Tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 52 - 61)

2.1. Tình hình tổng quan Tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ đối vớ

2.1.2. Tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp

- Chính sách thuế và lệ phí

Ngày 1/9/2016, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Luật Thuế XNK) bắt đầu có hiệu lực, với nhiều điểm mới mang tính đột phá nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng nhiều.

Thứ nhất, miễn thuế cho hàng sản xuất xuất khẩu. Điểm nổi bật của Luật Thuế xuất

nhập khẩu được cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng nhất là kể từ 1/9/2016, hàng nhập khẩu (NK) để sản xuất xuất khẩu (SXXK) sẽ được miễn thuế, thay vì doanh nghiệp phải nộp thuế khi NK được hoàn thuế khi xuất khẩu như trước đây. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tại văn bản số 12166/BTC-TCHQ và 12167/BTC-TCHQ (31/8/2016), Bộ Tài chính đã có hướng dẫn miễn thuế cho hàng sản xuất xuất khẩu thuộc tờ khai hải quan trước ngày 1/9/2016 chưa nộp thuế theo quy định tại khoản 7 và điểm d khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất nhập khẩu. Để được miễn thuế, người nộp thuế phải có văn bản đề nghị cơ quan hải quan giải quyết thủ tục miễn thuế đối với tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 1/9/2016, trong đó kê khai rõ số lượng hàng hóa và số tiền thuế thực hiện thủ tục hồn thuế/ khơng thu thuế. Số lượng hàng hóa và số tiền thuế được miễn theo quy định của Luật Thuế xuất nhập khẩu. Số lượng hàng hóa và số tiền thuế tương ứng với hàng hóa được miễn kê khai trên tờ khai hải quan mới như quy định hiện hành về chuyển đổi mục đích sử dụng (căn cứ tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm tờ khai ban đầu). Thời gian thực hiện kê khai đến hết ngày 31/12/2016. Cũng tại văn bản này, Bộ Tài chính hướng dẫn, hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định được miễn thuế theo quy định tại khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất nhập khẩu. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế quy định tại điểm c khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất nhập khẩu phải đảm bảo không làm thay đổi hình dáng, cơng dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa tạm nhập, tạm

xuất và khơng tạo ra hàng hóa khác.Trường hợp thay thế hàng hóa theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán thì hàng hóa thay thế phải đảm bảo về hình dáng, cơng dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa được thay thế. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, người nộp thuế phải nộp thêm thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng, hoặc giấy nộp tiền đặt cọc vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước: 1 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu đối với trường hợp thư bảo lãnh chưa được cập nhật vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng hướng dẫn việc miễn thuế đối với hàng hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin; nông nghiệp; hàng chuyên phục vụ trực tiếp cho giáo dục; hàng phục vụ hoạt động in đúc tiền…

Thứ hai, miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia cơng. Theo quy định của Luật

Thuế xuất nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu (XK) để gia cơng sau đó NK được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tính trên phần giá trị của nguyên liệu cấu thành sản phẩm gia công. Tuy nhiên đây là lĩnh vực khơng khuyến khích. Do đó, liên quan đến việc miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công, tại cơng văn 12166/BTC-TCHQ (31/8/2016), Bộ Tài chính hướng dẫn, hàng hóa xuất khẩu để gia cơng là tài ngun, khống sản, sản phẩm có tổng giá trị tài ngun, khống sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành phẩm trở lên thì khơng được miễn thuế xuất khẩu. Theo đó, người nộp thuế tự kê khai, tự xác định sản phẩm có tổng giá trị tài ngun, khống sản cộng với chi phí năng lượng dưới 51% giá thành phẩm trước khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa để làm cơ sở xác định hàng hóa miễn thuế theo quy định. Việc xác định sản phẩm có tổng giá trị tài ngun, khống sản cộng với chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm căn cứ vào quy định về xác định sản phẩm có tổng giá trị tài ngun, khống sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên quy định tại Nghị định 100/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016.

Thứ ba, doanh nghiệp ưu tiên chỉ cần kê khai nộp thuế 1 lần/ tháng. Đồng thời với

chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cũng ban hành văn bản 12167/BTC- TCHQ hướng dẫn một số điểm quan trọng nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Trong đó, nổi bật là hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố thực

hiện quy định mới của Luật Thuế xuất nhập khẩu, kể từ ngày 1/9/2016, doanh nghiệp thuộc diện được Tổng cục Hải quan công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan chỉ phải kê khai nộp thuế 1 lần/ tháng; không phải trả phí bảo lãnh, thiết thực giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp so với trước đây phải nộp thuế cho từng tờ khai. Được biết, đến nay, Tổng cục Hải quan đã lựa chọn và công nhận ưu tiên trong lĩnh vực hải quan cho 54 doanh nghiệp, là những doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu lớn, đóng góp số thu ngân sách lớn; thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật; thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục thuế điện tử; tuân thủ pháp luật về kế toán, thống kê; chấp hành tốt pháp luật hải quan, pháp luật thuế. Cụ thể, Luật Thuế xuất nhập khẩu mới đã bổ sung khoản 3, Điều 9 quy định: “Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật Hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế”.

- Chính sách tỉ giá hối đối

Tại Việt Nam, Ngân hàng nhà nước thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và lấy tỷ giá bình quân ngoại tệ liên ngân hàng làm “tỷ giá cơ bản” hướng dẫn việc xác định tỷ giá kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Tỷ giá bình quân ngoại tệ liên ngân hàng được coi là tỷ giá bán bn ngoại tệ, cịn tỷ giá kinh doanh của các ngân hàng được coi như là tỷ giá bán lẻ. Chênh lệch giữ hai tỷ giá này gọi là biên độ của tỷ giá. Ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ điều tiết tỷ giá cũng như biên độ này bằng cách tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hình thành tỷ giá bình quân liên ngân hàng và quy định biên độ của tỷ giá kinh doanh. Đây chính là việc chính phủ tài trợ cho các doanh nghiệp trong thương mại quốc tế. Trên thực tế, tỷ giá bình quân liên ngân hàng chịu ảnh hưởng lớn từ quan hệ cung cầu, do vậy nhà nước Việt Nam tác động đến quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường bằng các nghiệp vụ thị trường mở như chính sách chiết khấu, tái cấp vốn, tham gia đấu thầu, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cũng như thực hiện nới lỏng hoặc thắt chặt cơ chế bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Chính phủ Việt Nam đang sử dụng phá giá tiền tệ như một chính sách tài trợ của nhà nước. Trong suốt hơn 10 năm qua, các lần điều chỉnh tỷ giá chính thức của đồng Việt Nam (VND) với đô la Mỹ (USD) đều theo hướng phá giá VND cho gần với giá thị trường chợ đen. Tỉ giá danh nghĩa của VND so với USD vì thế liên tục tăng. Nếu như năm 2006 tỉ giá VND với USD là khoảng 15,000 VND/USD thì hiện nay tỷ giá mới là khoảng 22,000 VND/USD. Tức là về mặt danh nghĩa, VND mất giá khoảng 50% so với USD trong vòng hơn 10 năm qua.

Một số dấu mốc quan trọng có thể điểm qua như:

Một là, ngày 25/11/2009, ngân hàng nhà nước đã ban hành hai quyết định quan

trọng liên quan đến chính sách tiền tệ. Theo đó, từ 01/12/2009 lãi suất cơ bản sẽ tăng lên 8%/năm (từ mức 7%/năm) và tỷ giá liên ngân hàng được nới rộng thêm 5,5%. Cụ thể, mức tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 26/11/2009 là 17.961 VND/USD, tăng gần 1,000 đồng (5,5%) từ mức 17.027 VND/USD. Đồng thời, NHNN cũng thu hẹp biên độ tỷ giá mới cho giao dịch mua, bán giao ngay giữa USD và VND là +/- 3% từ ngày 26/11/2009, thay vì +/-5% như trước đây. Với các điều chỉnh này, mức tỷ giá sàn và trần tương ứng sẽ là 17.422 – 18.500 VND/USD. Động thái nâng tỷ giá này nhằm giúp giảm căng thẳng trên thị trường ngoại tệ. Chênh lệch giữa tỷ giá VND/USD chính thức và phi chính thức đã có lúc lên tới trên 2,000 đồng. Kể từ tháng 01/2009 tiền đồng đã mất giá 12% trên thị trường tự do, từ 17.500 VND/USD lên tới 19.700 VND/USD.

Hai là, Ngày 10/02/2010, NHNN lại quyết định tăng mạnh tỷ giá liên ngân hàng

giữa đồng Việt Nam và USD từ 17.941 VND/USD lên 18.544 VND/USD, tương đương với mức tăng 3,3% và chính thức áp dụng mức tỷ giá này từ ngày 11/02/2010. Như vậy với biên độ biến động tỉ giá là +/-3%, ngân hàng có thể mua/bán USD với giá trần 19.100 VND/USD, tức cao hơn 3% so với tỷ giá liên ngân hàng. Mức giá này cũng gần với giá USD trên thị trường tự do, xoay quanh mức 19.150 - 19.250 VND/USD giá mua vào, bán ra. Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng là nhằm cân đối hài hòa cung - cầu ngoại tệ, tăng cường sự lưu thơng trên thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm sốt nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với việc điều chỉnh tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng, NHNN cũng quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa

bằng đô la Mỹ của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng. Theo đó kể từ ngày 11/2/2010, mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng) tại các ngân hàng tối đa là 1,0%/năm. Hiện, lãi suất niêm yết cho tiền gửi bằng USD tại các ngân hàng trở về mức 0%/năm đối với ngân hàng thương mại cổ phần.

Ba là, tháng 8/2010, NHNN đã có quyết định nâng tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô

la Mỹ thêm 2,1%, từ 18.544 VND/USD lên 18.932 VND/USD, với biên độ được giữ nguyên ở mức +/-3%, áp dụng từ ngày 18/08/2010. Theo đó, tỷ giá trần USD/VND có thể giao dịch sẽ tăng lên ở mức 19.500 VND/USD. Đây là đợt điều chỉnh thứ 2 trong năm 2010 và là đợt thứ 3 kể từ ngày 25/11/2009 NHNN điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng. Tính từ đầu năm 2010 đến nay, tỷ giá USD/VND đã được tăng tổng cộng thêm 5,27%. Bước đi này nhằm giảm sức ép lên tiền đồng trong hơn hai tháng qua do áp lực từ thâm hụt thương mại cao, áp lực từ tín dụng bằng ngoại tệ, từ lạm phát và tâm lý kỳ vọng của người dân. Thâm hụt thương mại hiện đang ở mức 7,44 tỷ USD hay 19,45% kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm trong khi mục tiêu cả năm là 20%. Dự trữ ngoại hối từ mức khá cao của 2008 khoảng 23 tỉ USD đã giảm xuống chỉ còn ở mức 7 tuần nhập khẩu theo IMF hay 9 tuần nhập khẩu theo Ngân hàng Nhà nước. Lấy số liệu nhập khẩu của 7 tháng (45,71 tỉ USD) và ước lượng 7 tuần nhập khẩu khoảng 11,4 tỉ USD, hay 9 tuần nhập khẩu cỡ 14,7 tỉ USD. Như thế từ điểm cao nhất 23 tỉ USD, dự trữ ngoại hối đã giảm cỡ hơn 10 tỉ USD. Đấy là những áp lực khơng nhỏ đối với các nhà hoạch định chính sách. Chính vì lý do đó việc điều chỉnh tỉ giá nhằm giảm mức nhập siêu và tăng mức dữ trữ ngoại hối là điều dễ hiểu.

Bốn là, ngày 6/1/ 2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh thêm 1% tỷ

giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và USD, lên 21.458 VNĐ đổi một USD. Tổng cục Thống kê Việt Nam cuối tháng Tư năm 2015 công bố số liệu cho thấy, kim ngạch thương mại trong 4 tháng đầu năm 2015 của Việt Nam tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 2010, ước tính xuất khẩu đạt 50,1 tỷ USD, nhập khẩu đạt 53,1 tỷ USD. Như vậy, nhập siêu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm lên tới 3 tỷ USD. Và hệ quả là, chỉ sau 4 tháng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại một lần nữa phá giá VNĐ, dĩ nhiên sẽ dẫn đến sự hoang mang của thị trường ngoại hối và các nhà đầu tư. Ngày 7/5, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thông báo tăng tỷ giá tham chiếu cho cặp tỷ

giá USD/VND thêm 1% từ mức 21.458 lên 21.673 đồng, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 7/5/2015. Tỷ giá được cho phép giao dịch trong biên độ +/-1% xung quanh tỷ giá tham chiếu tức từ 21.456 – 21.890 VND/USD. Qua đó cho thấy việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lần thứ hai phá giá VNĐ, nguyên nhân chính là nhằm kích thích xuất khẩu, duy trì sức cạnh tranh xuất khẩu của hàng hố Việt Nam.

Mỗi năm, Chính phủ Việt Nam đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tương ứng là xuất khẩu phải đạt một tỉ lệ tăng trưởng tương xứng. Muốn hồn thành mục tiêu, chính phủ có thể nhận thấy khơng loại trừ khả năng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục phá giá VNĐ. Tỷ giá hối đoái là cán cân điều tiết quan trọng nhất trong thương mại quốc tế, việc chủ động phá giá đồng tiền có thể làm dịu áp lực xuất khẩu. Tuy nhiên một điều khơng thể phủ nhận, đó là việc phá giá đồng tiền là con dao hai lưỡi, tuy có lợi cho xuất khẩu nhưng lại bất lợi cho nhập khẩu. Ngân hàng HSBC trong báo cáo "Triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam" công bố mới đây cũng cho biết, biện pháp giải quyết sự phát triển chậm của kinh tế Việt Nam hiện nay là hạ thấp lãi suất tiền đồng hoặc phá giá tiền đồng, về lâu dài thì cần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu, giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu.

-Chính sách lãi suất

Thực tế, hầu như 100% vốn lưu động và một phần vốn cố định của các doanh nghiệp đều phải vay từ các tổ chức tín dụng. Các doanh nghiệp vay vốn của các tổ chức tín dụng trong một thời hạn nhất định, khi đáo hạn phải hoàn trả lại vốn và lãi cho tổ chức tín dụng. Lãi suất vay vốn là lãi suất thị trường và được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Nhà nước muốn tài trợ cho các doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế, Nhà nước sử dụng cơ chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay so với lãi suất cho vay trên thị trường. Phần chênh lệch lãi suất đó là lượng giá trị tài trợ gián tiếp của Nhà nước cho các doanh nghiệp. Khi đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ là người thay mặt Chính phủ thực hiện chính sách lãi suất nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp được nhận tài trợ là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo các chương trình mục tiêu của nhà nước. Ngân hàng nhà nước sẽ là người quyết định loại tiền tệ, mức lãi suất vay ưu đãi, thời hạn cho vay. Một số chính sách thường được áp dụng có thể kể đến như:

+ Áp dụng mức lãi suất chiết khấu thấp đối với các hối phiếu đòi nợ của các ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 52 - 61)