Kết luận và khuyến nghị.

Một phần của tài liệu Nhu cầu và khả năng thích ứng với phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm của lưu sinh viên lào tại học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 64 - 65)

I. Kết luận.

Căn cứ các số liệu thu thập và các kết quả phân tích, nghiên cứu rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, khả năng liên hệ bài học với thực tiễn trong học tập của giáo

viên là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến mức độ thích ứng của sinh viên với bất kỳ PPDH mới nào.

Thứ hai, mức độ thích ứng với PPDH NHLTT của LSV Lào chưa cao,

biểu hiện ở cả 3 vấn đề: tiếp thu nội dung, khai thác phương tiện và hưởng ứng cách dạy.

- Tỷ lệ chưa thỏa mãn với dung lượng bài học vẫn lớn hơn số hài lòng (51,3% so với 42,6%), thậm chí một phần ba mẫu nghiên cứu cho rằng khả năng tiếp thu không những tăng lên mà ngược lại bị chậm đi. (Điều này cũng cho thấy sự thay đổi mà giáo viên tạo ra chưa đáng kể, và chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên.)

- Việc sử dụng những phương tiện và công cụ học tập quen thuộc như máy vi tính, ngoại ngữ, Internet, phần mềm chuyên ngành của phần lớn sinh viên cịn khá khó khăn, tỷ lệ thành thạo đều dưới 15%.

- Chỉ khoảng 10% - 20% sinh viên thể hiện được sự tích cực trong việc tham gia bài học như phát biểu, đóng góp ý kiến, trao đổi hay tranh luận với giáo viên. Phần lớn vẫn chưa khắc phục được thói quen ỷ lại, thụ động, và thiếu tự tin khi phải tự diễn thuyết.

Thứ ba, nhu cầu học tập của sinh viên hiện nay đa dạng và phong phú,

không chỉ bày tỏ cái muốn tiếp nhận mà cịn có những u cầu cụ thể về cách

được tiếp nhận.

Liên quan đến nội dung kiến thức, người học muốn được tiếp nhận những cái mới, gắn với thực tiễn, khơng mang tính gị ép cũng như khả năng “cơ động” của tri thức (tính liên ngành). Để có được điều này, một mơi trường học tập hiện đại với cơ hội được thường xuyên tiếp cận và khai thác các PTKT trong lớp, trên giảng đường, ở thư viện hay tại không gian sống và sinh hoạt...

là những nguyện vọng thực tế trước những hạn chế về cơ sở vật chất như hiện nay. Nhưng quan trọng nhất, một phương thức giảng dạy mà trong đó người học được khuyến khích, được phát huy tính năng động, sự tự tin, khả năng tư duy, khả năng nói, thuyết trình, thực hành trong mơi trường nhóm, mơi trường tương tác qua lại giữa giáo viên với sinh viên hay giữa sinh viên với nhau chính là nguyện vọng lớn hơn cả.

Thứ tư, mức độ thích ứng với PPDH NHLTT giữa các nhóm sinh viên

là khác nhau. Những sinh viên có nguồn gốc xuất thân từ các khu vực thành thị, thi đầu vào khối D, tính cách sơi nổi, thường có khả năng thích ứng cao hơn so với các nhóm sinh viên khác. Lý do chính là những sinh viên này có thói quen, cũng như nhiều điều kiện thể hiện cá tính và quan điểm của bản thân.

Một phần của tài liệu Nhu cầu và khả năng thích ứng với phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm của lưu sinh viên lào tại học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w