Căn cứ vào phương tiện tài trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 28 - 29)

1.1 Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế

1.1.4.3 Căn cứ vào phương tiện tài trợ

Căn cứ vào phương tiện tài trợ, có thể chia tài trợ thương mại quốc tế thành ba nhóm đó là tài trợ tài chính, tài trợ hàng hố và dịch vụ, tài trợ “chữ tín”

Tài trợ tài chính (International Financial Sponsorship)

Tài trợ tài chính là hoạt động tài trợ chiếm tỉ trọng lớn trong tài trợ thương mại nói chung và tài trợ thương mại quốc tế nói riêng. Tài trợ bằng tiền, người tài trợ dùng nguồn tiền huy động của mình để tài trợ cho khách hàng trong thời hạn thoả thuận và khi hết thời hạn, người nhận tài trợ có trách nhiệm phải hồn trả vốn và đền bù bằng tiền lãi cho người tài trợ. Đặc trưng của loại hình tài trợ này là đối tượng cung cấp vốn là ngân hàng thương mại, nơi mà luôn phải đối mặt với rủi ro tín dụng như nợ xấu, lãi suất biến động, tiền tệ mất giá, con nợ phá sản, khủng hoảng,…Bên cạnh đó, quyền lợi và nghĩa vụ của người tài trợ và người nhận tài trợ, điều kiện cung ứng và sử dụng tài trợ đều được quy định rõ ràng trong hợp đồng tài trợ. Các hình thức tài trợ tài chính bao gồm: tín dụng xuất nhập khẩu, ứng trước tiền, chiết khấu chứng từ, thế chấp, cho vay cầm cố, bao tín dụng tương đối và tuyệt đối. Mỗi loại tài trợ này mang những đặc điểm riêng biệt, do vậy được từng nhóm đối tượng khác nhau tại từng thời điểm khác nhau tìm kiếm và sử dụng.

Tài trợ hàng hóa và dịch vụ

Tài trợ bằng hàng hố hoặc dịch vụ là hình thức tài trợ thương mại quốc tế phát triển lâu đời nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Chủ thể cung ứng tài trợ loại này chính là các nhà sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ hoạt động trong thương mại quốc tế. Các hình thức tiêu biểu bao gồm bán chịu trả chậm bằng hối phiếu kỳ hạn, cho thuê tài chính, hàng đổi hàng, thương mại bù trừ... Các loại hình tài trợ này ngày càng phổ biến khi các doanh nghiệp đối tác tài trợ cho nhau, và thường có một

bên thứ ba đứng ra xác nhận, bảo lãnh hoặc nếu đủ tin tưởng có thể khơng có. Tài trợ hàng hố và dịch vụ thường là các gói tài trợ ngắn hạn vì mục đích bán được hàng hoặc hỗ trợ việc kinh doanh của đối tác.

Tài trợ “chữ tín”

Đặc trưng của loại hình tài trợ này là người tài trợ mang tồn bộ địa vị, danh tiếng, uy tín và thương hiệu của mình ra để cam kết sẽ thanh toán, bồ thường cho người thụ hưởng nếu người nhận tài trợ khơng hồn thành nghĩa vụ quy định trong thư tín dụng, thư bảo lãnh. Loại hình này rất phổ biến ở các nước có nền sản xuất phát triển. Người tài trợ chủ yếu trong loại hình này là các tổ chức trung gian tài chính và các tổ chức chính phủ, trong đó chủ yếu vẫn là các tổ chức tín dụng. Các loại hình tài trợ bằng “chữ tín” gồm có bảo lãnh, chấp nhận thanh tốn hối phiếu, tín dụng dự phịng, tín dụng chứng từ, thư uỷ thác mua,… mà phổ biến nhất là tín dụng chứng từ và bảo lãnh ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)