Cơ cấu theo loại hình doanh nghiệp được tài trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 65 - 69)

2.1. Tình hình tổng quan Tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ đối vớ

2.1.3.2 Cơ cấu theo loại hình doanh nghiệp được tài trợ

Theo hình thức sở hữu tài sản, Việt Nam chia thành hai loại hình doanh nghiệp sau là doanh nghiệp quốc doanh (hay còn gọi là doanh nghiệp nhà nước), và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức cơng ty nhà nước, cơng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Hiện nay các doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân do nhà nước giao cho vốn kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về quản lý sản xuất chịu trách nhiệm về kinh tế và chịu bù đắp hay hưởng lợi nhuận với mức vốn được cấp đó.

Doanh nghiệp ngồi quốc doanh là hình thức doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước, trừ khối hợp tác xã; toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận đều thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể người lao động, chủ lao động doanh nghiệp hay chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chi phối nào từ các quyết định của Nhà nước hay cơ quan quản lý. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm:

+Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân đứng lên xây dựng làm chủ chịu trách nhiệm với pháp luật về các hoạt động cũng như tài sản của

doanh nghiệp và chịu một số giới hạn so với doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp và cá nhân đó là người có thể đứng lên điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp những hoạt động của doanh nghiệp đó và phải chịu tồn bộ về các khoản nợ cũng như lãi suất của doanh nghiệp đó. Vốn của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tư nhân tự khai, chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ khai báo chính xác tổng số vốn đầu tư. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.

+Hợp Tác Xã là một loại hình tổ chức tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu góp vốn xây dựng góp sức lập ra theo điều 1 của bộ luật hợp tác xã.

+Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Theo điều 77 Luật doanh nghiệp. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp các cổ đơng có thể bán các cổ phần hoặc chuyển nhượng cổ phần của mình cho các thành viên hay cá nhân khác. Số lượng cổ đông được bao gồm ít nhất ba cổ đơng và không hạn chế số cổ đông là tổ chức hoặc cá nhân. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khốn ra cơng chúng theo quy định của pháp luật về chứng khốn. Vốn điều lệ của cơng ty được chia thành nhiều phần bằng nhau hoặc gọi là cổ phần. Công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn đã góp vào cơng ty (đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu).

+Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay đây là loại hình doanh nghiệp có 2 thành viên trở lên và công ty TNHH 1 thành viên: Đối với cơng ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên thuộc điều 38 luật doanh nghiệp là doanh nghiệp trong đó có Thành viên của cơng ty có thể tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên công ty không vượt quá 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.

+Cơng ty hợp danh là loại hình đặc trưng của cơng ty đối nhân trong đó có các cá nhân và thương nhân cùng hoạt động lĩnh vực thương mại dưới một hãng và cùng nhau chịu mọi trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Công ty hợp danh ở nước ta hiện nay có một số quan điểm khác với cách hiểu truyền thống về công ty hợp

danh như phải có ít nhất 2 thành viên, cá nhân hợp danh phải chịu trách nhiệm về khoản vốn góp của mình. Và trong q trình hoạt động, cơng ty hợp danh khơng được phát hành bất kỳ loại chứng khốn nào.

+Cơng ty liên doanh là loại hình doanh nghiệp cơng ty do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Đây là loại hình doanh nghiệp do các bên tổ chức hợp thành.

Ta xét cơ cấu tài trợ thương mại theo loại hình doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh:

Bảng 2-3 : Tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh

Năm Tài trợ thương mại

quốc tế

Doanh nghiệp quốc doanh

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2006 Số tiền (tỉ đồng) 15,280 12,887 2,393 Tỉ lệ (%) 84.34% 15.66% 2007 Số tiền (tỉ đồng) 15,398 12,207 3,191 Tỉ lệ (%) 79.28% 20.72% 2008 Số tiền (tỉ đồng) 17,309 13,174 4,135 Tỉ lệ (%) 76.11% 23.89% 2009 Số tiền (tỉ đồng) 33,016 26,133 6,883 Tỉ lệ (%) 79.15% 20.85% 2010 Số tiền (tỉ đồng) 24,262 18,820 5,442 Tỉ lệ (%) 77.57% 22.43% 2011 Số tiền (tỉ đồng) 37,496 27,922 9,574 Tỉ lệ (%) 74.47% 25.53% 2012 Số tiền (tỉ đồng) 43,210 29,603 13,607 Tỉ lệ (%) 68.51% 31.49% 2013 Số tiền (tỉ đồng) 41,755 34,327 7,428 Tỉ lệ (%) 82.21% 17.79% 2014 Số tiền (tỉ đồng) 55,466 41,040 14,427 Tỉ lệ (%) 73.99% 26.01% 2015 Số tiền (tỉ đồng) 48,994 35,526 13,468 Tỉ lệ (%) 72.51% 27.49% 2016 Số tiền (tỉ đồng) 51,186 40,397 10,788 Tỉ lệ (%) 78.92% 21.08% Nguồn: www.vdb.gov.vn

Biểu đồ 2-3: Cơ cấu tài trợ thương mại quốc tế theo loại hình doanh nghiệp qua các năm từ 2006 đến 2016

Nguồn: www.vdb.gov.vn

Trong tổng tài trợ thương mại quốc tế, đối tượng nhận tài trợ vẫn tập trung cho vay doanh nghiệp quốc doanh, tuy số lượng tiền cho vay tăng ở cả tài trợ trực tiếp và gián tiếp nhưng tỷ trọng cho vay doanh nghiệp quốc doanh đã giảm dần qua các năm. Năm 2006, dư nợ cho vay doanh nghiệp quốc doanh đạt 548 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 84.34 % trong tổng tài trợ thương mại quốc tế, đến năm 2009, con số này đã đạt 40.397 tỉ đồng đạt 78.92%.

Sở dĩ tài trợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên nhanh như vậy là do đến thời điểm này, đã có rất nhiều doanh nghiệp quốc doanh tiến hành cổ phần hoá nên tỷ lệ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, do chiến lược phát triển kinh tế và thương mại quốc tế ở Việt Nam là chú trọng hơn đến các doanh nghiệp ngồi quốc doanh vì đây là lực lượng linh hoạt và nhạy bén với sự thay đổi và phát triển. Bên cạnh đó, với các dự án cần tài trợ vốn lớn mang nhiệm vụ của quốc gia nên tỷ trọng tài trợ đối với các doanh nghiệp quốc doanh vẫn cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 65 - 69)