Những biện pháp đối với nhà trường.

Một phần của tài liệu Nhu cầu và khả năng thích ứng với phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm của lưu sinh viên lào tại học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 65 - 67)

II. khuyến nghị (giải pháp tăng mức độ thích ứng).

2.1. Những biện pháp đối với nhà trường.

Với nhu cầu học tập ngày càng đa dạng về nội dung, phương thức giảng dạy, cũng như những khó khăn và hạn chế mà sinh viên gặp phải khi tiếp cận các PPDH mới trong thời gian qua, nhà trường cần chủ động xây dựng một hệ thống giải pháp đồng bộ và hồn chỉnh, với lộ trình xác định.

* Thứ nhất, tiếp tục đổi mới tư duy mạnh mẽ hơn nữa để giảng viên

thấy được tầm quan trọng của yêu cầu đổi mới và thực chất của PPDH mới. Từ đó giảng viên phải có được sự thống nhất, đồng thuận cao trong nhận thức và hành động, khắc phục tình trạng:

Cụ thể hóa điều này là việc nhà trường hàng năm cần liên tục mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và tình cảm cho giảng viên về PPDH mới nhưng cần có sự phân loại, tách biệt theo độ tuổi, khả năng thực tế. Việc học đan xen giữa nhiều thế hệ đôi khi gây tâm lý tự ty, ngại ngùng đối với những giảng viên lớn tuổi, làm khó khăn trong việc tiếp thu và thực hành phương pháp mới.

* Thứ hai, tiếp tục đầu tư, nâng cấp, đổi mới công cụ, phương tiện,

trang thiết bị phục vụ day - học cũng như bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các thiết bị trợ giảng hiện đại. Trong điều kiện cịn nhiều khó khăn như hiện nay, nhà trường cần phải có hướng tập trung trước mắt như:

- Đối với hệ thống thư viện: Liên tục bổ sung thêm đầu sách vở, tài liệu nghiên cứu tham khảo; hình thành phịng đọc tự chọn để vừa tăng cường khả năng thu hút, vừa tạo tâm lý thoải mái cho bạn đọc; nhanh chóng đưa vào sử dụng hệ thống tra cứu điện tự; xem xét khả năng cho sinh viên tự làm nhiêm vụ thủ thư ngồi giờ hành chính nhằm tạo điều kiện, cũng như cơ hội rèn luyện ý thức, tác phong làm việc gắn với thực tiễn ngay trong trường.

- Đối với các phương tiện kỹ thuật hiện đại: đầu tư dứt điểm, trang bị mới tồn bộ máy móc cho những phịng học vi tính dành cho sinh viên; đối với các phòng phương pháp, nếu chưa thể đầu tư mới về số lượng thì nên có chế độ sử dụng luân phiên, xoay vòng giữa các khoa, theo một lịch cố định để các khoa chủ động sắp xếp, tránh tình trạng thụ động phải đăng ký đợi xếp lịch;

- Đối với hệ thống Ký túc xá: Mỗi dãy nhà nội trú cần được hình thành tối thiểu 01 “Phịng Thơng tin”, trong đó có tivi và một số báo chí cơ bản để sinh viên có thể theo dõi và cập nhật tin tức; đối với khu vực dành cho sinh viên Lào, cần có “Phịng Giao lưu” để sinh viên Lào có thể gặp gỡ, trao đổi học tập với sinh viên Việt Nam.

- Đoàn Thanh niên tiếp tục phối hợp với các khoa chủ quản nhân rộng mơ hình các Câu lạc bộ chuyên ngành để sinh viên có nhiều điều kiện tham gia sinh hoạt và rèn luyện, qua đó các em có thêm một hình thức học tập bổ sung cho các PPDH trên lớp.

* Thứ ba, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo động lực cho

việc áp dụng PPDH tích cực. Đây cũng là biện pháp góp phần khắc phục sức ì ngại thay đổi của một bộ phận giảng viên trong giai đoạn giao thời giữa hai kiểu phương pháp truyền thống và hiện đại. Cụ thể như:

- Tổ chức, duy trì việc áp dụng PPDH tích cực và liên tục tổ chức thao giảng bằng phương pháp mới.

- Thường xuyên sơ, tổng kết rút kinh nghiệm để không ngừng cải tiến PPDH theo hướng tích cực hố sự dạy và học.

Song song với việc tạo cớ chế chính sách, việc sắp xếp lại, điều chỉnh chương trình và quy mơ lớp học cũng cần phải được quan tâm:

- Tiếp tục nghiên cứu giảm thời gian dạy học trên lớp để tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu của cả giáo viên và sinh viên.

Một phần của tài liệu Nhu cầu và khả năng thích ứng với phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm của lưu sinh viên lào tại học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w