Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 91 - 97)

2.2 .1Những kết quả đạt được

3.2.3. Một số kiến nghị

+ Điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ, cân đối hài hịa giữa tài trợ thương mại quốc tế với nguồn tài trợ nước ngồi và trong nước. Chính phủ cần xem xét đánh giá dựa trên đầu tư cho các ngành khác, hiệu quả hoạt động của năm trước để liên tục thay đổi, đưa ra những chính sách tài chính, tiền tệ và ngoại hối mới phù hợp với cục diện và tình hình hiện tại. Bên cnahj đó cũng nới lỏng hành lang pháp lý với các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp nước ta để tạo lợi thế khi tham gia và cạnh tranh

trên thị trường quốc tế

+ Xuất khẩu dịch vụ đang là một ngành kinh tế mới trong thương mại quốc tế vơ cùng tiềm năng cho nước ta, chính phủ nên dành một khoản trong tài trợ thương mại quốc tế để tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ.

+Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước và tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xử lý vấn đề luật pháp, mơi trường, tham nhũng,…

+Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành với các nhà đầu tư, đặc biệt là Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án trong q trình thực hiện chính sách và phát luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả nguồn vốn tài trợ, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các tổ chức đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới. Mặc dù phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức, song triển vọng thương mại quốc tế tại Việt Nam là sáng sủa, nếu các giải pháp cơ bản nêu trên được thực hiện nhất quán với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương.

+ Giảm tính bao cấp của Nhà nước trong cơ chế sử dụng vốn vay ODA. Trong bối cảnh các quốc gia, tổ chức quốc tế sẽ giảm dần ODA cho Việt Nam, thì việc sử dụng sao cho hiệu quả nguồn vốn vay là hết sức quan trọng. Nhà nước chỉ nên tập trung nguồn vốn ODA ưu đãi vào những lĩnh vực then chốt, các dự án cơng trình trọng điểm, các tỉnh khó khăn. Đây cũng là một trong những nội dung chính tại cuộc họp báo chuyên đề do Bộ Tài chính tổ chức để cơng bố việc thực hiện cơ chế cho vay lại vốn ODA theo Chỉ thị 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện tốt Chỉ thị 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ dần thu hẹp phạm vi cấp phát từ ngân sách Nhà nước và giảm tính bao cấp của Nhà nước trong cơ chế sử dụng vốn vay nước ngồi. Đối với cho vay lại chính quyền địa phương, tỉ lệ cho vay lại được xác định theo điều kiện của nguồn vốn

(vay ODA và vay ưu đãi). Tỉ lệ cho vay lại vốn ODA dự kiến chia làm 5 nhóm bao gồm 3 nhóm đối với các tỉnh nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương (theo mức độ trợ cấp) và 2 nhóm đối với các tỉnh điều tiết về ngân sách Trung ương. Đối với vốn vay ưu đãi, tỉ lệ cho vay lại chia làm 2 nhóm, gồm nhóm các tỉnh nhận trợ cấp và nhóm các tỉnh có điều tiết về Trung ương.

Các địa phương có tiềm lực tài chính khá, có khả năng điều tiết ngân sách về Trung ương thì phải chia sẻ gánh nặng nợ với ngân sách Trung ương thông qua cơ chế cho vay lại chính quyền địa phương.Đối với các lĩnh vực, các dự án có khả năng hồn vốn và có khả năng huy động từ các thành phần kinh tế thì phải chuyển dần sang cơ chế thị trường thông qua cơ chế cho vay chịu rủi ro. Về lâu dài sẽ thực hiện đúng theo cơ chế thị trường.Theo đại diện Bộ Tài chính, các tỉnh khó khăn nhất sẽ được áp dụng tỉ lệ vay lại vốn ODA chỉ là 10% và vẫn cấp phát khoảng 90%. Với địa phương ngân sách dồi dào hơn thì có thể áp dụng cơ chế 50-50, tức là Nhà nước hỗ trợ 50%, địa phương tự vay lại 50%. Riêng với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến có thể áp dụng tỉ lệ 80-20, nghĩa là Nhà nước hỗ trợ 20%, địa phương tự vay lại 80%. Đối với cơ chế cho vay lại nguồn vốn vay nước ngồi của Chính phủ qua cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng, trước đây, các tổ chức tín dụng chỉ có trách nhiệm “giải ngân hộ và thu nợ hộ” các khoản vốn ODA cho vay lại theo các địa chỉ dự án được định sẵn. Việc thực hiện cơ chế mới, đặt cao vai trò và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, nhằm tăng tính cơng khai minh bạch trong quản lý, sử dụng nguồn vốn vay, đồng thời tăng trách nhiệm của tất cả các chủ thể liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn vốn vay.

KẾT LUẬN

Năm 2017 đánh dấu nhiều bước phát triển mới trong nỗ lực hội nhập sâu rộng của chính phủ nước ta. Hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đầu tư lớn để đạt được sự phát triển vượt bậc về công nghệ và khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế, điều này vừa là cơ hội, vừa cần được là thách thức lớn đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế dưới sự điều tiết của Chính phủ nói chung. Là một quốc gia nằm trong nhóm các nước đang phát triển, trong những năm qua Việt Nam đã nhận được rất nhiều ưu đãi và tài trợ từ chính phủ nước ngồi và các tổ chức thế giới, từ đó thúc đẩy nỗ lực nội tại của chính phủ trong các hoạt động tài trợ trước tiếp và gián tiếp cho doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh tế quốc tế. để mở rộng những cơ hội với cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận cả những thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, Úc, châu Âu… Nắm bắt những cơ hội cũng như thách thức này, Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách định hướng tài trợ cho doanh nghiệp kịp thời và chính xác về mặt tài trợ gián tiếp, cũng như tài trợ về mặt tín dụng cho các doanh nghiệp tham gia. Luận văn đã đạt được nhưng kết quả sau: Một là, bài viết đã đưa ra các lý thuyết về tài trợ thương mại quốc tế nói chung và tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp và gián tiếp từ Chính phủ nói riêng. Hai là, bài viết đưa ra thực trạng đi kèm với ví dụ cụ thể về các kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại cho từng loại tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ, trong đó tìm ra ngun nhân dẫn tới những yếu kém cịn tồn tại để khuyến nghị, đề xuất giải pháp cụ thể và phù hợp cho giai đoạn tới đến năm 2020. Ba là, người viết thu thập các số liệu thứ cấp từ các website của chính phủ và phân tích để đưa ra xu hướng cũng như đánh giá hiệu quả, so sánh hiệu quả của các hình thức tài trợ thương mại quốc tế.

1. Khuyến nghị

Khi cả thế giới chuyển hướng mở rộng tồn cầu hóa, các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại quốc tế tại các nước phát triển và các nước đang phát triển đã và đang trở thành động lực chính của q trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc gia. Vì vậy, đầu tư tài trợ thương mại quốc tế một cách hiệu quả vừa là cơ hội vừa là nhiệm vụ đầy thách thức cho chính phủ.

Tài trợ thương mại quốc tế khơng những giúp doanh nghiệp giải quyết bài tốn tài chính mà cịn giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời giúp chính phủ nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế. Hy vọng những phân tích và nghiên cứu được tiến hành trong bài luận văn sẽ đóng góp những thơng tin và kiến thức có giá trị nhằm giúp cho trước hết là các bạn sinh viên, các học giả Việt Nam muốn nghiên cứu về lĩnh vực này, sau đó là cũng cấp kiến thức và đề xuất cho các doanh nghiệp để lên kế hoạch và xây dựng lộ trình, đề xuất các cấp bộ bạn ngành chủ động tham khảo thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài trợ thương mại quốc tế từ chính phủ đến doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu Tiếng Việt

1. Bùi Xuân Lưu, Giáo trình kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội,

1995

2. Đinh Xuân Trình, Giáo trình thanh tốn quốc tế, Nhà xuất bản Thông tin và

truyền thông, Hà Nội 2009

3. Đinh Xuân Trình, Giải pháp phát triển tài trợ thương mại quốc tế, Đề tài nghiên

cứu cấp Bộ, Hà Nội 2002

4. Đỗ Linh Hiệp, Giáo trình Thanh tốn quốc tế và Tài trợ xuất nhập khẩu, Nhà

xuất bản Thống kê, Hà Nội 2002

5. Lê Quốc Lý, Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội, Hà Nội 2004

6. Lê Văn Tư - Lê Tùng Vân, Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, Thanh toán quốc tế

và Kinh doanh ngoại tệ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 1999

7. Nguyễn Văn Tiến, Thanh toán quốc tế - Tài trợ trong ngoại thương, Nhà xuất

bản Thống kê, Hà Nội 2005

8. Nguyễn Thị Quy, Giáo trình tài trợ thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học

Ngoại Thương, Hà Nội 2012

9. Nguyễn Văn Tiến, Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế, Nhà xuất bản thống kê,

Hà Nội 2009

10. Nguyễn Xuân Thiên, Giáo trình thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học quốc

gia Hà Nội, Hà Nội 2010

11. Phạm Duy Liên, Giáo trình Thương mại quốc tế, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội

2015

12. Phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam, 2010, “Incoterms 2010”

13. Phòng Thương mại quốc tế ICC, UCP 500 - Quy tắc thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ, 1993

B. Tài liệu Tiếng Anh

Alan C.Shapiro, 1997, Muntinational Financial Management, Thomson Business Press.

Andy Ripley, 2000, Forfeiting for exporter, Thomson Business Press. David Begg, 2002, Economics, Mc-Graw-Hill Book Co.,

Gary Coller & Ron Katz, 2002, Collected Opinions 1995-2001 on UCP500,

UCP400, URC 522 & URDG 458, ICC Banking Comission

C. Các Website

1.Tổng cục thống kê Việt nam www.gso.gov.vn, truy cập 25/03/2017

2.Phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam www.trungtamwto.vn, truy cập

25/03/2017

3.Cục xúc tiến thương mại www.viettrade.gov.vn, truy cập 25/03/2017 4.Tổng cục Hải quan Việt Nam www.customs.gov.vn, truy cập 25/03/2017

5.Cổng thông tin công ty cổ phần Thương mại quốc tế www.thuongmai.vn, truy cập 25/03/2017

6.Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương, Báo cáo ngành thực phẩm đồ uống Việt Nam www.moit.gov.vn, truy cập 25/03/2017

7. Thời báo kinh tế Việt Nam www.vneconomy.vn truy cập 25/03/2017

8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, www.sbv.gov.vn truy cập ngày 25/03/2017 9. Trang thơng tin tài chính Bloomber, www.bloomberg.com/, truy cập ngày 25/03/2017

10. Trang thơng tin tài chính Seeking Alpha, www.seekingalpha.com , truy cập ngày 25/03/2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)