Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp của Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 31 - 38)

1.2. Tài trợ Thương mại quốc tế của Chính phủ đối với doanh nghiệp

1.2.4.1 Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp của Chính phủ

- Trợ cấp xuất khẩu: Theo quan điểm của WTO (quy định trong Hiệp định Trợ cấp và đối kháng SCM) thì trợ cấp là việc Chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thơng thường doanh nghiệp khơng thể có. Như vậy, trợ cấp xuất khẩu chính là những ưu đãi mà Chính phủ một nước dành cho các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu bao gồm phạm vi rất rộng như: Chính phủ trực tiếp cấp vốn, cho vay, góp cổ phần, đảm bảo tín dụng; Chính phủ bỏ qua hay khơng thu các khoản thu mà doanh nghiệp phải nộp; Chính phủ cung cấp hàng hóa hay dịch vụ nói chung hoặc mua hàng vào; Chính phủ đóng góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một cơ quan tư nhân thực thi một hay nhiều công việc trên đây; hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá khi xuất khẩu... Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là giúp người xuất khẩu tăng thu nhập nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, do đó đẩy mạnh được xuất khẩu. Ở đây ta chỉ đề cập đến khoản trợ cấp trực tiếp là việc nhà nước trực tiếp dành cho doanh nghiệp những thuận lợi khi xuất khẩu hàng hóa như: Trực tiếp cấp tiền (cấp vốn, cho vay ưu đãi

hoặc góp vốn cổ phần) hoặc Chính phủ bảo lãnh các khoản vay. Chính phủ miễn những khoản phải thu lẽ ra phải đóng (thuế, phí), áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu...; Cho các nhà xuất khẩu được hưởng các giá ưu đãi đối với hàng xuất khẩu...; Cho các nhà xuất khẩu được hưởng các giá ưu đãi cho các đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu như điện, nước, vận tải, thông tin liên lạc, trợ giá xuất khẩu. Từ đó trực tiếp làm giảm giá thành tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Trong hoàn cảnh thị trường khơng hồn hảo, Chính phủ các nước đều muốn sản phẩm của các doanh nghiệp nước mình đủ sức cạnh tranh và giành được thị trường tiêu thụ ở nước ngồi. Vì vậy, đối với nước ta, trợ cấp xuất khẩu được sử dụng như là một cơng cụ để đẩy mạnh xuất khẩu nói riêng và tài trợ thương mại nói chung, tuy nhiên hành động này vấp phải sự hạn chế đến từ WTO. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, do một số hạn chế về luật khi tham gia hội nhập, trợ cấp xuất hẩu khơng cịn là biện pháp hữu hiệu mà chính phủ được phép sử dụng rộng rãi như trước nữa.

- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam là điều tất yếu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta đang phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngồi. Một trong những hình thức hỗ trợ xuất khẩu mới, phù hợp với các quy định của WTO, là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mới thực sự được chú ý trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là hình thức khá phổ biến trên thế giới, và bắt đầu được áp dụng tại Việt Nam. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu, yên tâm hơn khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu nhiều rủi ro. Hơn thế nữa, nó lại phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO vì nó được tổ chức này cơng nhận.

Bên cạnh đó chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách đầu tư, tài trợ như cho vay, góp vốn thành lập doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp. Các nghiệp vụ tín dụng được áp dụng rộng rãi đã giúp cho các nhà xuất khẩu, các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình quay vịng vốn, giúp họ có nguồn vốn

tiếp tục kinh doanh, mở rộng sản xuất. Biện pháp bảo lãnh tín dụng cũng góp phần thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Cơng cụ tín dụng này khơng chỉ giúp cho doanh nghiệp mở rộng vốn kinh doanh, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, chủ động hơn về vốn trong sản xuất kinh doanh mà cịn giúp doanh nghiệp có nguồn đầu vào ổn định, phong phú hơn, phục vụ tốt hơn cho sản xuất và kinh doanh xuất khẩu. Bên cạnh đó, nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu cũng góp phần nâng cao uy tín của các doanh nghiệp trong xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tự tin kí kết các hợp đồng giá trị lớn, mang lại hiệu quả không nhỏ cho bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế.

- Tín dụng hỗn hợp giữa tài trợ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và tài trợ thương mại quốc tế, cũng là một hình thức tài trợ thương mại quốc tế để khuyến khích và hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng hoá của nước tài trợ sang nước nhận tài trợ. Đây là hình thức tài trợ thương mại quốc tế có điều kiện. Tín dụng hỗn hợp thường được dùng để “mềm hố” một tín dụng xuất khẩu truyền thống bằng cách kéo dài thời hạn đáo hạn cuối cùng của khoản vay và giảm lãi suất. Thông thường cơ cấu của khoản tín dụng hỗn hợp bao gồm 35% giá trị của hợp đồng được vay theo những điều kiện của phương thức viện trợ ODA, có thời hạn thanh tốn dài hơn và lãi suất thấp (khoảng 0,75%-2%/năm), 65% còn lại sẽ vay theo hình thức tín dụng xuất khẩu thơng thường. Để được vay theo hình thức này thì ít nhất 80% giá trị hợp đồng phải nhập hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước tài trợ. Chính phủ hai nước sẽ ký hợp đồng tài trợ khung, trên cơ sở các khoản vay riêng lẻ sẽ được thực hiện. Vì đây là khoản tín dụng có thời gian thanh tốn dài và lãi suất tương đối thấp, nên người ta thường tài trợ cho những dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng, và những dự án có lãi suất thấp và thời hạn thu hồi vốn lâu.

Như vậy, từ những nguồn tài chính này, Chính phủ có cơ hội tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp đến các doanh nghiệp thông qua các biện pháp sau:

-Các quỹ tài trợ ưu đãi cho xuất khẩu: Từ các nguồn tài chính khác nhau, Nhà nước hình thành các Quỹ tập trung của mình và phi tập trung của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội nhằm mục đích thực hiện chính sách điều tiết kinh tế vĩ mơ của Nhà nước. Tuỳ theo yêu cầu của tài trợ thương mại của mỗi quốc gia mà hình thành các loại quỹ khác nhau, trong đó phổ biến là: quỹ dự phịng rủi ro, quỹ bình ổn giá cả,

quỹ trợ cấp xuất khẩu, quỹ đầu tư và phát triển ngành hàng xuất nhập khẩu, quỹ xúc tiến xuất khẩu. Ở nước ta, Ngân hàng phát triển Việt Nam mà tiền thân của nó là Quỹ hỗ trợ phát triển là tổ chức Nhà nước với hai nhiệm vụ là thực hiện chính sách phát triển và tài trợ tài chính xuất khẩu cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Mục đích hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam là phi lợi nhuận với vốn điều lệ 5000 tỉ đồng, thời hạn hoạt động 99 năm. Đây là ngân hàng không phải nộp thuế và nghĩa vụ ngân sách, được miễn nghĩa vụ tiền gửi, miễn dự trữ bắt buộc tại ngân hàng nhà nước và được nhà nước đảm bảo khả năng thanh tốn.

- Bảo lãnh tín dụng: Bên cạnh các chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách đầu tư, tài trợ như cho vay, góp vốn thành lập doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp. Các nghiệp vụ tín dụng được áp dụng rộng rãi đã giúp cho các nhà xuất khẩu, các doanh nghiệp đẩy nhanh q trình quay vịng vốn, giúp họ có nguồn vốn tiếp tục kinh doanh, mở rộng sản xuất. Biện pháp bảo lãnh tín dụng cũng góp phần thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Cơng cụ tín dụng này không chỉ giúp cho doanh nghiệp mở rộng vốn kinh doanh, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, chủ động hơn về vốn trong sản xuất kinh doanh mà cịn giúp doanh nghiệp có nguồn đầu vào ổn định, phong phú hơn, phục vụ tốt hơn cho sản xuất và kinh doanh xuất khẩu. Bên cạnh đó, nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu cũng góp phần nâng cao uy tín của các doanh nghiệp trong xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp tự tin kí kết các hợp đồng giá trị lớn, mang lại hiệu quả không nhỏ cho bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế.

Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các nước đang phát triển khi thực hiện các thương vụ đều phải vay vốn các ngân hàng thương mại. Nhưng muốn ngân hàng cấp tín dụng cần phải thế chấp hoặc cần có sự bảo lãnh nào đó. Trong trường hợp này nhà nước đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp vay, nếu có rủi ro gì đối với khoản tín dụng đó nhà nước sẽ chịu. Bên cạnh đó, để chiếm lĩnh thị trường nước ngồi, nhiều doanh nghiệp thực hiện việc bán chịu hoặc trả chậm, với lãi suất ưu đãi đối với người mua hàng nước ngoài. Việc bán hàng như vậy thường có những rủi ro (do nguyên nhân kinh tế hoặc chính trị) dẫn đến sự mất vốn. Trong trường hợp đó, để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu hàng bằng

cách bán chịu, Nhà nước đứng ra bảo lãnh, đền bù nếu bị mất vốn. Tỷ lệ đền bù có thể lên đến 100% vốn bị mất, nhưng thường tỷ lệ đền bù có thể lớn đến 60-70% khoản tín dụng để các nhà xuất khẩu phải quan tâm đến việc kiểm tra khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu và quan tâm đến việc thu tiền bán hàng sau khi hết thời hạn tín dụng. Hiện nay ở Việt Nam, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Nhà nước đứng ra bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, ngồi việc thúc đẩy xuất khẩu, cịn nâng được giá bán hàng vì giá bán chịu bao gồm cả giá bán trả tiền ngay và phí tổn đảm bảo lợi tức. Đây là một hình thức khá phổ biến trong chính sách ngoại thương của nhiều nước để mở rộng xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường.

Nguồn vốn chính phủ sử dụng để đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại quốc tế hiện nay vẫn chủ yếu từ ngân sách trung ương, phân bổ tới các cơ quan hữu quan để thực hiện nhiệm vụ tài trợ. Để tăng nguồn ngân sách, chính phủ sử dụng các nguồn tài trợ từ bên ngồi, trong đó, nguồn vốn tài trợ từ các nước, nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế khác và các nguồn thu khác của Chính phủ từ nước ngồi.

- Nguồn tài trợ từ các nước (ODA)

Như ta đã biết, có rất nhiều cách định nghĩa về ODA, song có thể định nghĩa về ODA dễ nắm bắt như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là nguồn vốn từ các cơ quan chính thức bên ngồi cung cấp (hỗ trợ) cho các nước đang và kém phát triển hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính (thơng qua các cơ quan chính thức) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các nước này”. Các cơ quan bên ngồi nhắc tới ở đây ngồi chính phủ các nước ngoài trong hoạt động tài trợ song phương, thì khơng thể khơng nhắc tới nguồn tài chính cho tài trợ thương mại quốc tế đến từ các tổ chức khu vực và thế giới.

Viện trợ phát triển chính thức ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho vay với các điều kiện ưu đãi; ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển (và các tổ chức nhiều bên), được các cơ quan thừa hành của Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ tài trợ. Vốn ODA phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia, một địa phương, một ngành - được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và cam kết tài trợ. Bản chất của vốn ODA là vốn ODA mang đặc trưng do Chính phủ của

một nước hoặc các tổ chức quốc tế cấp cho các cơ quan chính thức của một nước; khơng cấp cho những dự án mang tính chất thương mại, mà chỉ nhằm mục đích nhân đạo, giúp phát triển kinh tế, khắc phục khó khăn về tài chính hoặc nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội của nước nhận viện trợ; cuối cùng, nguồn vốn có nhiều ưu đãi với thời điểm vay kéo dài và lãi suất thấp, thậm chí có khoảng 10% vốn ODA là khơng hồn lại. Các nước viện trợ sử dụng ODA để khuyến khích sự phát triển kinh tế - xã hội ở các nước đang phát triển theo hình mẫu mà họ mong muốn. Ví dụ, khuyến khích phát triển kinh tế thị trường, tự do hoá thương mại, mở cửa đầu tư… Trong phương thức này, Nhà nước đóng vai trị là người nhận và quản lý, phân phối nguồn tài trợ tài chính trực tiếp từ các nước ngồi với lãi suất bằng khơng hoặc ưu đãi. Nguồn vốn cho vay thường lấy từ ngân sách nhà nước của nước bạn. Thơng thường, Chính phủ hai nước sẽ ký hợp đồng tài trợ khung, trên cơ sở các khoản vay riêng lẻ sẽ được thực hiện. Việc cho vay này thường kèm theo các điều kiện kinh tế và chính trị có lợi cho nước cho vay, mà tiêu biểu nhất chính là việc phải nhập hàng từ quốc gia đó.

Tuy nhiên, ODA không chỉ đơn thuần là việc giúp đỡ hữu nghị mà cịn mang tính ràng buộc, là một cơng cụ có hiệu quả để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và vị thế chính trị cho nước tài trợ. Mục đích của viện trợ có điều kiện là cho phép các nhà sản xuất ở nước tài trợ giành được những hợp đồng trong khoản mua sắm bằng viện trợ nước ngồi. Hình thức này vừa có tác dụng giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh được xuất khẩu vì có sẵn thị trường, hơn nữa, các nước cho vay thường là những nước có tiềm lực kinh tế, đối với bản thân quốc gia đó, hình thức này giúp giải quyết tình trạng dư thừa hàng hóa ở trong nước. Thực tế, việc “ràng buộc” viện trợ song phương với việc mua trang thiết bị từ nước cung cấp viện trợ đã làm giảm bớt giá trị thực sự của những khoản viện trợ này cho các nước đang phát triển. Thông thường, các nhà tài trợ thường yêu cầu các nước nhận viện trợ phải dùng 50% viện trợ để mua hàng hố và dịch vụ của họ. Viện trợ có điều kiện cịn mở ra cơ hội đặt hàng trong tương lai cho các nhà xuất khẩu ở nước cung cấp ODA. Một khi nước tiếp nhận viện trợ lắp đặt máy móc thiết bị từ một nhà cung cấp nhất định, họ chắc chắn sẽ quay lại nhà cung cấp này để mua linh kiện, phụ tùng thay thế. Ngoài ra, ODA cịn như một cơng cụ để thực hiện ý đồ chính trị đối ngoại, xác định vai trị và

ảnh hưởng chính trị của các nước phát triển tại các quốc gia và khu vực tiếp nhận. Như Mỹ là một trong các quốc gia thường xuyên sử dụng các điều kiện chính trị để “mặc cả” với các quốc gia tiếp nhận viện trợ. Nhật Bản dùng ODA để bình thường hố quan hệ với các nước Đơng Nam Á. Đối với Việt Nam, Chính phủ đang tích cực thu hút và quản lý hiệu quả nguồn tài trợ này giúp việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của ta.

- Nguồn từ các tổ chức quốc tế khác (WB, IMF, ADB…)

Hiện nay đồng thời với việc cung cấp ODA song phương (trực tiếp), các nước còn chuyển giao ODA cho các nước đang phát triển thông qua các tổ chức viện trợ đa phương. Có thể các khoản viện trợ của các tổ chức tài chính quốc tế được chuyển trực tiếp cho bên nhận viện trợ. Nguồn ODA đa phương chiếm khoảng 20% trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 31 - 38)