1. Thầy đọc tồn bộ, trị chép nguyên văn 10 8.70 2 Thầy thuyết trình, trị tự chọn lọc ý để ghi56 48
3.2.1. Nhân tố chủ quan và các đặc điểm nhân khẩu học.
• Nhân tố chủ quan:
Kết quả phân tích thực trạng học tập cho thấy tính tự giác của một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa cao. Học ở trên lớp, ngay cả những yêu cầu mang tính bắt buộc như đi học đầy đủ, đúng giờ, nghỉ học phải có phép… cũng bị vi phạm thường xuyên. Với những môn học mang tính lý luận hay những mơn địi hỏi sự tư duy sâu, tinh thần học tập thường rệu rã, mất tập trung và quay sang làm việc riêng. Mặc dù đã được giáo viên khuyến khích, đặt câu hỏi, tạo điều kiện phát huy năng lực nhưng nói chung sinh viên vẫn tỏ ra ngại đóng góp ý kiến, ngại tham gia xây dựng bài mà thường ỉ lại vào một số ít bạn tích cực trong lớp và giáo viên.
- “Một số mơn sinh viên vẫn giữ thói quen ngồi cặm cụi chép và chép, nghe thì chẳng được bao nhiêu. Thực ra cũng khơng thể nói hồn tồn lỗi do cách giảng dạy được, phần lớn là do thái độ của sinh viên” (Nam, sinh viên năm thứ III, khoa XDĐ).
Vấn đề tự học ngoài giờ lên lớp lại càng cho thấy sự chây ì của phần lớn sinh viên. Thời gian tự học, tự nghiên cứu gần như khơng có, phần lớn chỉ tập trung học ngay trước kỳ thi học phần. Các hoạt động nhằm tăng cường và củng cố kiến thức như trao đổi bài học với bạn bè, thầy cô; đến thư viện; tham gia nghiên cứu khoa học; tham dự các buổi sinh hoạt chuyên mơn; học thêm v.v… đều ít được sinh viên quan tâm.
- “Vấn đề thay đổi cách học của sinh viên chưa được hiệu quả lắm.
Phần lớn vẫn chưa tự ý thức được việc học của mình, cịn q thụ động”
(Nam, sinh viên năm thứ III, khoa KTCT).
- “Phần lớn do chính bản thân sinh viên là nhiều, họ khơng chịu cố
gắng thì khơng thể có hiệu quả được dù có áp dụng bất cứ phương pháp gì đi nữa” (Nữ, sinh viên năm thứ I, khoa Báo in).
- “Có nhiều mơn vẫn chỉ thầy đọc trị chép, em cũng như các bạn chỉ
học đối phó để thi qua thơi chứ cũng khơng đọc nhiều tài liệu mở rộng cho lắm” (Nữ, sinh viên năm thứ II, khoa XDĐ).
Tất cả những thực tế trên cho thấy, nói chung, sinh viên cịn lười học, lười suy nghĩ và lười rèn luyện.
Một vấn đề nữa ảnh hưởng đến sự thích ứng với các PPDH mới chính là tình trạng hiện nay nhiều sinh viên chỉ chủ yếu quan tâm đến chuyên ngành mà không tập trung vào các mơn học cơ bản khác. Chính vì vậy, dù các mơn khơng phải chun ngành có đổi mới phương pháp thế nào đi nữa thì cũng khơng thể tác động nhiều đến người học.
- “Em chỉ thấy em thay đổi cách học ở những mơn mà em cảm thấy
thích, mơn chun ngành chẳng hạn. Em có thể đi tìm tài liệu rất nhiều, tự nghiên cứu rất nhiều và thời gian học dành cho mơn đó cũng chiếm đa số ln” (Nữ, sinh viên năm thứ IV, khoa Báo in).
• Các đặc điểm nhân khẩu học:
Liên quan trực tiếp đến vấn đề nảy sinh nhu cầu và khả năng thích ứng của người học với PPDH mới là vai trị và tác động của một số đặc điểm nhân khẩu.
Thông qua việc lấy tương quan giữa các số liệu, ta thu được một số kết luận sau đây:
- Không gian sống và sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của sinh viên. Do chất lượng cuộc sống tốt hơn so với khu vực nông thông và miền núi nên những người sống tại các khu vực thành thị thường xuyên được hưởng những điều kiện tốt nhất về sinh hoạt, học tập. Điều đó tác động tích cực đến khả năng và nhu cầu của sinh viên trong phương pháp học tập hiện đại. Cụ thể: sinh viên thành thị có khả năng khai thác hiệu quả hơn các công cụ và phương tiện học tập như ngoại ngữ (79% so với 46,1%), Internet (73,2% so với 53,2%); cũng như có nhu cầu cao hơn về việc ứng dụng kiến thức được học từ nhà trường vào thực tiễn cuộc sống (65% so với 53,1%).
- Điều kiện kinh tế và thành phần gia đình là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đầu tư học tập. Đa số sinh viên vẫn sống bằng sự chu cấp từ phía gia đình nên điều kiện kinh tế và hồn cảnh sống của gia đình là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp. Con em những gia đình khá giả hay những gia đình trí thức thường được tạo cơ hội nhiều hơn về mua sắm trang thiết bị học tập, sách vở cũng như các điều kiện học thêm, mở mang tri thức. Do đó, những sinh viên này thường có nhu cầu và khả năng thích ứng cao hơn với các hình thức học đòi hỏi sự năng động, tự tin như thuyết trình có minh họa, thảo luận nhóm, đóng vai v.v...
- Hồn cảnh sống hiện tại cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen học tập. Những sinh viên nội trú do khơng có nhiều điều kiện về phương tiện đi lại, các phương tiện thông tin đại chúng... nên giành nhiều thời gian hơn để khai thác thư viện so với các nhóm sinh viên khác từ 25% – 30%.
- Đặc điểm chuyên ngành cũng là yếu tố tác động đến cách học. Do khối lượng kiến thức cơ sở phải tiếp thu lớn nên sinh viên khối lý luận có nhu cầu sử dụng thư viện cao hơn (50,8% so với 40,9%) và mong muốn lượng thời gian giành cho phát biểu ý kiến cá nhân nhiều hơn (56% so với 44%).
- Những sinh viên thi đầu vào khối D (72,3% sống ở thành thị) do có nền tảng ngoại ngữ và tư duy logic nên có khả năng thích ứng tốt hơn với các cơng cụ và phương tiện kỹ thuật hiện đại so với sinh viên khối C (70,2% so với 56,6%).
- Những sinh viên là cán bộ lớp hay cán bộ Đoàn do trách nhiệm và thói quen nên có tỷ lệ khá cao (78,9%) thường xuyên chủ động đề xuất, trao đổi thông tin với thầy cơ, cũng như hịa nhập tốt hơn với các hình thức địi hỏi sự năng động, tự tin của cá nhân như tự thuyết trình, đóng vai trong các tình huống giả định.
- Tính cách cũng là một yếu tố chi phối thái độ học tập của sinh viên. Những người nhiệt tình, sơi nổi cho thấy khả năng tham gia tích cực hơn trong các hình thức như tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, đứng lên thuyết trình so với những sinh viên có tính cách điềm đạm, trầm tính từ 5% – 8%.