Thực tiễn đổi mới tại PPDH tại HVBCTT

Một phần của tài liệu Nhu cầu và khả năng thích ứng với phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm của lưu sinh viên lào tại học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 32 - 36)

1 Phan Trọng Ngọ, Dạy học và PPDH trong nhà trường, NXB Đại học Sư Phạm, HN, 2005.

1.4.2. Thực tiễn đổi mới tại PPDH tại HVBCTT

Trước xu thế đổi mới giáo dục nói chung, HVBCTT cũng ln xác định:

“Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy là những vấn đề cốt lõi của q trình đổi mới giáo dục đại học nói chung và của Học viện nói riêng.... Đổi mới nội dung, chương trình hướng tới đào tạo đội ngũ những người cán bộ phát triển tồn diện, sau khi tốt nghiệp có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra trong hoạt động nghề nghiệp. Đồng thời đổi mới phương pháp đào tạo làm cho nội dung được chuyển tải đến người học một cách hiệu quả nhất, đưa người học vào con đường ngắn nhất đến với những thành tựu của khoa học – cơng nghệ, và sử dụng thành tựu đó vào thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội của đất nước” (PGS.TS. Tạ Ngọc Tấn, Nguyên Giám đốc HVBCTT, trích Báo cáo Hội

thảo “PPDH, kiểm tra, đánh giá các môn khoa học xã hội và nhân văn, 5/2004”).

Với tinh thần đó, thời gian qua, ban lãnh đạo nhà trường đã liên tục có những đổi mới trong công tác đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, học tập, biểu hiện thông qua rất nhiều hoạt động cụ thể như liên tục tổ chức các

buổi hội thảo về đổi mới PPDH như “Đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất

lượng học tập cho sinh viên”, thực hiện chương trình "Đánh giá chung về chương trình và phương pháp giảng dạy của Học viện" dành cho cả cán bộ lẫn

sinh viên… Đổi mới đào tạo, trước hết nhà trường tập trung vào đổi mới giáo trình. “Đổi mới giáo trình phải từng bước, trước hết là đổi mới nội dung của

giáo trình cho nó khoa học, cho nó thực tiễn, hiện đại hố giáo trình. Bước thứ hai là phải đổi mới phương pháp viết giáo trình, cách viết bây giờ phải khác với truyền thống, viết để giảng dạy chứ không phải viết để nghiên cứu” (GS.TS. Dương Xuân Ngọc - Phó giám đốc). Song song với đó, nhà trường cũng đã có những cơ chế

động viên, khuyến khích mọi giảng viên đổi mới PPDH, từng bước áp dụng những phương pháp giảng dạy tích cực: cử cán bộ, giảng viên đi học các lớp tập huấn của Bộ Đại học, tổ chức các khoá đào tạo giảng viên về các PPDH mới, những phong trào thi đua giảng dạy theo phương

pháp mới, xây dựng thành một dư luận về đổi mới phương pháp trong toàn trường, tổ chức hội thảo về những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên… Hoạt động đổi mới PPDH tại HVBCTT có thể nói chính thức bắt đầu từ những năm 1996 - 1997 từ việc chuyển hướng đặt vấn đề đổi mới nội dung sang đổi mới phương pháp. “Quá trình đổi mới chia thành nhiều giai

đoạn. Thứ nhất là đầu tư cho cán bộ chủ chốt, các giảng viên đi học những khoá bồi dưỡng về phương pháp sư phạm. Thứ hai là tấn cơng xố những rào cản. Từ việc đổi mới đội ngũ giảng viên thì xây dựng dư luận về đổi mới phương pháp vì đối mặt với phương pháp mới là thói quen truyền thống, thụ động, khơng ai muốn thay đổi, cho nên phải đánh vào cái dư luận ấy. Thứ ba là từng bước ứng dụng vào giảng dạy trong sinh viên… Hiện nay là bước vào giai đoạn thứ tư: phổ cập hết cho giáo viên, trang bị cơ sở vật chất, kết hợp phương pháp mới với việc sử dụng kỹ thuật hiện đại…”- GS.TS. Dương Xuân Ngọc.

Trọng tâm việc đổi mới phương pháp của trường là liên tục mở các khoá đào tạo cho giảng viên về phương pháp mới. Từ năm 1997 đến năm 2000, đào tạo cho giảng viên khoa Báo. Sau năm 2000, nhà trường tiếp tục cử nhiều giáo viên đi học lớp bồi dưỡng PPDH mới (V.A.C), ban đầu là giảng viên của hai khoa XHH và Báo chí. Tiếp theo đó lần lượt đến các khoa Tun truyền, Chính trị học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Quản lý xã hội… Cho đến nay nhà trường có đến 85% giáo viên được đào tạo theo phương pháp mới.

* Các mơ hình dạy học và việc đổi mới PPDH tại trường hiện nay:

Với những nét đặc trưng của một trường khoa học xã hội nhân văn, thêm vào đó lại là một trường Đảng (trực thuộc hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), do đó các kiến thức lư luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh rất được tập trung trang bị cho sinh viên. Hệ thống môn học thường được phân ra thành hai loại các môn đại cương và các môn chuyên ngành. PPDH ở mỗi loại cũng có những đặc trưng riêng. Với những mơn đại cương, mơ hình dạy học chủ yếu vẫn là thuyết trình thầy đọc - trị chép, thầy giảng - trị ghi, cũng đã có xen kẽ sự thảo luận giữa thầy trò nhưng mức độ còn hạn chế, chỉ mới mang tính chất sinh viên đứng lên phát biểu và trao đổi, tranh luận một chút. Đối với các mơn chun ngành, mức độ áp dụng những PPDH tích cực có điều kiện diễn ra nhiều hơn, chủ yếu là theo mơ hình thầy giảng và trị tự lọc ý để ghi, thầy cơ đưa vấn đề, sinh viên chia nhóm thảo luận, trao đổi sau đó tổng kết lại... “Đối với các môn đại cương, phương pháp chủ

yếu là các thầy giảng, bọn em ghi chép, các thầy giảng theo mạch của các thầy còn bọn em lọc ý để ghi, cũng có một số thầy thì đọc cho bọn em chép ln... Các mơn nghiệp vụ thường có sự khác biệt rất lớn. Bọn em thường được làm bài tập thực hành rất nhiều. Ví dụ như mơn Tin Báo chí, bọn em được làm vơí máy tính ln, mơn Phóng sự thì được đi thực tế. Đa phần sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, chia nhóm, chia chủ đề ra cùng nhau trao đổi và đại diện nhóm lên thuyết trình” (Nữ, sinh viên năm thứ 4, khoa Báo in).

Đối với việc sử dụng phương tiện kỹ thuật (PTKT) trong giảng dạy, nếu nhìn từ phương diện khối đào tạo, sinh viên khối nghiệp vụ thường được tiếp cận và sử dụng nhiều hơn khối lý luận. Các môn học lý luận Mác – Lênin do đã được quy định cụ thể theo khung chương trình của Bộ nên để đảm bảo tiến độ, giảng viên thường khơng có điều kiện về thời gian để diễn giảng bằng các PTKT. Bên sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, một nguyên nhân nữa là do thói

quen, quan niệm, khả năng khai thác của giáo viên mỗi khối cũng khác nhau. Và theo tình hình thực tế hiện nay, xu hướng sử dụng PTKT đang dần ít được chú trọng so với thời gian đầu khi nhà trường khuyến khích giáo viên dạy học theo phương pháp mới.

Tóm lại, nếu so với các trường đại học – cao đẳng khác, việc triển khai PPDH NHLTT tại HVBCTT không phải là muộn. Nhà trường đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng phương pháp mới vào thực tế giảng dạy. Tuy nhiên, mức độ triển khai giữa các chuyên ngành chưa đồng đều, chưa tạo ra bước đột phá trong PPDH nói riêng, cũng như cơng tác đào tạo của nhà trường nói chung.

Chương 2.

Một phần của tài liệu Nhu cầu và khả năng thích ứng với phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm của lưu sinh viên lào tại học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w