Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 49 - 52)

2.1. Tình hình tổng quan Tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ đối vớ

2.1.1. Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp

- Trợ cấp xuất khẩu: Việt Nam là một trong số các quốc gia đã từng sử dụng trợ cấp xuất khẩu nhiều nhất vào những năm 2006-2009. Chính phủ Việt Nam quy định, Trợ cấp xuất khẩu bao gồm phạm vi rất rộng như: Chính phủ trực tiếp cấp vốn, cho vay, góp cổ phần, đảm bảo tín dụng; Chính phủ bỏ qua hay khơng thu các khoản thu mà doanh nghiệp phải nộp; Chính phủ cung cấp hàng hóa hay dịch vụ nói chung hoặc mua hàng vào; Chính phủ đóng góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một cơ quan tư nhân thực thi một hay nhiều công việc trên đây; hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá khi xuất khẩu... Hiện nay, nhà nước trực tiếp dành cho doanh nghiệp những thuận lợi khi xuất khẩu hàng hóa như: Trực tiếp cấp tiền (cấp vốn, cho vay ưu đãi hoặc góp vốn cổ phần) hoặc Chính phủ bảo lãnh các khoản vay.

Chính phủ miễn những khoản phải thu lẽ ra phải đóng (thuế, phí), áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu...; Cho các nhà xuất khẩu được hưởng các giá ưu đãi đối với hàng xuất khẩu...; Cho các nhà xuất khẩu được hưởng các giá ưu đãi cho các đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu như điện, nước, vận tải, thông tin liên lạc, trợ giá xuất khẩu. Từ đó trực tiếp làm giảm giá thành tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Trong hồn cảnh thị trường khơng hồn hảo, Chính phủ các nước đều muốn sản phẩm của các doanh nghiệp nước mình đủ sức cạnh tranh và giành được thị trường tiêu thụ ở nước ngồi. Vì vậy, đối với nước ta, trợ cấp xuất khẩu được sử dụng như là một công cụ để đẩy mạnh xuất khẩu nói riêng và tài trợ thương mại nói chung, tuy nhiên hành động này vấp phải sự hạn chế đến từ WTO. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, do một số hạn chế về luật khi tham gia hội nhập, trợ cấp xuất khẩu khơng cịn là biện pháp hữu hiệu mà chính phủ được phép sử dụng rộng rãi như trước nữa. -Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam là điều tất yếu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta đang phải cạnh tranh khốc liệt hơn các doanh nghiệp nước ngồi. Một trong những hình thức hỗ trợ xuất khẩu mới, phù hợp với các quy định của WTO, là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mới thực sự được chú ý trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là hình thức khá phổ biến trên thế giới, và bắt đầu được áp dụng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu, yên tâm hơn khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu nhiều rủi ro. Hơn thế nữa, nó lại phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO vì nó được tổ chức này cơng nhận.

- Tín dụng hỗn hợp : Hiện tại, các nhà tài trợ song phương: Ai-xơ-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Ca-na-đa, Cô-oét, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hungari, I-ta-lia, Luc-xem-bua, Mỹ, Na-uy, Nhật Bản, Niu-di-lân, Ôt-xtrây-lia, Phần Lan, Pháp, Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Singapore, trong đó chính phủ Việt Nam đang nhận vốn ODA phục vụ cho mục đích tài trợ thương mại

quốc tế chủ yếu từ một số quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Cộng Hoà Pháp, Liên Bang Nga,...

-Các quỹ tài trợ ưu đãi cho xuất khẩu: Từ các nguồn tài chính khác nhau, Nhà nước hình thành các Quỹ tập trung của mình và phi tập trung của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội nhằm mục đích thực hiện chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Ở nước ta, Ngân hàng phát triển Việt Nam mà tiền thân của nó là Quỹ hỗ trợ phát triển là tổ chức Nhà nước với hai nhiệm vụ là thực hiện chính sách phát triển và tài trợ tài chính xuất khẩu cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Mục đích hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam là phi lợi nhuận với vốn điều lệ 5000 tỉ đồng, thời hạn hoạt động 99 năm. Đây là ngân hàng không phải nộp thuế và nghĩa vụ ngân sách, được miễn nghĩa vụ tiền gửi, miễn dự trữ bắt buộc tại ngân hàng nhà nước và được nhà nước đảm bảo khả năng thanh tốn.

- Bảo lãnh tín dụng: Nhận biết được những khó khăn của các doanh nghiệp trong

việc vay vốn ngân hàng thương mại, Chính phủ sử dụng cơng cụ tài trợ tín dụng này, tức là chính phủ sẽ đứng ra bảo lãnh để cho doanh nghiệp mở rộng vốn kinh doanh, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, chủ động hơn về vốn trong sản xuất kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp có nguồn đầu vào ổn định, phong phú hơn, phục vụ tốt hơn cho sản xuất và kinh doanh xuất khẩu. Tại Việt Nam, để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu hàng bằng cách bán chịu, Nhà nước đứng ra bảo lãnh, đền bù nếu bị mất vốn. Tỷ lệ đền bù có thể lên đến 100% vốn bị mất, nhưng thường tỷ lệ đền bù có thể lớn đến 60-70% khoản tín dụng để các nhà xuất khẩu phải quan tâm đến việc kiểm tra khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu và quan tâm đến việc thu tiền bán hàng sau khi hết thời hạn tín dụng. Hiện nay ở Việt Nam, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Nhà nước đứng ra bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu, cịn nâng được giá bán hàng vì giá bán chịu bao gồm cả giá bán trả tiền ngay và phí tổn đảm bảo lợi tức. Đây là một hình thức khá phổ biến trong chính sách ngoại thương của nhiều nước để mở rộng xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường. Một số ngành hàng được bảo lãnh tín dụng tại Việt Nam thường hướng tới mục đích chính trị - xã hội. Điển hình là hoạt động xuất khẩu gạo của Tổng công ty

lương thực miền Bắc (Vinafood) tới thị trường Cu-ba với mức lãi suất ưu đãi và thời hạn trả chậm lên tới 720 ngày. Một ví dụ khác là các hoạt động tài trợ cho các doanh nghiệp xăng dầu trong nước để phục vụ mục đích bình ổn giá nhiên liệu, đảm bảo các hoạt động kinh tế- xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 49 - 52)