lập dự tốn phải qua nhiều bước. Căn cứlập kế hoạch ở nhiều đơn vị dự toán chưa sát đúng thực tế, hầu hết các đơn vị thụ hưởng ngân sách đều có xu hướng lập dự tốn chi tiêu tăng. Ngồi ra, một số định mức ngân sách chưa phù hợp đã làm cho nhiều đơn vị khó khăn trong cân đối thu, chi tại đơn vị.

Ở khâu chấp hành dự toán: Quản lý chi thường xuyên NSNN cho Giáo dục - Đào tạo chưa phân biệt cụ thể quan hệ giữa quản lý ngân sách toàn ngành với quan hệ quản lý ngân sách trên địa bàn nên chưa xây dựng được mơ hình quản lý ngân sách thống nhất cho Giáo dục- Đào tạo trên phạm vi cả nước. Trong quá trình chấp hành chi, một số khoản chi đơn vị chi sai chế độ, có dấu hiệu lãng phí, việc bảo quản và sử dụng tài sản có giá trị cịn nhiều hạn chế. Chi thường xuyên NSNN chưa phát huy tác dụng khuyến khích khai thác nguồn vốn ngồi NSNN phục vụ cho sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo.

Ở khâu quyết toán NSNN: Nhiều đơn vị nộp báo cáo quyết toán chưa đúng với thời gian quy định, báo cáo quyết tốn cịn thiếu nhiều biểu mẫu...

Trong điều kiện đó, ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang phải giải quyết một bài tốn khó là phải thoả mãn đồng thời yêu cầu tăng số lượng, đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả Giáo dục - Đào tạo trong điều kiện nguồn lực còn hạn hẹp. Để giải được bài tốn đó, hay nói cách khác, là để tạo ra sự chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, bên cạnh các chính sách tăng đầu tư cho GD&ĐT từ ngân sách Nhà nước và đẩy mạnh xã hội hố Giáo dục - Đào tạo thì việc đổi mới và kiện tồn lại hệ thống chính sách tài chính - tiền tệ đảm bảo sử dụng ngân sách Nhà nước chủ động và có hiệu quả, tăng cường kiểm soát các khoản chi, kiên quyết chống lãng phí, thất thoát, nâng cao hiệu quả đầu tư là một trong nhữngnhu cầu thiết yếu trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.

Vì vậy, có thể nói việc hồn thiện cơng tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục là một đòi hỏi có tính tất yếu khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện triệu phong tỉnh quảng trị (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)