Giải pháp chung thực hiện chiến lược phát triển kinh tế và thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 83 - 87)

2.2 .1Những kết quả đạt được

3.2.1 Giải pháp chung thực hiện chiến lược phát triển kinh tế và thương mạ

đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới

3.2.1 Giải pháp chung thực hiện chiến lược phát triển kinh tế và thương mại quốc tế của chính phủ quốc tế của chính phủ

Chính phủ là người nắm trong tay khơng những nguồn lực về tài chính mà cịn là quyền lực về chính trị, kinh tế trong một quốc gia. Do vậy, chính phủ là đối tượng duy nhất đủ tiềm lực để có thể cải cách và thực hiện các chính sách một cách đồng bộ và hiệu quả nhất vì một mục đích chung là tăng cường hiệu quả của tài trợ thương mại quốc tế, hay nói cách khác là phát triển hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế. Một số giải pháp chung nhằm phát triển kinh tế và thương mại quốc tế của Chính phủ có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, Chính phủ cần chú trọng phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

tăng cường tài trợ cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất công nghiệp bằng cách tài trợ để tiếp tục đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động các ngành sản xuất có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn như cơ khí, đồ gỗ, dệt may, da giày; phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao như vật liệu xây dựng, sản phẩm hóa dầu, sản phẩm cao su, sản phẩm cơng nghệ cao. Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển, thu hút đầu tư vào các ngành cơng nghiệp hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, linh kiện ô tô, dệt may, da giày và công nghệ cao; và khuyến khích phát triển các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu là đầu mối cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí cũng như có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xử lý mơi trường trong sản xuất phù hợp với cam kết quốc tế. Bên cạnh đó, cũng khơng bỏ qua việc tài trợ các doanh nghiệp trong ngành sản xuất nơng nghiệp vì đây chính là lợi thế cạnh tranh của nước ta so sánh với các nước khác. Chính phủ tiếp tục đầu tư ngân sách cơng để hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các ngành nơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh để định hướng cho doanh nghiệp tập trung đầu tư vào các ngành hàng này, đồng thời ban hành chính sách, biện pháp nhằm tổ chức lại sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo hướng liên kết về lực lượng, tư liệu sản xuất để tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, giống mới vào sản xuất, cũng như tài trợ để nâng doanh nghiệp có cơ hội cải tiến cơ sở hạ tầng, đưa khoa học kĩ thuật vào nơng nghiệp. Chính phủ cũng cần đầu tư nghiên cứu và ban hành cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích gắn kết việc phát triển vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Triển khai các chương trình hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong cả nước để đầu tư phát triển vùng nguyên liệu; liên kết sản xuất, chế biến tại chỗ phục vụ xuất khẩu. Chủ động có đối sách phù hợp với các chính sách bảo hộ mậu dịch dưới mọi hình thức nói chung và đối với hàng nơng, lâm, thủy sản Việt Nam nói riêng.

Thứ hai, Chính phủ cũng phải chú trọng vào nhiệm vụ phát triển thị trường bằng

trường phân phối hàng hóa Việt Nam; rà sốt các cơ chế, chính sách và cam kết quốc tế để bảo đảm sự đồng bộ trong quá trình thực hiện các cam kết. Tiến hành rà soát, đàm phán, ký mới và bổ sung các hiệp định đã ký về sự phù hợp và công nhận lẫn nhau về chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện lưu thơng thuận lợi, ổn định cho hàng hóa xuất khẩu. Chính phủ cần tổ chức hiệu quả, đồng bộ hoạt động thơng tin, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán của các thị trường để giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu quả. Một nhiệm vụ nữa của chính phủ là đổi mới mơ hình tổ chức, tăng cường hoạt động của các thương vụ, cơ quan xúc tiến thương mại ở nước ngoài; đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu mới có lợi thế cạnh tranh, khơng bị hạn chế về thị trường hoặc vào các thị trường còn nhiều tiềm năng; đẩy mạnh hoạt động xây dựng và bảo vệ thương hiệu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm; khuyến khích hoạt động của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi trong tổ chức phân phối hàng hóa Việt Nam vào hệ thống phân phối tại nước nhập khẩu. Và cuối cùng, chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực cửa khẩu biên giới; cung cấp, cập nhật thơng tin về thị trường, cơ chế, chính sách biên mậu của nước láng giềng; hướng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính để đảm bảo ổn định và phòng tránh được những rủi ro trong hoạt động thương mại biên giới.

Thứ ba, Chính phủ cũng cần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò

của hiệp hội ngành hàng bằng các biện pháp như: tập trung nguồn lực đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã và đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm có chất lượng quốc tế, hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời chú trọng sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu trong nước; triển khai áp dụng các mơ hình quản trị doanh nghiệp, mơ hình quản lý chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm trong tổ chức sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm; thực hiện phương châm liên kết và hợp tác để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường ; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm tránh rủi ro trong kinh doanh và khai thác tiềm năng tại các thị trường mới.

Đa dạng hóa đồng tiền thanh tốn và phòng ngừa rủi ro về tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu; và tổ chức lại hoạt động thông tin ngành hàng, xúc tiến thương mại của các hiệp hội ngành hàng. Đề cao vai trò liên kết giữa các hội viên, đại diện và bảo vệ lợi ích của các hội viên trong thương mại quốc tế; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ các cơ quan quản lý nhà nước giao theo luật định.

Thứ tư, Chính phủ cũng cần chú trọng hơn nữa đến hoạt động tài trợ thương mại

quốc tế cho các doanh nghiệp quốc doanh và cả ngồi quốc doanh. Chính phủ có thể xem xét lại tỉ lệ phân bổ tài trợ thương mại quốc tế cũng như các chính sách tín dụng với lãi suất và chính sách tài chính trên cả quy mơ vĩ mơ và vi mơ cho các doanh nghiệp quốc doanh và ngồi quốc doanh với hai lý do như sau: Thứ nhất, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã và đang phát triển mạnh mẽ với số lượng doanh nghiệp lớn, định hướng ngành cũng như quy mô doanh nghiệp đa dạng, nguồn vốn không chịu sự chi phối của các cơ quan quản lý nhà nước. Thứ hai, các doanh nghiệp ngồi quốc doanh ln có đặc điểm là năng động với sự thay đổi thường xuyên liên tục và cạnh tranh khốc liệt của thị trường quốc tế, và dẫn tới hoạt động thường hiệu quả hơn.. Bên cạnh đó, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được quan tâm nhiều hơn vì hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng đặc thù quốc gia như nông nghiệp, thủ công nghiệp thường thuộc loại hình này nếu ngồi quốc doanh, và những sản phẩm này của Việt Nam hiện đang là một thế mạnh trên thị trường. Vì vậy, nếu Chính phủ chuyển hướng xem xét để đầu tư nhiều hơn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế.

Thứ năm, Chính phủ cần có các chính sách thuế, phí và lệ phí hợp lý, tạo điều kiện trực tiếp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất, tham gia tích cực vào hoạt động xuất khẩu bằng chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp, doanh nghiệp mới thành lập, Chính phủ kích thích các tầng lớp dân cư bỏ vốn thành lập doanh nghiệp mới, tăng cường đầu tư, sản xuất hàng xuất khẩu. Các giải pháp về thuế thúc đẩy xuất khẩu cịn có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đặc biệt là sức cạnh tranh về giá cả. Ngồi ra, Chính

phủ đẩy mạnh ưu đãi thuế khơng chỉ bằng các chính sách thuế xuất khẩu mà cịn đối với các đầu vào nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Các nguyên liệu và bán thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu đều không đánh thuế nhập khẩu hoặc đánh thuế thấp cũng như miễn, giảm, hoàn thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản xuất hàng hóa. Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh về giá cho các sản phẩm xuất khẩu, điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Các chính sách phí, lệ phí cũng cần được áp dụng. Chế độ miễn giảm thuế và lệ phí là một trong những hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ. Mọi khoản thu từ phí và lệ phí thơng thường sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước. Miễn giảm thuế, phí và lệ phí có nghĩa là nhà nước khơng u cầu hoặc giảm mức yêu cầu các doanh nghiệp có sử dụng các dịch vụ quản lý nhà nước phải nộp các khoản lệ phí đáng lẽ ra phải nộp. Việc miễn giảm này có có tác dụng nhạy bén và trực tiếp đến việc giảm chi phí sản xuất và kinh doanh cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 83 - 87)