Các chính sách tài trợ gián tiếp của Chính Phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 38 - 47)

1.2. Tài trợ Thương mại quốc tế của Chính phủ đối với doanh nghiệp

1.2.4.2 Các chính sách tài trợ gián tiếp của Chính Phủ

- Chính sách thuế và lệ phí

Thuế là khoản đóng góp mang tính bắt buộc, được Nhà nước quy định thành luật để

người dân và các tổ chức kinh tế phải thực hiện nộp vào ngân sách Nhà nước theo từng thời kì nhất định, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước. Nói cách khác, thuế là hình thức động viên, phân phối lại sản phẩm của xã hội, thu nhập quốc dân do các tổ chức kinh tế và người dân tạo ra để hình thành quỹ tiền tệ tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế vừa là biện pháp tài chính huy động nguồn thu cho ngân sách, tạo vốn đầu tư, hướng dẫn, điều tiết sản xuất kinh doanh, xuất khẩu vừa là bộ phận cấu thành của chính sách tài khố quốc gia. Trong các chính sách tài trợ thương mại quốc tế cho doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, thuế là một trong những công cụ quan trọng nhất, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay. Thuế trở thành một bộ phận không thể thiếu của chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia thơng qua các hiệp định thỏa thuận

về ưu đãi thuế quan giữa các nước, qua việc thực hiện quy định về thuế, trợ cấp và chống trợ cấp của WTO, của các tổ chức khu vực và thế giới...

Thuế quan là công cụ bảo hộ duy nhất cho sản xuất trong nước mà khơng trái với quy định của WTO. Đóng góp thuế là nghĩa vụ của mỗi tổ chức, cá nhân, đây được coi là một khoản chi phí, làm tăng thêm gánh nặng về tài chính cho các doanh nghiệp. Để hỗ trợ doanh nghiệp giảm khó khăn cũng như nâng cao năng lực xuất khẩu, các nước thường dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng thơng qua các ưu đãi như miễn, giảm, giãn hạn nộp thuế, hoàn thuế đối với hàng xuất khẩu.

* Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào các mặt hàng mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới của một quốc gia. Thuế xuất khẩu là một biện pháp quan trọng cấu thành trong chính sách kinh tế nói chung, chính sách đối ngoại nói riêng của một quốc gia. Nhiệm vụ cơ bản của nó là điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu, qua đó điều tiết thị trường. Bên cạnh đó, thuế xuất nhập khẩu đem lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, ngồi ra đây cịn là biện pháp quan trọng để quản lý hoạt động ngoại thương, góp phần thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại, đảm bảo an tồn về kinh tế và cơng nghệ của đất nước, giải quyết các mục tiêu phát triển kinh tế tài chính.

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ được cộng vào giá thành của sản phẩm, vì thế nếu giảm thuế, quy định thuế suất thấp sẽ giúp doanh nghiệp giảm giá bán của sản phẩm, điều này là một lợi thế đặc biệt của hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất nhập khẩu không những ảnh hưởng đến giá của bản thân hàng hoá xuất nhập khẩu đó mà cịn ảnh hưởng đến giá của những hàng hố liên quan, đến cung cầu hàng hố đó trên thị trường, từ đó hướng dẫn tiêu dùng trong nước, hướng tới nâng cao mức độ chế biến nguyên liệu thô của các doanh nghiệp xuất khẩu. Điều này thể hiện bằng cách đánh thuế xuất khẩu cao vào các sản phẩm không chế biến và thấp hơn, thậm chí khơng đánh thuế vào các sản phẩm đã chế biến. Như vậy, có thể tăng thêm giá trị gia tăng đối với nguyên liệu xuất khẩu, từ đó tạo thêm cơng ăn việc làm và thu nhập cho nền kinh tế. Thông qua biểu thuế xuất nhập khẩu, Nhà nước khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu từng mặt hàng cụ thể sao cho phù hợp với tình

hình phát triển kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp nói riêng.

* Thuế giá trị giá tăng (GTGT)

Thuế giá trị gia tăng là loại thế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Theo khái niệm này, thuế giá trị giá tăng là yếu tố cấu thành giá bản sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Ở thuế GTGT, chỉ có người bán hàng (hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp thuế GTGT trên toàn bộ doanh thu bán hàng (hoặc cung ứng dịch vụ). Còn người bán hàng (hoặc dịch vụ) ở các khâu tiếp theo đối với hàng hố (hoặc dịch vụ) đó chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm. Thuế GTGT là thuế duy nhất thu theo phân đoạn nhỏ trong q trình sản xuất, lưu thơng hàng hố (hoặc dịch vụ) từ khâu đầu tiên đến người tiêu dùng khi khép kín một chu trình kinh tế. Do đó, ưu điểm của thuế GTGT là tránh trường hợp thuế đánh trùng lên thuế như trường hợp thuế doanh thu. Điều này có ý nghĩa quan trọng, sẽ tạo điều kiện khuyến khích hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích thích cạnh tranh, bình đẳng hố, khơng phân biệt doanh nghiệp ở khâu đầu, khâu giữa hay khâu cuối của quá trình sản xuất kinh doanh. Phạm vi áp dụng của thuế GTGT rất lớn, bao quát tất cả hàng hóa và dịch vụ, do đó việc áp dụng thuế GTGT là rất cần thiết và phù hợp với cơ chế thị trường, đưa kinh tế tăng trưởng nhanh chóng và ổn định.

Đối với hàng hố xuất khẩu, thuế GTGT làm tăng giá nguyên liệu đầu vào do đó làm tăng giá hàng hố xuất khẩu. Xuất phát từ thực tế đó, những ưu đãi về thuế GTGT sẽ phần nào giảm bớt gánh nặng về chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Việc áp dụng các mức thuế suất thuế GTGT tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hỗ trợ đối với các mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu. Những doanh nghiệp khi tham gia sản xuất hàng xuất khẩu cũng có thể chia sẻ lợi nhuận với các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua quy định hồn thuế GTGT, qua đó các doanh nghiệp xuất khẩu sẵn sàng mua hàng hoá với số lượng lớn hoặc với giá cao hơn mà không sợ bị lỗ về giá.

* Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hoá, dịch vụ chưa thật cần thiết đối với nhu cầu thiết yếu của nhân dân, khơng khuyến khích sản

xuất, tiêu dùng hoặc cần tiết kiệm, hướng dẫn tiêu dùng một cách hợp lý. Đặc điểm của thuế TTĐB là chỉ thu đối với một số hàng hoá, dịch vụ và chỉ thu một lần ở khâu sản xuất hay khi nhập khẩu, thuế suất thường cao hơn các loại thuế khác vì để điều tiết thu nhập, hướng dẫn tiêu dùng và bảo vệ hàng nội địa, do đó nhà sản xuất, nhà nhập khẩu cũng như người tiêu dùng phải cân nhắc khi đầu tư hay nhập khẩu hàng hóa chịu thuế.

Một số ưu đãi về thuế TTĐB như giảm thuế TTĐB, khấu trừ thuế, miễn thuế TTĐB đối với một số nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu đã phần nào góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp. Hàng hoá do các cơ sở sản xuất, gia cơng xuất khẩu, hàng hố bán, gia công cho khu chế xuất, hàng mang ra nước ngoài dự hội chợ, triển lãm, hàng hoá do cơ sở sản xuất bán hoặc uỷ thác cho cơ sở sản xuất xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế, hàng tạm nhập để tái xuất trong thời gian chưa phải nộp thuế nhập khẩu không phải nộp thuế TTĐB. Hàng tạm nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB khi tái xuất khẩu được hoàn thuế TTĐB ứng với số hàng tái xuất khẩu. Thuế TTĐB đối với số nguyên vật liệu để sản xuất gia cơng hàng xuất khẩu sẽ được hồn lại khi xuất khẩu thành phẩm.

* Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ có thu nhập chịu thuế. Thuế TNDN được coi là khoản đóng góp tích cực của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước để tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Đồng thời, thuế TNDN cịn là cơng cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của đất nước. Thuế TNDN thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội trong từng thời kì phát triển kinh tế nhất định. Việc quy định thuế TNDN hợp lý tạo điều kiện và môi trường kinh doanh ổn định, hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp, đặc biệt là những ưu đãi đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Việc miễn, giảm thuế TNDN cho các doanh nghiệp mới thành lập đã khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn thành lập doanh nghiệp, tham gia sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu cũng như giảm bớt phần nào gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế.

Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác

và lệ phí Nhà nước. Ở Việt Nam, do chưa có luật về phí và lệ phí, cho nên Pháp lệnh phí và lệ phí sẽ do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Sau khi có luật, pháp lệnh này sẽ do cơ quan hành pháp, tức là Chính phủ ban hành. Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành theo Pháp lệnh phí và lệ phí của Nhà nước. Một doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế ngồi việc phải đóng các loại phí và lệ phí như một doanh nghiệp thơng thường kinh doanh nội địa khác thì cịn phải đóng các loại phí và lệ phí thường niên cho hoạt động này cũng như các loại phí và lệ phí theo hợp đồng, lơ hàng như lệ phí hải quan, phí kiểm dịch, phí xuất xứ…

- Chính sách tỷ giá hối đoái

* Khái niệm: Tỷ giá hối đối là giá cả tại đó ngoại hối được mua và bán.

Ví dụ: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) cơng bố tỷ giá chính thức của đồng Việt nam với một số ngoại tệ áp dụng cho ngày 31/03/2017 như sau:

Bảng 0-1: Tỉ giá hối đối cơng bố tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước

Đơn vị: VND

STT Ngoại tệ Tên ngoại tệ Mua Bán

1 USD Đô la Mỹ 22.575 22.894

2 EUR Đồng Euro 23.085 24.513

3 JPY Yên Nhật 192,78 204,7

4 GBP Bảng Anh 26.980 28.649

5 CHF Phơ răng Thuỵ Sĩ 21.588 22.924

Nguồn: www.sbv.gov.vn

Thương mại, đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế địi hỏi các quốc gia phải trao đổi, hợp tác với nhau, việc thanh toán quốc tế đưa các quốc gia vượt ra khỏi phạm vi biên giới và đồng tiền của nước mình. Hai đồng tiền được trao đổi với nhau theo tỷ lệ nhất định, từ đó khái niệm tỷ giá hối đối được đưa ra: “Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác”. Tỷ giá cũng tác động đến xuất nhập khẩu thông qua tương tác quan hệ cung cầu về hàng hoá, dịch vụ xuất nhập khẩu với tỷ giá trên thị trường. Trước hết, tỷ giá và những biến động của tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của hàng hoá, dịch vụ xuất nhập khẩu

của một nước. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi theo hướng làm giảm sức mua của đồng nội tệ thì giá cả hàng hố nước đó sẽ rẻ tương đối so với hàng hố dịch vụ của nước ngoài ở thị trường trong nước và quốc tế. Hàng hố và dịch vụ nước đó sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn dẫn đến xuất khẩu tăng, nhập khẩu hàng hố giảm, cán cân thương mại có thặng dư. Kết quả sẽ ngược lại khi tỷ giá hối đoái biến động theo hướng làm tăng giá đồng nội tệ. Sự tăng giá của đồng nội tệ có tác dụng làm tăng giá tương đối của hàng hố, dịch vụ một nước so với nước ngồi sẽ dẫn đến làm giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu và cán cân thương mại bị thâm hụt. Tỷ giá hối đoái được coi là một cơng cụ hữu hiệu, tác động nhanh chóng đến hoạt động xuất nhập khẩu và cải thiện cán cân thương mại. Hiệu quả của hoạt động xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào tỷ giá hối đoái bởi giá trị lượng ngoại tệ thu về từ các hoạt động đó phụ thuộc vào quan hệ so sánh giữa những đồng ngoại tệ này với đồng nội tệ hoặc ngoại tệ khác.

Cơ chế tỷ giá hối đối cũng giữ một vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu của một quốc gia. Chính sách tỷ giá hối đối là chính sách mà trong đó Nhà nước sử dụng tỷ giá hối đối như là những cơng cụ để điều chỉnh quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế và tài chính nhất định phục vụ nhiệm vụ chiến lược phát triển nền kinh tế quốc gia. Hiện nay các quốc gia sử dụng cơ chế đơn tỷ giá hoặc cơ chế đa tỷ giá; cơ chế tỷ giá hối đoái cố định và cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi.

Cơ chế đơn tỷ giá là cơ chế mà Nhà nước chỉ áp dụng một loại tỷ giá hối đối duy

nhất cho mọi chuyển đổi ngoại tệ hình thành trong nền kinh tế quốc dân. Ngược lại,

cơ chế đa tỷ giá là cơ chế mà nhà nước áp dụng nhiều loại tỷ giá hối đoái cho mọi

chuyển đổi tiền tệ trong nền kinh tế, nhà nước ban hành nhiều loại tỷ giá thích ứng cho mỗi loại chuyển đổi tiền tệ theo yêu cầu của các mục tiêu phát triển kinh tế với mục đích điều chỉnh cán cân thương mại, cũng như coi đây là một loại thuế nhập khẩu biến tướng hoặc một loại trợ cấp xuất khẩu và bảo hộ mậu dịch. Tùy theo yêu cầu điều tiết cung cầu ngoại tệ, nhà nước có thể áp dụng các loại đa tỷ giá khác nhau như: tỷ giá hối đối chính thức, tỷ giá hối đối tự do, tỷ giá hối đối ưu đãi chính thức, tỷ giá mậu dịch, tỷ giá phi mậu dịch, tỷ giá kết toán nội bộ, tỷ giá kiều hối.

Bên cạnh đó, cơ chế tỷ giá hối đối cố định là cơ chế trong đó Ngân hàng nhà nước quy định tỷ giá hối đối chính thức chuyển đổi tiền tệ nước mình sang tiền tệ nước khác cố định không thay đổi và cho phép tỷ giá chuyển đổi tiền tệ của ngân hàng kinh doanh ngoại hối được biến động trong một biên độ nhất định là x% so với tỷ giá chính thức. Trong cơ chế tỷ giá hối đối thiên về cố định thì tỷ giá ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế hoạch định được chiến lược kinh doanh thương mại quốc tế dài hạn, ổn định và phát triển thị trường tiêu thụ, cũng như tránh được những rủi ro do biến động tỷ giá, giảm thiểu được những rủi ro từ giá cả trên thị trường hàng hố dịch vụ và do đó góp phần duy trì được trạng thái cân bằng tương đối trong cán cân thương mại thông qua việc ổn định xuất nhập khẩu. Cơ chế tỷ giá cố định cũng sẽ không cho phép một quốc gia thơng qua cơ chế tỷ giá để làm tăng lợi ích từ thương mại quốc tế. Tuy nhiên, sự duy trì tỷ giá cố định tuyệt đối cũng đi kèm với sự cứng nhắc, mất đi cơ hội tăng trưởng nhanh. Trên thực tế, để đảm bảo ổn định, nhà nước phải chi ra một khoản không hề nhỏ từ ngân sách để cân đối thu chi của cán cân thanh toán quốc tế mà có thể coi là tài trợ thương mại quốc tế của nhà nước cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại, chế tỷ giá hối đoái thả nổi là cơ chế mà trong đó Nhà nước khơng quy định tỷ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp đến năm 2020 (Trang 38 - 47)