1.2.1 Khái niệm
Tồn tại nhiều cách hiểu và các định nghĩa khác nhau về tài trợ thương mại quốc tế từ phía Chính phủ đối với doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết này, Tài trợ thương mại quốc tế từ phía Chính phủ được hiểu là bao gồm các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp của các tổ chức chức chính phủ và tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp của Nhà nước.
1.2.2 Đặc điểm
Tại mỗi quốc gia, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước. Tại Việt Nam, Quốc hội, Chính Phủ đều thống nhất về quan điểm, tư tưởng và nhiệm vụ trong mọi lĩnh vực, trong đó có kinh tế. Chính phủ có nhiệm vụ thực hiện việc quản lý, điều hành và giám sát mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, Chính phủ là người đặt ra và ban hành tất cả các chủ trương, đường lối, kế hoạch, yêu cầu và chính sách phát triển mọi lĩnh vực, trong đó bao hàm cả kinh tế, và Chính phủ cũng là người nắm trong tay mình các nguồn tài chính khổng lồ từ nguồn thu của ngân sách, tài trợ từ nước ngoài, các tổ chức quốc tế và các nguồn thu nhập khác của chính phủ tại nước ngoài. Như vậy chính phủ trở thành người nợ cuối cùng của nền kinh tế quốc dân tại mỗi quốc gia. Chính phủ
cũng là người đề ra các chính sách tài chính tiền tệ, chính sách tín dụng nhằm đưa ra các gói hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Do vậy, các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ thương có đặc trưng là tài trợ thương mại gián tiếp thông qua các tổ chức như Ngân hàng trung ương, các trung gian tài chính, kho bạc, các tổ chức tài chính của chính phủ. Công cụ tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp các chính sách và biện pháp kinh tế và tài chính như chính sách chiết khấu, chính sách tỉ giá, chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ tài chính như chính sách kích cầu, miễn giảm thuế và lệ phí, chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, thưởng xuất khẩu…
Bên cạnh đó, thông qua một số ngân hàng thuộc Chính phủ như ngân hàng Nhà nước, ngân hàng phát triển, hệ thống các ngân hàng thương mại, các trung gian tài chính khác, Ngân hàng Trung ương thay mặt chính phủ tài trợ cho các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế bằng các hình thức cho vay tái cấp vốn tái chiết khấu, bảo lãnh nhà nước hoặc bằng cách chỉ đạo thực hiện các chính sách tài chính và tín dụng của Chính phủ nhằm tạo điều kiện tài chính và cơ hội kinh doanh có lợi cho các doanh nghiệp.
1.2.3 Quy trình tài trợ thương mại quốc tế
Tài trợ thương mại quốc tế là một khái niệm mang nội hàm rộng với các hoạt động hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp đa dạng đến từ chính phủ đối với các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Nhìn chung, các nguồn tài trợ sẽ đến từ chính ngân sách nhà nước từ các khoản thu thuế, phí, lệ phí, cổ tức nhà nước,… hoặc đến từ nước ngoài như ODA của chính phủ nước khác, tổ chức khu vực, thế giới, các nguồn thu khác từ nước ngoài của chính phủ. Các khoản này sẽ được tập trung vào ngân sách và phân bổ cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế. Nhà nước có thể đưa ra các gói tài trợ trực tiếp đến các doanh nghiệp hoặc thông qua chính sách hỗ trợ bên thứ 3 để bên thứ ba này trực tiếp tài trợ cho doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế.
Có thể khái quát quy trình tài trợ thương mại quốc tế một cách đơn giản qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1-3 : Quy trình tài trợ thương mại quốc tế
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
1.2.4 Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ
Chính phủ đã thực hiện một số hành động tài trợ thương mại quốc tế cho doanh nghiệp, bao gồm Tài trợ trực tiếp và Tài trợ gián tiếp.
1.2.4.1. Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp của Chính phủ:
- Trợ cấp xuất khẩu: Theo quan điểm của WTO (quy định trong Hiệp định Trợ cấp và đối kháng SCM) thì trợ cấp là việc Chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có. Như vậy, trợ cấp xuất khẩu chính là những ưu đãi mà Chính phủ một nước dành cho các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu bao gồm phạm vi rất rộng như: Chính phủ trực tiếp cấp vốn, cho vay, góp cổ phần, đảm bảo tín dụng; Chính phủ bỏ qua hay không thu các khoản thu mà doanh nghiệp phải nộp; Chính phủ cung cấp hàng hóa hay dịch vụ nói chung hoặc mua hàng vào; Chính phủ đóng góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một cơ quan tư nhân thực thi một hay nhiều công việc trên đây; hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá khi xuất khẩu... Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là giúp người xuất khẩu tăng thu nhập nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, do đó đẩy mạnh được xuất khẩu. Ở đây ta chỉ đề cập đến khoản trợ cấp trực tiếp là việc nhà nước trực tiếp dành cho doanh nghiệp những thuận lợi khi xuất khẩu hàng hóa như: Trực tiếp cấp tiền (cấp vốn, cho vay ưu đãi
hoặc góp vốn cổ phần) hoặc Chính phủ bảo lãnh các khoản vay. Chính phủ miễn những khoản phải thu lẽ ra phải đóng (thuế, phí), áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu...; Cho các nhà xuất khẩu được hưởng các giá ưu đãi đối với hàng xuất khẩu...; Cho các nhà xuất khẩu được hưởng các giá ưu đãi cho các đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu như điện, nước, vận tải, thông tin liên lạc, trợ giá xuất khẩu. Từ đó trực tiếp làm giảm giá thành tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Trong hoàn cảnh thị trường không hoàn hảo, Chính phủ các nước đều muốn sản phẩm của các doanh nghiệp nước mình đủ sức cạnh tranh và giành được thị trường tiêu thụ ở nước ngoài. Vì vậy, đối với nước ta, trợ cấp xuất khẩu được sử dụng như là một công cụ để đẩy mạnh xuất khẩu nói riêng và tài trợ thương mại nói chung, tuy nhiên hành động này vấp phải sự hạn chế đến từ WTO. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, do một số hạn chế về luật khi tham gia hội nhập, trợ cấp xuất hẩu không còn là biện pháp hữu hiệu mà chính phủ được phép sử dụng rộng rãi như trước nữa.
- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam là điều tất yếu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta đang phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Một trong những hình thức hỗ trợ xuất khẩu mới, phù hợp với các quy định của WTO, là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mới thực sự được chú ý trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là hình thức khá phổ biến trên thế giới, và bắt đầu được áp dụng tại Việt Nam. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu, yên tâm hơn khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu nhiều rủi ro. Hơn thế nữa, nó lại phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO vì nó được tổ chức này công nhận.
Bên cạnh đó chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách đầu tư, tài trợ như cho vay, góp vốn thành lập doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp. Các nghiệp vụ tín dụng được áp dụng rộng rãi đã giúp cho các nhà xuất khẩu, các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình quay vòng vốn, giúp họ có nguồn vốn
tiếp tục kinh doanh, mở rộng sản xuất. Biện pháp bảo lãnh tín dụng cũng góp phần thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Công cụ tín dụng này không chỉ giúp cho doanh nghiệp mở rộng vốn kinh doanh, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, chủ động hơn về vốn trong sản xuất kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp có nguồn đầu vào ổn định, phong phú hơn, phục vụ tốt hơn cho sản xuất và kinh doanh xuất khẩu. Bên cạnh đó, nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu cũng góp phần nâng cao uy tín của các doanh nghiệp trong xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tự tin kí kết các hợp đồng giá trị lớn, mang lại hiệu quả không nhỏ cho bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế.
- Tín dụng hỗn hợp giữa tài trợ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và tài trợ thương mại quốc tế, cũng là một hình thức tài trợ thương mại quốc tế để khuyến khích và hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng hoá của nước tài trợ sang nước nhận tài trợ. Đây là hình thức tài trợ thương mại quốc tế có điều kiện. Tín dụng hỗn hợp thường được dùng để “mềm hoá” một tín dụng xuất khẩu truyền thống bằng cách kéo dài thời hạn đáo hạn cuối cùng của khoản vay và giảm lãi suất. Thông thường cơ cấu của khoản tín dụng hỗn hợp bao gồm 35% giá trị của hợp đồng được vay theo những điều kiện của phương thức viện trợ ODA, có thời hạn thanh toán dài hơn và lãi suất thấp (khoảng 0,75%-2%/năm), 65% còn lại sẽ vay theo hình thức tín dụng xuất khẩu thông thường. Để được vay theo hình thức này thì ít nhất 80% giá trị hợp đồng phải nhập hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước tài trợ. Chính phủ hai nước sẽ ký hợp đồng tài trợ khung, trên cơ sở các khoản vay riêng lẻ sẽ được thực hiện. Vì đây là khoản tín dụng có thời gian thanh toán dài và lãi suất tương đối thấp, nên người ta thường tài trợ cho những dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng, và những dự án có lãi suất thấp và thời hạn thu hồi vốn lâu.
Như vậy, từ những nguồn tài chính này, Chính phủ có cơ hội tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp đến các doanh nghiệp thông qua các biện pháp sau:
-Các quỹ tài trợ ưu đãi cho xuất khẩu: Từ các nguồn tài chính khác nhau, Nhà nước hình thành các Quỹ tập trung của mình và phi tập trung của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội nhằm mục đích thực hiện chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Tuỳ theo yêu cầu của tài trợ thương mại của mỗi quốc gia mà hình thành các loại quỹ khác nhau, trong đó phổ biến là: quỹ dự phòng rủi ro, quỹ bình ổn giá cả,
quỹ trợ cấp xuất khẩu, quỹ đầu tư và phát triển ngành hàng xuất nhập khẩu, quỹ xúc tiến xuất khẩu. Ở nước ta, Ngân hàng phát triển Việt Nam mà tiền thân của nó là Quỹ hỗ trợ phát triển là tổ chức Nhà nước với hai nhiệm vụ là thực hiện chính sách phát triển và tài trợ tài chính xuất khẩu cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Mục đích hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam là phi lợi nhuận với vốn điều lệ 5000 tỉ đồng, thời hạn hoạt động 99 năm. Đây là ngân hàng không phải nộp thuế và nghĩa vụ ngân sách, được miễn nghĩa vụ tiền gửi, miễn dự trữ bắt buộc tại ngân hàng nhà nước và được nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán.
- Bảo lãnh tín dụng: Bên cạnh các chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách đầu tư, tài trợ như cho vay, góp vốn thành lập doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp. Các nghiệp vụ tín dụng được áp dụng rộng rãi đã giúp cho các nhà xuất khẩu, các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình quay vòng vốn, giúp họ có nguồn vốn tiếp tục kinh doanh, mở rộng sản xuất. Biện pháp bảo lãnh tín dụng cũng góp phần thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Công cụ tín dụng này không chỉ giúp cho doanh nghiệp mở rộng vốn kinh doanh, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, chủ động hơn về vốn trong sản xuất kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp có nguồn đầu vào ổn định, phong phú hơn, phục vụ tốt hơn cho sản xuất và kinh doanh xuất khẩu. Bên cạnh đó, nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu cũng góp phần nâng cao uy tín của các doanh nghiệp trong xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp tự tin kí kết các hợp đồng giá trị lớn, mang lại hiệu quả không nhỏ cho bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế.
Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các nước đang phát triển khi thực hiện các thương vụ đều phải vay vốn các ngân hàng thương mại. Nhưng muốn ngân hàng cấp tín dụng cần phải thế chấp hoặc cần có sự bảo lãnh nào đó. Trong trường hợp này nhà nước đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp vay, nếu có rủi ro gì đối với khoản tín dụng đó nhà nước sẽ chịu. Bên cạnh đó, để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp thực hiện việc bán chịu hoặc trả chậm, với lãi suất ưu đãi đối với người mua hàng nước ngoài. Việc bán hàng như vậy thường có những rủi ro (do nguyên nhân kinh tế hoặc chính trị) dẫn đến sự mất vốn. Trong trường hợp đó, để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu hàng bằng
cách bán chịu, Nhà nước đứng ra bảo lãnh, đền bù nếu bị mất vốn. Tỷ lệ đền bù có thể lên đến 100% vốn bị mất, nhưng thường tỷ lệ đền bù có thể lớn đến 60-70% khoản tín dụng để các nhà xuất khẩu phải quan tâm đến việc kiểm tra khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu và quan tâm đến việc thu tiền bán hàng sau khi hết thời hạn tín dụng. Hiện nay ở Việt Nam, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Nhà nước đứng ra bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu, còn nâng được giá bán hàng vì giá bán chịu bao gồm cả giá bán trả tiền ngay và phí tổn đảm bảo lợi tức. Đây là một hình thức khá phổ biến trong chính sách ngoại thương của nhiều nước để mở rộng xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường.
Nguồn vốn chính phủ sử dụng để đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại quốc tế hiện nay vẫn chủ yếu từ ngân sách trung ương, phân bổ tới các cơ quan hữu quan để thực hiện nhiệm vụ tài trợ. Để tăng nguồn ngân sách, chính phủ sử dụng các nguồn tài trợ từ bên ngoài, trong đó, nguồn vốn tài trợ từ các nước, nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế khác và các nguồn thu khác của Chính phủ từ nước ngoài.
- Nguồn tài trợ từ các nước (ODA)
Như ta đã biết, có rất nhiều cách định nghĩa về ODA, song có thể định nghĩa về ODA dễ nắm bắt như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là nguồn vốn từ các cơ quan chính thức bên ngoài cung cấp (hỗ trợ) cho các nước đang và kém phát triển hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính (thông qua các cơ quan chính thức) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các nước này”. Các cơ quan bên ngoài nhắc tới ở đây ngoài chính phủ các nước ngoài trong hoạt động tài trợ song phương, thì không thể không nhắc tới nguồn tài chính cho tài trợ thương mại quốc tế đến từ các tổ chức khu vực và thế giới.
Viện trợ phát triển chính thức ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho vay với các điều kiện ưu đãi; ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển (và các tổ chức nhiều bên),