5. Bố cục của đề tài
3.1.2. Mục tiêu và định hướng trong công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách
sách Nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị
3.1.2.1. Mục tiêu
- Hoàn thiện bộ máy quản lý chi NSNN nói chung và chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục nói riêng hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của tổ chức và người dân.
- Căn cứ tình hình sử dụng kinh phí NSNN trong những năm qua, xây dựng kế hoạch sử dụng ngân sách trong giai đoạn 2017 - 2020, dựa trên cơ sở các thông tin về dự báo kinh tế giai đoạn 2015- 2020, quy hoạch phát triển kinh tế xã hộicủa huyện Triệu Phong, thống kê dân số trong độ tuổi từ 1- 18 tuổi...
- Tạo cơ chế khuyến khích các trường phát triển. Nâng cao tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Trao quyền tự chủ đầy đủ hợp lý cho các đơn vị. Đồng thời, tổ chức và phân công lao động hợp lý, nâng cao chất lượng công việc, sử dụng kinh phí có hiệu quả cao, hạn chế những đòi hỏi về tăng biên chế và chi phí quản lý hành chính.
- Nâng cao ý thức tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí và tăng cường đấu tranh chống các hiện tượng lãng phí tham ô những vẫn đảm bảo sự phát triển giáo dục huyện nhà.
3.1.2.2. Định hướng
- Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách và cơ chế quản lý NSNN theo hướng huyện phải cân đối ngân sách bảo đảm đầy đủ nguồn lực tài chính cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của bộ máy hành chính, đa dạng hóa các nguồn tài chính cho sự nghiệp giáo dục, đồng thời quan tâm đến việc thực hiện các nguồn tài chính một cách hiệu quả, phát huy được sức mạnh tài chính, xem đây là một công cụ đắc lực để phát triển và đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Dự báo tình hình kinh tế của huyện trong thời gian tới, dự báo tình hình thu - chi ngân sách, dự báo dân số để có thể phân luồng cấp học hợp lý. Từ đó, có cơ sở xây dựng kế hoạch về tình hình sửdụng kinh phí trong thời gian tới.
- Xây dựng cơ chế tài chính mới cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục nhằm huy động ngày càng nhiều và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính để nâng cao chất lượng và tăng quy mô giáo dục, tập trung cho ngân sách một sức mạnh tài chính phù hợp, vừa đảm bảo tính độc lập, tự chủ và quyền hạn của huyện trong việc điều hành ngân sách tại địa phương.
- Phân bổ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý và rõ ràng, công khai theo những mục tiêu dã được xác định trong các
chính sách phát triển giáo dục, các định mức phân bổ phải linh hoạt và phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương.
- Chi ngân sách phải đảm bảo thực sự tiết kiệm, hiệu quả, trong đó phải ưu tiên chi cho đầu tư phát triển cơ sởhạ tầng kinh tế, đầu tư có lựa chọn cho phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực...
- Xây dựng cơ sở pháp lý chặt chẽ trong việc sử dụng các nguồn kinh phí từ ngân sách đó là xây dựng định mức chi tiêu.
- Mở rộng và trao quyền tự chủ, chủ động đầy đủ nhất cho các cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng kinh phí ngân sách bằng việ chuyển quản lý đầu vào biên chế và kinh phí đối với bộ máy hành chính nhà nước sang quản lý đầu ra để khuyến khích các đơn vị tiết kiệm và sử dụng hiệu quả kinh phí.
- Chuyển đổi phương thức quản lý cấp phát và thanh toán kinh phí NSNN đối với các cơ quan hành chính nhà nước như lương, các khoản có tính chất lương, chi phí hành chính sự nghiệp, các khoản mua sắm sửa chữa.