Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện triệu phong tỉnh quảng trị (Trang 76 - 80)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp

2.4.2. Những hạn chế

Trong quá trình tổ chức thực hiện và điều hành, quản lý các khoản chi thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp giáo dục còn tồn tại và nảy sinh nhiều bất cập xuất phát từ các vấn đề sau:

- Vềcơng tác lập dự tốn chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục.

+ Nhìn chung tất cả các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Triệu Phong đều đã nắm được cách lập dự toán chi cho đơn mình song vẫn còn rải rác một số trường do bộ phận kế tốn cịn yếu kém về trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên dẫn đến việc lập dự tốn khơng đúng căn cứ, quy định.

+ Chưa coi trọng cơng tác lập dự tốn chi ngân sách đúng như vị trí vốn có của nó. Vẫn cịn tính trạng đơn vị trực tiếp chi tiêu khơng lập dự tốn hàng năm mà các cơ quan tài chính hoặc cơ quan chủ quản cấp trên làm thay cho đơn vị, vì thế khơng đảm bảo quyền dân chủ của đơn vị. Mặt khác do khả năng ngân sách bị hạn chế, số hướng dẫn (số kiểm tra) lập dự toán thấp, dự toán các đơn vị cơ sở lập lại quá cao so với khả năng ngân sách có thể đáp ứng được nên việc xây dựng dự tốn ở cơ sở đơi khi chỉ mang tính hình thức. Bên cạnh đó, cơ sở để xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN chưa dự đoán hết được những thay đổi về biên chế, những thay đổi sẽ làm phát sinh tăng kinh phí năm kế hoạch...

+ Việc cơng khai dự tốn Ngân sách cho ngành, huyện và các đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc.

+ Chất lượng dự tốn nhìn chung chưa cao, thuyết minh dự tốn cịn sơ sài, dự toán của các đơn vị cơ sở chưa nêu được ưu, nhược điểm trong q trình chấp hành dự tốn năm trước, chưanêu kiến nghị và biện pháp khắc phục năm kế hoạch. Một số đơn vị không tổng hợp vào dự toán tất cả các nguồn kinh phí mà đơn vị được hưởng như nguồn thu học phí, kinh phí chương trình dự án, dự toán lập ra chưa thực sự sát với thực tế nhu cầu kinh phí phát sinh tại các đơn vị, nên dẫn đến tình trạng khi thực hiện có mục thừa, mục thiếu, phải điều chỉnh dự toán gây chậm trễ trong thực hiện.

- Chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện.

Công tác quản lý quỹ lương, biên chế, hợp đồng thực hiện chưa tốt vì tình trạng tuyển dụng chưa sát thực tế, biên chế, hợp đồng cịn dơi dư, tình trạng thừa,

thiếu giáo viên ở cấp học Tiểu học, Trung học cơsở đã và đang là một vấn đề nan giải đối với huyện Triệu Phong, ở mỗi cấp học như cấp tiểu học thì dư thừa giáo viên văn hóa, thiếu giáo viên năng khiếu; cấp THCS lại có tình trạng giáo viên thuộc bộ mơn xã hội thì thiếu, bộ môn tự nhiên lại thừa. Trong điều kiện chưa giải quyết được vấn đề này một cách hợp lý, vẫn phải đảm bảo các chế độ về tiền lương cho số giáo viên thừa, đồng thời phải chi trả tiền dạy thêm giờ đối với các trường có số lượng giáo viên thiếu, tiền hợp đồng giáo viên năng khiếu. Trong những năm qua, căn cứ vào nhu cầu thực tế tại địa phương UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách, chế độ về giáo dục và đào tạo như: cơ chế khuyến khích đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ, chế độ hỗ trợ giáo viên mầm non ngồi biên chế nhưng nguồn kinh phí khơng được Trung ương cân đối, tỉnh khơng có nguồn để bố trí chi cho các nội dung này mà chủ yếu lấy trong nguồn ngân sách Trung ương đã bố trí chi cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo hàng năm, khoản chi này cũng tương đối lớn.

Đối với khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn: việc quản lý nhóm chi này ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh. Số kinh phí này quá thấp dẫn đến việc các trường không thể đầu tư trang thiết bị giảng dạy như hóa chất thí nghiệm, giáo án điện tử,... khơng đáp ứng được đầy đủ các chương trình giảng dạy, chưa cải thiện được điều kiện giảng dạy, học tập nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.

Điều kiện cơ sở vật chất phải đầu tư một lượng kinh phí lớn mới có thể đáp ứng được việc mua sắm, sửa chữa các cơng trình thiết bị hiện có. Tuy nhiên số liệu trên cho thấy, số tiền đầu tư cho công tác này chưa nhều, hàng năm chiếm tỷ trọng khoảng 3-4% tổng chi thường xuyên. Số kinh phí các trường được cấp q ít do đó cơng tác mua sắm sửa chữa tiến hành chắp vá và khơng có hiệu quả. Tình trạng trang thiết bị xuống cấp ở các trường, thiếu trang thiết bị dạy học đang là vấn đề quan tâm của ngành giáo dục huyện Triệu Phong hiện nay.

Cơ cấu nhóm chi trong tổng chi chưa hợp lý, cơ cấu cho con người quá lớn (trên 86%), các khoản chi còn lại chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 14% không đảm bảo quy định của HĐND tỉnh (cơ cấu 85/15).

Nguồn chi từ NSNN cấp chiếm tỷ trọng lớn và đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây cho thấy giáo dục huyện nhà còn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn Ngân sách Nhà nước. Vì vậy, các trường học không thực hiện được tính tự chủ đúng nghĩa.

- Vềcơng tác quyết tốn chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục.

+ Thời gian kiểm tra quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính khơng nhiều, số lượng cán bộ tham gia quyết tốn có hạn, số lượng đầu mối kiểm tra rất lớn nên công tác kiểm tra, xét duyệt quyết tốn cịn theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa".

+ Hầu hết các đơn vị cịn gửi quyết tốn chậm so với quy định của Nhà nước. Chất lượng báo cáo quyết toán các đơn vị lập khơng cao,quan niệm nguồn kinh phí hạn hẹp, điều hành thói quen, nếp cũ, năng lực quản lý tài chính cịn hạn chế, chưa quan tâm đến cơng tác kế tốn dẫn đến cơng tác tài chính kế tốn cịn bị bng lỏng, hồ sơ sổ sách kế tốn một số đơn vị cịn sơ sài, khơng đúng quy định gây khó khăn cho cơng tác kiểm tra, quyết tốn.

+ Cơng tác thẩm tra quyết tốn kinh phí thường xuyên của NSNN choGiáo dục- Đào tạo trong những năm qua nhìn chung cịn chậm so với quy định, số lượng các đơn vị được thẩm tra, thơng báo duyệt y quyết tốn chưa nhiều, hàng năm ở cấp huyện mới chỉ thẩm tra xét duyệt và ra thông báo duyệt y quyết toán cho khoảng 60-70% các đơn vị trực thuộc, các đơn vị còn lại chỉ mới dừng ở khâu tổng hợp báo cáo quyết toán.

- Kiểm tra, kiểm soát trong sử dụng chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục.

Công tác kiểm tra việc quản lý sử dụng kinh phí thường xuyênở các đơn vị cơ sở làm chưa tốt, chủ yếu mới dùng ở việc đi duyệt quyết toán cho các đơn vị cơ sở khi hết năm. Hàng năm, chưa thực hiện được việc đánh giá tình hình chi tiêu, hiệu quả chi tiêu của các nhóm mục chi vì vậy chưa tiến hành phân tích rút kinh nghiệm cho công tác quản lý tốt hơn, có hiệu quả hơn. Khi phát hiện nguồn chi

thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục chưa được sử dụng đúng mục đích thì cán bộ kiểm tra vẫn chưa có sự cương quyết cao, dễ dàng chấp nhận cho các đơn vị quyết tốn số tiền chi khơng đúng chế độ và nội dung được duyệt.

Về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ: hầu hết các đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, dần dần hình thành và phát triển cách quản lý công khai, minh bạch, nhiều khoản thu, chi tiết kiệm trong đơn vị được công khai, chế độ khen thưởng...cũng được bàn bạc thống nhất trong đơn vị. Bên cạnh đó vẫn có một số đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cịn mang tính hình thức, chưa quy định rõ ràng, cụ thể nội dung chi, mức chi, một số nội dung chi và mức chi không phù hợp với quy định. Cũng có những trường hợp trường này mượn quy chế của trường khác không chỉ để tham khảo mà căn cứ vào đó để chi sửa chữa một chút cho phù hợp với thực tế của trường, và lấy ln quy chế đó để ban hành cho đơn vị của mình.

Nhiều khoản chi khơng tn theo tiêu chuẩn, định mức, thủ tục quy định, như chi hội nghị, cơng tác phí, có đơnvị khi mua sắm trang thiết bị không làm đầy đủ các thủ tục duyệt giá theo quy định.

Vẫn cịn tình trạng một số đơn vị sử dụng kinh phí khơng đúng mục đích, khơng triển khai nhiệm vụ chi như kế hoạch đãđược duyệt.

Hạch tốn các khoản chi cịn chưa đúng vớimục lục NSNN hiện hành, nhất là đối với một số khoản chi mua sắm, sửa chữa. Một số khoản chi khơng có trong dự tốn được duyệt nhưng đơn vị vẫn thực hiện, cuối năm đơn vị lại làm thủ tục xin điều chỉnh mục chi để hợp lý hoá thủ tục cho các khoản chi đó.

Cơng tác thực hành tiết kiệm Ngân sách đã được UBND tỉnh ban hành, tuy nhiên công tác sử dụng nguồn vốn NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện còn chưa được thực hiện một cách triệt để, qua kiểm tra còn phát hiện nhiều sai phạm trong sửdụng NSNN tại các trường học trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện triệu phong tỉnh quảng trị (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)