với doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2016
2.2.1Những kết quả đạt được
Một là, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn ODA tiếp sức cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế ngày càng tăng và đã đạt được nhiều thành công trong những năm qua. Tổng giá trị vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi ký kết với nhà tài trợ giai đoạn 2011 – 2015 đạt khoảng 27,782 tỷ USD, bằng 131% so với giai đoạn 2006 – 2010. Không chỉ đột phá trong việc đàm phán, ký kết vay vốn ODA, mà còn có bước đột phá trong giải ngân khi mà trong 5 năm vừa qua, giải ngân nguồn vốn này đạt 22,325 tỷ USD, bằng 160% so với giai đoạn 5 năm trước đó. Từ kết quả khả quan đã đạt được, Chính phủ tính toán, trong giai đoạn 2016 – 2020, tổng nguồn vốn ODA có thể đàm phán, ký kết được vào khoảng 20 – 25 tỷ USD; giải ngân đạt 25 – 30 tỷ USD (bao gồm cả 22 tỷ USD đã đàm phán, ký kết của các giai đoạn trước chưa kịp giải ngân). Báo cáo về tình hình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong năm 2016 đạt khoảng 5,264 tỷ USD, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2015. Mặc dù có rất nhiều nhiệm vụ về phát triển y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng giao thông,…mà chính phủ một nước đang phát triển cần làm triệt để, chính phủ Việt Nam vẫn trích ra một phần tài chính từ nguồn này ổn định và ngày càng tăng để thực hiện tài trợ thương mại quốc tế nhằm phát triển thương mại quốc tế nước nhà, như năm 2016 con số đó là 51,186 tỉ đồng. Cũng dựa trên cơ sở dữ liệu mà người viết đã thu thập, nhà nước dành nhiều nỗ lực hơn để tài trợ cho các doanh nghiệp quốc doanh.
Hai là, hoạt động cấp tín dụng được thực hiện chính xác, kịp thời đem lại hiệu quả tức thời cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành mũi nhọn. Cùng nhìn lại thanh tựu qua các giai đoạn:
+Năm 2009, ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, trước ngày 10/9/2008, phải báo cáo số liệu về hoạt động cấp tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu đã thực hiện từ ngày 31/3 đến hết tháng 8/2008 để lấy cơ sở xác định hiệu quả tài trợ xuất khẩu. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các báo cáo, ngân hàng nhà nước sẽ đánh giá tình hình hoạt động của ngân
hàng hỗ trợ xuất khẩu và xem xét để xử lý khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế hoạt động tín dụng này, sau khi ban hành Quyết định 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/4/2008 về việc cho vay bằng ngoại tệ của ngân hàng đối với khách hàng là người cư trú và không cho doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn bằng USD. Trong thời gian trước năm 2008, khi các chính sách thắt chặt tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát được NHNN ban hành, trong đó có chủ trương kiềm chế tăng trưởng tín dụng dưới mức 30%, các ngân hàng nhà nước và ngoài nhà nước đã hạn chế cửa vốn đầu ra, tuy nhiên sau đó, nhờ tác động chính sách từ chính phủ, nhiều ngân hàng đã hưởng ứng chủ trương giảm lãi suất cho vay. Vì vậy, năm 2009 đánh dấu một sự tăng trưởng trong tài trợ thương mại quốc tế nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói chung. Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, từ năm 2002 đến 2009, Chính phủ đã chỉ định các chi nhánh Ngân hàng phát triển đã cho vay tín dụng xuất khẩu hơn 249 tỷ đồng đối với 4 doanh nghiệp: Công ty Đầu tư cà phê-Dịch vụ đường 9, Công ty TNHH Thái Hoà- Quảng Trị, Công ty TNHH một thành viên thương mại Quảng Trị, Công ty CP nông sản Tân Lâm. Số vốn này thực sự phát huy hiệu quả, giúp các đơn vị làm ăn hiệu quả trong cơ chế thị trường nhiều biến động được tăng dần qua các năm, năm 2002 số vốn cho vay xuất khẩu chỉ đạt 9 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên trên 76 tỷ đồng và riêng 5 tháng đầu năm 2008 đạt 39 tỷ đồng. Kết quả đó, phần nào nói lên được ý nghĩa của loại vốn vay này, nó thực sự tiếp sức thêm cho nhiều doanh nghiệp, điều đáng nói là các doanh nghiệp được vay đã thực hiện nghiêm túc trong việc trả vốn lẫn lãi vay theo từng hợp đồng tín dụng. Thêm vào đó, năm 2000, Công ty TNHH Thái Hoà bắt đầu “đặt chân” trên đất Quảng Trị. Nhà máy chế biến và xuất khẩu cà phê đầu tiên được xây dựng tại Khe Sanh, Hướng Hoá, với công suất 100 tấn quả tươi/ngày, sau đó được nâng lên 300 tấn quả tươi/ngày đêm, năm 2006 một nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu khác của Công ty này được xây dựng ở Khu thương mại Lao Bảo, với tổng mức vốn đầu tư của các nhà máy này lên đến hàng chục tỷ đồng. Năm 2003 khi tiếp cận được nguồn vốn vay tín dụng xuất khẩu, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Thái Hoà- Quảng Trị rất phấn khởi, theo lời của ông Võ Văn Thắng- Giám đốc Công ty thì đây là một cơ hội "vàng" để công ty có vốn và phát triển. Vậy là hơn 5 năm qua, năm nào Công ty cũng được vay vốn tín dụng xuất khẩu, với tổng số tiền vay lên đến hàng chục tỷ đồng. Ngay từ những năm đầu việc vay vốn và thực hiện trả vốn và lãi vay với ngân hàng đều rất nghiêm túc trên từng hợp đồng xuất khẩu. Từ uy tín và có lòng tin, năm 2007 và 2008,
bằng việc thực hiện vay vốn cho mỗi một hợp đồng xuất khẩu, Chi nhánh ngân hàng phát triển Quảng Trị đã chuyển thành hạn mức vay cụ thể cho từng năm đối với Công ty Thái Hoà. Cụ thể năm 2007, hạn mức vay của Công ty là 15 tỷ, năm 2008 là 30 tỷ. Nguồn vay này góp phần không nhỏ đưa hiệu quả hoạt động của công ty tăng dần qua các năm. Hàng năm Công ty thu mua khoảng 20 ngàn tấn cà phê quả tươi, chiếm 30% tổng sản lượng cà phê huyện Hướng Hoá, giá trị xuất khẩu đạt hàng trăm ngàn USD. Chỉ tính riêng trong vụ 2005-2006 Công ty đã xuất khẩu 700 tấn cà phê nhân, đạt 1.820.000 USD, vụ 2006-2007 xuất khẩu 850 tấn cà phê nhân đạt 2.210.000 USD, lợi nhuận hàng năm đạt từ 10-12 tỷ đồng. Cũng chế biến và xuất khẩu cà phê nhân, nhưng Công ty đầu tư cà phê-dịch vụ đường 9 vừa đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất và chế biến cà phê xuất khẩu, đồng thời chú trọng đến việc phát triển vùng nguyên liệu cà phê. Hiện công ty đã trồng 850 ha cà phê Arabica và đã cho thu hoạch. Cùng với diện tích cà phê của đơn vị, mỗi năm Công ty thu mua chế biến hàng chục ngàn tấn cà phê quả tươi là đơn vị có khối lượng thu mua cà phê lớn nhất trên địa bàn tỉnh. Từ các hoạt động sản xuất kinh doanh này, công ty vay hàng chục tỷ đồng vốn bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, song nguồn vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trở thành một trong những chiến lược đòn bẩy, góp phần thiết thực đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày một vươn xa hơn. Khối lượng cà phê xuất khẩu tăng dần qua các năm cũng đồng điệu với vốn vay xuất khẩu. Năm 2006, Công ty vay vốn tín dụng xuất khẩu 19 tỷ đồng, xuất khẩu 920 tấn cà phê nhân, giá trị 2 triệu USD; năm 2007 vốn vay tín dụng xuất khẩu 27 tỷ đồng, khối lượng cà phê nhân xuất khẩu gần 1500 tấn, giá trị gần 3 triệu USD, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Ngoài sự góp mặt vào hiệu quả xuất khẩu cà phê, những năm qua vốn vay tín dụng xuất khẩu đã "chung sức" xây dựng sản phẩm tinh bột sắn có thương hiệu ở thị trường ngoài nước, khơi dậy tiềm năng của vùng đất gò đồi. Đơn cử như Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá (Công ty TNHH một thành viên thương mại Quảng Trị) ra đời từ năm 2003, công suất 60 tấn tinh bột/ngày với tổng mức vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng. Cùng với việc cho vay đầu tư xây dựng Nhà máy, từ năm 2004 đến nay Ngân hàng phát triển đã giải ngân trên 41 tỷ đồng vốn hỗ trợ xuất khẩu. Có vốn nên việc thu mua sắn nguyên liệu rất thuận lợi, đáp ứng được nguốn hàng xuất khẩu cho đối tác...Chính nhờ vậy hiệu quả xuất khẩu của Nhà máy mang về những con số thật ấn tượng, lợi nhuận hàng năm đạt hàng trăm triệu đồng, chỉ tính riêng trong 2 năm 2006 và 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 40 tỷ đồng/năm, lợi
nhuận đạt 2 tỷ đồng. Vốn vay tín dụng xuất khẩu thật sự là một cơ hội "vàng" cho doanh nghiệp. Song thực tế thời gian qua số doanh nghiệp vay nguồn vốn này còn rất hạn chế. Hy vọng rằng thời gian tới sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá xuất khẩu nhanh chóng tiếp cận và được hưởng nguồn vốn vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
+Giai đoạn 2009-2013, Giai đoạn 2008-2009, đất nước bước vào năm 2008 với đầy sự hồ hởi về tăng trưởng, phát triển nhiều mặt đạt được từ năm 2007; tuy nhiên, lạm phát hình thành từ những hệ lụy của các năm trước như những đám mây đen kéo đến tụ tập rất nhanh, phủ kín âu lo lên toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trong năm 2008 với nhiều thách thức. Trong năm 2008, chính phủ đã đẩy mạnh tín dụng xuất khẩu nhằm góp phần thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu cho nền kinh tế; ngân hàng phát triển đã đảm bảo đủ nhu cầu vốn để thực hiện xuất khẩu theo Hiệp định liên chính phủ Việt Nam – Cu Ba (11 tháng giải ngân 4.326 tỷ đồng, dự kiến cả năm 2008 giải ngân 4.500 tỷ đồng); đã đảm bảo hỗ trợ theo hạn mức 3.000 tỷ đồng cho Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) để đóng tàu xuất khẩu. Trong quý IV/2008 đã nâng mức hỗ trợ cho tập đoàn lên 4.500 tỷ đồng, đảm bảo đủ nhu cầu vốn cho mục tiêu này. Doanh số cho vay xuất khẩu năm 2008 đã đạt được 25.300 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2007. Dư nợ bình quân cả năm 2008 đạt 10.200 tỷ đồng; gấp 2,55 lần so với kế hoạch được giao đầu năm, bằng 136% so với kế hoạch điều chỉnh; đạt an toàn tín dụng, nợ quá hạn chỉ chiếm 1,8% dư nợ. Ngoài ra, thay mặt chính phủ, năm 2008 ngân hàng phát triển quản lý cho vay lại 371 dự án với số vốn theo Hợp đồng tín dụng đã ký tương đương là 6.985 triệu USD. Việc thực hiện quản lý cho vay đối với các dự án vay vốn ODA được thực hiện theo đúng quy định; số vốn giải ngân trong năm dự kiến được trên 8.100 tỷ đồng, đạt 90% kế hoạch năm 2008. Thu nợ gốc được 3.375 tỷ đồng, đạt 135% kế hoạch năm; thu lãi, phí: 1.820 tỷ đồng, đạt 125% kế hoạch năm. Tổng dư nợ vay: 52.289 tỷ đồng; nợ quá hạn không đáng kể, chỉ chiếm 0,52% dư nợ. Ví dụ thành công điển hình nhất nhờ tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ phải kể đến các doanh nghiệp Cà Mau. Cà Mau được đánh giá là có nhiều tiềm năng về kinh tế thủy sản, là một trong bốn ngư trường trọng điểm trong cả nước, có trữ lượng lớn và đa dạng nguồn hải sản có giá trị kinh tế cao, là điều kiện để phát triển đội tàu khai thác xa bờ. Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi, nhưng là địa phương thuộc
vùng kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn, kinh tế phát triển chưa bền vững, cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật còn hạn chế, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, nhất là nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước để khai thác tốt những tiềm năng sẵn có của tỉnh. Cùng với các nguồn vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển do Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Cà Mau (Chi nhánh NHPT Cà Mau) cho vay đã góp phần không nhỏ để giải quyết những nhu cầu về vốn đầu tư cho tỉnh.
Tuy nhiên, do đặc thù của ngành thuỷ sản - nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất chế biến, trữ hàng và chờ thanh toán là rất lớn trong khi đó, việc vay vốn các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn về điều kiện vay vốn, bảo đảm tiền vay, hạn mức tín dụng… đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp mới càng khó tiếp cận với nguồn vốn này. Một lần nữa nguồn vốn tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ (được thay thế bằng Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 và hiện nay là Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính Phủ) được thực hiện thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) đã hỗ trợ một cách thiết thực cho các doanh nghiệp có xuất khẩu trực tiếp. Nhận được sự chỉ định của Chính phủ, chi nhánh ngân hàng phát triển Cà Mau chính thức thực hiện nhiệm vụ tài trợ từ tháng 7/2002, mặc dù là nghiệp vụ hoàn toàn mới mẻ, nhiều khó khăn thách thức đối với Chi nhánh; và trong bối cảnh Mỹ kiện tôm Việt Nam bán phá giá, cho đến các rào cản kỹ thuật về dư lượng kháng sinh... của các nước nhập khẩu; đặc biệt là bước vào năm 2008, kinh tế thế giới (đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản... là các nước nhập khẩu phần lớn hàng thuỷ sản Việt Nam) suy thoái, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu làm ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ sản phẩm tôm, nhất là tôm sú có giá trị cao; bên cạnh đó, việc các ngân hàng thương mại thắt chặt tín dụng, tăng lãi suất đã tạo thêm gánh nặng về vốn và chi phí cho doanh nghiệp. Nhưng vượt qua tất cả, thời gian qua Chi nhánh đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tài trợ tín dụng với sự tăng trưởng nhanh cả về doanh số cho vay, dư nợ bình quân và số lượng khách hàng đến với Chi nhánh. Đến năm 2008 đã có 20 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trên địa bàn đang có quan hệ vay vốn tài trợ tín dụng với Chi nhánh, doanh số cho vay đạt trên 8.650 tỷ đồng; riêng năm 2008 ước dư nợ bình
quân của Chi nhánh đạt khoảng 850 tỷ đồng, doanh số cho vay đạt trên 3.600 tỷ đồng, đã giúp các doanh nghiệp giải bài toán khó về vốn và chi phí sản xuất, tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm thuỷ sản của Cà Mau ra nhiều nước trên thế giới, thúc đẩy ngành kinh tế thuỷ sản của Cà Mau phát triển, góp phần làm tăng thêm kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Đến nay, con số này đã tăng lên hàng trăm doanh nghiệp.
Giai đoạn 2014-2016, tài trợ thương mại quốc tế cũng đạt được thành công khi giúp được số lượng nhiều hơn các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh tiếp cận và phát triển trong thương mại quốc tế, được thể hiện bằng tên tuổi của hàng loạt các doanh nghiệp trong ngành chế biến nông lâm, đặc biệt là Thủy sản như Minh Phu Seafood Corp (MPC), Vinh Hoan Corp, Hung Vuong Corp và Quoc Viet Co.,Ltd.