Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 74)

2.2 .1Những kết quả đạt được

2.2.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Một là, tỉ lệ tăng trong thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu còn phát triển chậm, chưa tương xứng với tốc độ tăng của tổng tài trợ. Để so sánh tương quan tốc độ tăng

trưởng của thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu với tốc độ tăng trưởng của chi tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ cho doanh nghiệp, ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2-4 : Tỷ lệ tăng thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu từ năm 2006- 2016 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng tài trợ 15,280 15,398 17,309 33,016 24,262 37,496 43,210 41,755 55,466 48,994 51,186 Tỉ lệ tăng trưởng 100.8% 112.4% 190.7% 73.5% 154.5% 115.2% 96.6% 132.8% 88.3% 104.5% Thu cân đối từ hoạt động XNK 40,000 55,400 64,500 88,200 95,500 138,700 153,900 166,500 154,000 175,000 172,000 Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm 138.5% 116.4% 136.7% 108.3% 145.2% 111.0% 108.2% 92.5% 113.6% 98.3% Nguồn: www.chinhphu.vn

Biểu đồ 2-4: So sánh tương quan tăng trưởng của tổng tài trợ thương mại quốc tế từ chính phủ và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu và qua các năm từ

2006 đến 2016

Nguồn: www.chinhphu.vn

Nhìn vào biểu đồ ta thấy một sự biến thiên thất thường khi so sánh tốc độ tăng trưởng của thu cân đối từ tài trợ thương mại quốc tế và tốc độ tăng trong tổng tài trợ mà chính phủ tài trợ các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nếu như những năm 2007, 2010, 2013 và 2015, tăng trưởng thu cân đối chậm hơn tổng tài trợ, tức là nguồn tài trợ thương mại quốc tế mà chính phủ đầu tư cho doanh nghiệp tăng lên nhiều nhưng thu cân đối lại tăng lên chậm hơn, như vậy hiệu quả của tài trợ thương mại quốc tế chưa cao. Một xu hướng khác xảy là vào hầu hết các năm 2006,2008 đến 2009, 2011 đến 2012, 2014 và 2016. Tại các năm này, tỉ lệ tương quan so sánh giữa tăng trưởng trong thu cân đối từ xuất nhập khẩu và tăng trưởng trong tài trợ luôn lớn hơn một. Như vậy, đây là nhưng thời điểm chính phủ đầu tư hoạt động tài trợ thương mại quốc tế một cách có hiệu qur hơn. Nguyên nhân của hạn chế này chủ yếu đến từ cách quản lý, phân bổ nguồn tài trợ tới các doanh nghiệp chưa hiệu quả. Đây chính là bài tốn đặt ra cho chính phủ Việt Nam trong thời gian tới.

Hai là, hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài trợ từ ODA chưa cao trong khi tương lai nhận tài trợ từ các tổ chức quốc tế có thể giảm xuống. Xét về tài trợ nguồn từ ODA, trong nhiều năm qua, nguồn vốn ODA đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội, và khơng thể khơng kể đến vai trị của nó trong việc cung cấp một nguồn tài trợ dồi dào để chính phủ tài trợ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, về việc tài trợ trực tiếp nguồn từ ODA nước ngồi, có thể nhìn thấy một thực trạng chung cho việc sử dụng nguồn vốn ODA này trong tất cả các ngành là việc sử dụng nguồn vốn ODA đã phát sinh nhiều bất cập, thất thốt, lãng phí và việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này vẫn là một “bài tốn” khơng dễ tìm được đáp án, và sử dụng ODA cho tài trợ thương mại quốc tế cũng không là một ngoại lệ. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng giá trị vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi ký kết với nhà tài trợ giai đoạn 2006 – 2013 đạt mức đột phá trong việc đàm phán, tuy nhiên thời gian gần đây, tổng giá trị các hiệp định ký kết có chiều hướng giảm kể từ năm 2013 đến nay. Đây là xu thế chung hiện nay khi Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình thấp từ năm 2010, đồng thời phù hợp với chính sách huy động nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi đặt trọng tâm vào chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn này để đảm bảo nợ cơng bền vững. Ngồi ra, tình hình này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như: công tác chuẩn bị danh mục, xây dựng và phê duyệt văn kiện chương trình, dự án của các bộ, ngành và địa phương cịn nhiều chậm trễ; chất lượng văn kiện dự án thấp, không đáp ứng yêu cầu đề ra về hiệu quả đầu tư; một số bộ, ngành, địa phương chưa sẵn sàng áp dụng mơ hình viện trợ mới như phương thức tài trợ chương trình,…. Câu chuyện về suốt 20 năm qua, Việt Nam đã luôn nỗ lực để kêu gọi và nhận được sự ủng hộ của các đối tác phát triển, thông qua các cam kết cấp ODA hàng năm. Niềm tự hào ln được nhắc đến, đó là cam kết ODA ln năm sau cao hơn năm trước và điều này khẳng định niềm tin của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam. Điều đó hồn tồn đúng, nhưng thật đáng tiếc rằng vốn cam kết đã ít được hiện thực hóa bằng các hiệp định, càng ít hơn nữa trong giải ngân. “Hiện khả năng tận dụng tối đa nguồn lực ODA của Việt Nam khá hạn chế bởi các chính sách phức tạp khơng cần thiết, làm kéo dài quá trình chuẩn bị và phê duyệt các dự án do bên ngoài tài trợ, giảm hiệu suất và hiệu quả của nguồn tài chính bên ngồi đối với việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng”,

ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hơn một lần nhấn mạnh điều này. Như vậy là Việt Nam “có tiền mà khơng biết tiêu”. Thực tế này rõ ràng đến nỗi chính Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã rất sốt ruột. “Yêu cầu số 1 lúc này là khơng để có tiền mà khơng giải ngân được mà phải đưa nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ngân sách cịn dư, vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác vào nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, Thủ tướng đã nói như vậy tại phiên họp của Chính phủ về kinh tế vĩ mô hồi cuối tháng 5/2016. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA nói chung và trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ nói riêng là một nhiệm vụ cấp bách mà chính phủ đang dành nhiều nỗ lực để cải thiện. Ngày 23/6/2016, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi đã yêu cầu các bộ ngành liên quan phải nâng cao trách nhiệm, hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi đảm bảo an tồn nợ cơng bền vững…Cụ thể, để tạo sự đột phá về tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu các ngành, các cấp quán triệt nghiêm túc thực hiện Nghị định số 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và Đề án Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ thời kỳ 2016 –2020, trong đó quán triệt tinh thần, nguyên tắc chỉ đạo, những lĩnh vực ưu tiên sử dụng theo từng nguồn vốn (ODA khơng hồn lại, ODA vốn vay, vốn vay ưu đãi), lồng ghép những chương trình, dự án đề xuất đủ điều kiện theo quy định của pháp luật vào kế hoạch đầu tư công hàng năm và trung hạn để tổ chức thực hiện; đảm bảo thực hiện các cam kết của phía Việt Nam, bao gồm cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng, bố trí nhân lực có chất lượng, bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Nghị định số 16/2016/NĐ-CP, đẩy nhanh quá trình chuẩn bị, phê duyệt danh mục dự án, đàm phán, ký kết, phê chuẩn và thực hiện các dự án, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng và sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 16/2016/NĐ-CP; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kịp thời về những vướng mắc trong việc thực hiện các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi, đặc biệt là các dự án trọng điểm…Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính sớm hồn

chỉnh Nghị định của Chính phủ về cho vay lại đối với các doanh nghiệp; sớm hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc cho chương trình, dự án đầu tư vay lại từ nguồn vốn vay nước ngồi của Chính phủ thơng qua cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng; chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xác định ngưỡng an toàn trong vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi, không ảnh hưởng đến trần nợ công… để nâng cao trách nhiệm, hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đồng thời đảm bảo an toàn nợ công bền vững. Đồng thời, các cơ quan chủ quản và chủ dự án phải nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, thiết kế đi đơi với tăng cường vai trị và trách nhiệm giám sát chất lượng của cấp có thẩm quyền thơng qua q trình thẩm định và phê duyệt văn kiện và các tài liệu thiết kế chương trình, dự án, bảo đảm quy mô phù hợp với khả năng bố trí vốn của cơ quan chủ quản và chủ đầu tư, hạn chế tối đa các điều chỉnh, thay đổi trong q trình thực hiện để tránh gây lãng phí và kéo dài thời gian thực hiện chương trình, dự án, thực hiện các giải pháp xử lý vướng mắc của những chương trình, dự án chậm tiến độ. Để cụ thể hóa vấn đề tồn tại của các chính sách của nhà nước và các tổ chức tài chính, người viết trích dẫn hai ví dụ điển hình tại hai giai đoạn:

Giai đoạn 2009, do sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế

trong nước nói chung và hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Nhà nước đã chịu một số tác động mạnh mẽ trong năm 2009 theo hướng khơng tích cực. Kinh tế phát triển chững lại làm cho hạn mức tín dụng để tài trợ thương mại quốc tế giảm xuống, vì vậy đâu đó vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về vốn đối với một địa bàn có nhiều tiềm năng và triển vọng xuất khẩu và do không đủ nguồn nên ngân hàng phát triển phải giới thiệu đến vay tại các đơn vị khơng thuộc tài trợ trực tiếp từ chính phủ.

Giai đoạn năm 2014, Ban Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) đã phê duyệt khoản tín dụng trị giá 250 triệu USD trong gói tín dụng hỗ trợ Quản lý Kinh tế và Năng lực Cạnh tranh cho Việt Nam lần thứ 2 (EMCC 2) nhằm giúp Việt Nam thực hiện cải cách quản lý kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh. Đây là khoản thứ hai trong sê ri 3 khoản tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực: Tăng cường quản trị ngành tài chính và quản lý tài khóa nâng cao ổn định vĩ mơ; Tăng cường quản lý hành chính cơng, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý đầu tư công nâng cao minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm

giải trình khu vực cơng; Giảm thủ tục hành chính, tăng cường chính sách thuế và mua sắm cơng tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam: Chương trình tín dụng hỗ trợ Quản lý Kinh tế và Năng lực Cạnh tranh cho Việt Nam hỗ trợ cải cách nhằm phá bỏ một số rào cản đối với đầu tư khu vực tư nhân. Nâng cao vai trò của khu vực tư nhân là yếu tố quan trọng cho tăng trưởng của Việt Nam trong tương lai. Khoản tín dụng tín dụng hỗ trợ Quản lý Kinh tế và Năng lực Cạnh tranh cho Việt Nam lần đầu hỗ trợ ban hành một số luật mới và hỗ trợ Việt Nam thực hiện cải cách một số lĩnh vực như ban hành một số quyết định của Thủ tướng về tái cơ cấu tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước; giải quyết một số lĩnh vực yếu kém trong ngân hàng và tăng cường giám sát ngành ngân hàng đồng thời tăng cường khung thể chế quản lý nợ. Khoản tín dụng hỗ trợ Quản lý Kinh tế và Năng lực Cạnh tranh cho Việt Nam lần hai này sẽ phát huy kết quả đạt được và tiếp tục thúc đẩy sự tham gia của nước ngoài vào ngành ngân hàng và thông qua kế hoạch giải quyết nợ xấu; tăng cường quản lý nợ trung hạn và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính cơng; đẩy mạnh tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà nước và nâng cao minh bạch doanh nghiệp nhà nước cũng như tăng cường khung pháp lý về mua sắm công, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy vậy, đến nay dự án được đánh giá là tài trợ kém hiệu quả do việc giải ngân chậm cũng như hiệu quả đạt được chưa cao.

Như vậy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là hành lang pháp lý quản lý, sử dụng vốn ODA chỉ bị điều chỉnh ở cấp độ nghị định và quy định của nhà tài trợ. Việc đảm bảo cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các văn bản hiện hành chỉ mang tính ngun tắc, chưa được cụ thể hóa hết vào quy trình quản lý, sử dụng ODA, dẫn đến chưa ngăn chặn được tình trạng xin, cho, môi giới trái phép dự án, tiêu cực, tham nhũng. Các cơ quan quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi, cơ quan chủ quản, chủ dự án phối hợp với các nhà tài trợ định kỳ tổ chức cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện chương trình, dự án, tăng cường cơng tác kiểm tra thực địa, giám sát và đánh giá để xác định và kịp thời xử lý các vướng mắc nảy sinh, thúc đẩy tiến độ thực hiện và nâng cao tỷ lệ giải ngân các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 3.1 Định hướng và mục tiêu của Chính phủ về thương mại quốc tế và tài trợ thương mại quốc tế đến năm 2020

Trong hai thập niên gần đây, Việt Nam đang tích cực tìm kiếm những cơ hội hội nhập sâu rộng về nhiều mặt, đặc biệt là thương mại quốc tế. Năm 2008 đánh dấu một mốc son quan trọng trong tiến trình hội nhập của kinh tế nước nhà với kinh tế thế giới khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO và từ đó đến nay, sự kiện này đã đem lại những thay đổi tích cực, những lợi ích to lớn cho nền kinh tế nước nhà. Cuối năm 2016, Việt Nam đàm phán thành công TPP, tuy rằng sự thay đổi cục diện chính trị Hoa Kì đã làm sự kiện mất đi nhiều ý nghĩa và sứ mệnh với các thành viên, xong không thể phủ nhận vai trị của sự kiện này đối với tiến trình hội nhập của nước nhà. Các cơ hội giao thương trên thị trường thương mại quốc tế mở rộng hơn với vị thế mới nhiều cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và tiếp cận các nguồn vốn quốc tế với chi phí thấp hơn. Hội nhập tích cực sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các nước nhằm hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Các hiệp định tự do thương mại sẽ giảm đáng kể thuế nhập khẩu áp dụng cho các hàng may mặc Việt Nam vào thị trường các quốc gia thành viên, qua đó gia tăng cạnh tranh với hàng hóa tương tự từ các nước khác trong khu vực.

Nói về tài trợ thương mại quốc tế, đây chính là thời điểm nhạy cảm mà chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 74)