Những chủ trương đổi mới PPDH của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Nhu cầu và khả năng thích ứng với phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm của lưu sinh viên lào tại học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 29 - 32)

1 Phan Trọng Ngọ, Dạy học và PPDH trong nhà trường, NXB Đại học Sư Phạm, HN, 2005.

1.4.1. Những chủ trương đổi mới PPDH của Đảng và Nhà nước.

Đổi mới phương pháp đào tạo trở thành một vấn đề sống còn của giáo dục Việt Nam. Ngay từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách về GD - ĐT dựa trên những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và từ tưởng Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt coi trọng nền giáo dục nước nhà và những tư tưởng của Người ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Về phương hướng chỉ đạo dạy và học, Người đưa ra nguyên lý cơ bản là: "Học phải đi đôi với

hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội"(1). Theo quan điểm của Người, dạy học là nhằm phát triển trí tuệ, tính độc lập, sáng tạo và tích cực của người học. Hồ Chí Minh đã nhiều lần chống lại cách dạy, cách học không hướng vào sự phát triển của người học, khơng kích thích được sự suy nghĩ trong học tập. Người cho rằng dạy học phải căn cứ vào đặc điểm của đối tượng, phải tôn trọng những đặc điểm của người học. Từ những tư tưởng đó, Người cho rằng giáo dục phải là một q trình ln thay đổi tìm kiếm những phương pháp mới nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Những quan điểm về đổi mới PPDH đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất lâu và thường xuyên được bàn tới trong các kỳ Đại hội. Tuy nhiên, (1)(1) Giáo dục học. NXB Giáo dục 1991

nếu nói là đổi mới thực sự thì phải kể đến từ Đại hội Đảng VIII. Trong Đại hội này, Đảng ta đã cho rằng đổi mới giáo dục là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách để khắc phục những yếu kém của nền giáo dục Việt Nam. Quá tŕnh đổi mới địi hỏi phải thực hiện một cách tồn diện và chú trọng đến vấn đề chất lượng: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy - đào tạo, khắc phục lối

truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại và quá trình dạy, học, bảo đảm điều kiện về thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh nhất là sinh viên đại học..."(1). Tiếp theo đó, trong Nghị quyết Đại hội IX, Đảng và Nhà nước vẫn tập trung tới vấn đề đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế tri thức: "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi

mới phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lư giáo dục,... phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ, sáng tạo đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân,... thực hiện giáo dục cho mọi người ..."(2)

Trước những yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực, Đảng và Nhà nước luôn coi đầu tư cho giáo dục là vấn đề có tính chiến lược đem lại hiệu quả lâu dài và bền vững. Tuy nhiên, Giáo dục đại học (GDĐH) của ta hiện nay vẫn chưa cân xứng giữa số lượng và chất lượng. Số lượng sinh viên đại học tăng 9 lần trong vòng 12 năm, từ khoảng 120.000 (năm 1991) lên 1.045.382 sinh viên (năm 2003). Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng sinh viên trong thời gian gần đây là một tín hiệu đáng mừng bên cạnh nỗi lo về chất lượng. Đổi mới giáo dục là yêu cầu đặt ra trong đó trọng tâm là đổi mới PPDH.

GDĐH với vai trị vơ cùng quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho xã hội, nhưng tính đến nay, nhiều cơng trình nghiên cứu vẫn khẳng định GDĐH của ta còn nhiều bất cập. GDĐH được coi là mới phần nào đáp ứng được vấn đề số lượng chứ chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng. Đối với GDĐH, điều 36 của Luật giáo dục đã chỉ rõ: "Phương pháp giáo dục đại học

phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng"(3). Mọi PPDH đại học đều phải nhằm mục tiêu giáo dục đạo đức và hình thành tay nghề cho sinh viên.

(1)(1) Nghị quyết TW2 khoá VIII tháng 12 năm 1996, Nxb Giáo dục, 1997 (2)(2) Văn kiện Đại hội Đảng IX, Nxb Chính trị Quốc gia, 2001.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, ngành Giáo dục và Đào tạo đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đó là kết quả của sự phấn đấu nỗ lực của những người làm cơng tác giáo dục và của tồn xã hội, quan tâm đến sản phẩm giáo dục. Quán triệt và thực hiện kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khoá IX, nhận thức được tầm quan trọng và tính cần thiết của đổi mới PPDH ở đại học, trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục Đào tạo đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo bàn về giáo dục nói chung và vấn đề đổi mới PPDH nói riêng. Trong đó, các ý kiến tập trung trao đổi về nhận thức của đội ngũ cán bộ giảng viên, thực trạng và giải pháp đổi mới phương pháp đào tạo, những mặt đã làm được trong đổi mới phương pháp dạy – học… Đồng thời cũng chỉ ra những yếu kém, hạn chế khi triển khai phong trào đổi mới PPDH. Theo các ý kiến, giáo dục đại học hiện nay vẫn còn áp dụng lối truyền thụ kiến thức cổ điển, chưa có phương pháp khơi dậy những khả năng sẵn có của sinh viên. Do đó, các tác giả cũng đưa ra rất nhiều ý kiến về các phương pháp đào tạo mới. Tất cả là nhằm hướng sinh viên tìm tịi cách thức tự học, tự bổ sung kiến thức nhằm dễ dàng thích nghi với cuộc sống xã hội khi ra trường. Hội thảo “Đổi mới PPDH ở đại học và cao đẳng”1 do Bộ Giáo dục Đào tạo, Cơng đồn Giáo dục Việt Nam, Vụ Đại học và Dự án giáo dục Đại học tổ chức là một ví dụ. Người ta đã đi đến thống nhất: mỗi cán bộ giảng viên, những nhà quản lý, những người phục vụ giảng dạy cần phải có cách nhìn tồn diện và cụ thể về quan điểm đổi mới PPDH. Cụ thể là:

- Đổi mới PPDH, một yêu cầu tự nhiên và cấp bách mang tính pháp lệnh, nghĩa là mọi người đều phải nghiêm túc thực hiện theo một quy chế, tiêu chuẩn phù hợp với mỗi thời kỳ, phải đổi mới cả phương pháp dạy và phương pháp học mới tạo ra sự đột phá về chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của xã hội và theo kịp sự tiến bộ của khoa học công nghệ.

- Thực hiện đổi mới PPDH là nhiệm vụ thường xuyên, khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự cố gắng và quyết tâm phấn đấu của mọi người, mọi đối tượng. Trước hết, mỗi đơn vị, mỗi nhà trường coi việc thực hiện đổi mới PPDH là tiêu chí của thi đua “Hai tốt”, để mỗi cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý cần phải có sự chuyển biến về thái độ, ý thức trong việc triển khai, đầu tư trí tuệ, hỗ trợ giúp nhau thực hiện trong từng buổi dạy, trong từng đơn vị học phần, học trình. Vấn đề quan trọng cần phải làm rõ đó là: Vì sao phải đổi mới phương pháp dạy 1 Kỷ yếu Hội thảo “Đổi mới PPDH ở đại học và cao đẳng” , Bộ Giáo dục Đào tạo, Cơng đồn giáo dục Việt Nam, NXB GD- 2003.

học? Cái gì cần đổi mới, cái gì tốt, truyền thống phải giữ gìn và phát triển? Cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện yêu cầu đổi mới việc dạy và học ở đại học?

- Quá trình đổi mới PPDH là hệ thống các phương pháp khoa học và logic được thực hiện bởi người thầy, có liên quan hữu cơ đến phương pháp học của người học (thái độ, động cơ, phương pháp); quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Do đó địi hỏi sự đầu tư tập trung, đồng bộ các yếu tố: nội dung, giáo trình, thiết bị giảng dạy, phương pháp tiến hành giảng dạy, cách học tập, cách nghiên cứu…

Một phần của tài liệu Nhu cầu và khả năng thích ứng với phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm của lưu sinh viên lào tại học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w