Căn cứ vào phương thức tài trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 27 - 28)

1.1 Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế

1.1.4.2 Căn cứ vào phương thức tài trợ

Căn cứ vào phương thức tài trợ có thể chia tài trợ thương mại quốc tế thành tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp và tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp.

Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp (International Direct Trade Sponsorship)

Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp là tập hợp các biện pháp hoặc các hình thức hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các doanh nghiệp để đầu tư cho một hoặc một số hoặc tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu sản phẩm xuất khẩu. Đặc trưng của tài trợ thương mại quốc tế thể hiện ở một số mặt sau. Một là, tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài trợ thương mại quốc tế của một quốc gia. Hai là, tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp quyết định xu hướng phát triển của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế trong dài hạn. Ba là, tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp được tiến hành chủ yếu thông qua các thị trường tài chính như thị trường tiền tệ, thị trường chứng khốn và thị trường tín dụng. Bốn là, chất và lượng của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp bị chi phối bởi các thành tố cấu thành thị trường tài chính mà thơng qua đó hoạt động tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp thực hiện như lãi suất, thời hạn, điều kiện sử dụng, mơi trường, mức độ tín nhiệm của người nhận tài trợ, luật lệ và tập quán và đặc biệt là các chính sách và biện pháp tài chính của nhà nước điều chỉnh đến hoạt động tài trợ này. Cuối cùng, tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp là tài trợ có thời hạn, có hồn lại và có đền bù. Đi cùng với xu hướng quốc tế hố, tích tụ tài trợ ngày càng lớn, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của một số loại hình tài trợ như Factoring và Forfaiting của các tổ chức phi tài chính hoặc tài trợ hợp vốn, tài trợ bằng các nguồn vốn của các tổ chức đa quốc gia.

Tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp (International Indirect Trade Sponsorship)

Tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp là tập hợp các chính sách và biện pháp hỗ trợ tài chính nhằm tạo ra các điều kiện tài chính và cơ hội kinh doanh có lợi cho các doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế tăng thu lợi nhuận. Các chính sách và biện pháp kinh tế và tài chính điển hình được sử dụng bao gồm ba chính sách chính: chính sách thuế và lệ phí, chính sách tỉ giá hối đối, và chính sách tín dụng và lãi suất. Đặc trưng của lớn nhất tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp là người tài trợ sẽ là chính phủ hoặc các tổ chức tài chính quốc tế, đây là khoản tài trợ khơng hồn lại, khơng đền bù. Bên cạnh đó, thời hạn tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp phụ thuộc

vào thời hạn hiệu lực của chính sách hoặc biện pháp tài chính do Chính phủ quy định. Bất cứ doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế đều có quyền hưởng những điều kiện hoặc cơ hội có lợi do tài trợ gián tiếp đem lại. Trên thực tế, hiệu ứng của tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp rất cao và đặc biệt nhạy cảm, nếu chính phủ ban hành đúng đắn các chính sách và biện pháp tài chính và quản lý có hiệu quả và ngược lại, sẽ xảy ra những hiệu ứng không tốt trên quy mô rộng lớn và những hậu quả khó lường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 27 - 28)