Thích ứng với phương thức học mới.

Một phần của tài liệu Nhu cầu và khả năng thích ứng với phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm của lưu sinh viên lào tại học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 48 - 53)

1. Thầy đọc tồn bộ, trị chép nguyên văn 10 8.70 2 Thầy thuyết trình, trị tự chọn lọc ý để ghi56 48

3.1.1. Thích ứng với phương thức học mới.

• Sự phản ứng trước các yêu cầu do giáo viên đặt ra:

Số liệu điều tra cho thấy: trước những khuyến khích hay những cơ hội mà giáo viên đưa ra, phần lớn người học vẫn tỏ ra dè dặt trong việc tham gia vào bài giảng trên lớp, trung bình chỉ khoảng 10 - 13% sinh viên mỗi lớp tỏ ra hưởng ứng. Thậm chí, trung bình có đến 25.3% chưa bao giờ chủ động trong các trường hợp địi hỏi sự hăng hái, nhiệt tình của cá nhân.

Tuy nhiên, để làm rõ hơn phản ứng của sinh viên trước những kích thích từ phía thầy cơ, tơi đã đưa ra câu hỏi “Bạn thường xử lý như thế nào với những

kết luận của giáo viên về một vấn đề nào đó liên quan đến nội dung bài học mà bạn cảm thấy chưa thực sự thoả đáng?” Kết quả cho thấy: 11.4% sẵn sàng

tranh luận thẳng thắn với giáo viên ngay; 24.2% chỉ đơn thuần đưa ra ý kiến cá nhân; 5.6% chọn giải pháp gặp giáo viên sau giờ học để nêu ý kiến, số cịn lại thì khơng có ý kiến. Như vậy, số sinh viên tỏ ra sẵn sàng cho một buổi học cởi mở tương tác liên tục với giáo viên cịn ít.

Như vậy, cơ hội để sinh viên đóng góp ý kiến, tham gia xây dựng bài trên lớp không phải không có. Vấn đề ở đây là sự ỷ lại, chây ỳ của người học còn khá cao. Sự thụ động này cho thấy sinh viên chưa thực sự đáp ứng được so với yêu cầu của PPDH mới. Điều này cũng phần nào giải thích vv́ sao sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên càng bị hạn chế.

• Về khối lượng kiến thức:

Với các mơn lý luận Mác – Lênin, có đến 35% sinh viên gần như lãng phí thời gian ngồi trong lớp bởi sau buổi học hầu như khơng thể nhớ mình vừa học gì. Sự uể oải, thiếu tập trung do căng thẳng đầu óc trong khi nghe giảng dẫn tới kết quả chỉ 3.5% sinh viên nhớ được toàn bộ nội dung bài vừa học. Với các sinh viên chuyên ngành, việc nghiên cứu các nội dung lý luận là điều không dễ, với sinh viên không chuyên, việc phải nhập tâm một khối lượng kiến thức như hiện nay quả thực là một thách thức (việc gắn lý luận với thực tiễn vẫn còn đang là một vấn đề nan giải của Đảng và Nhà nước).

Một chỉ báo khác có thể được dùng để tìm hiểu ý thức học tập trên lớp của sinh viên là việc hoàn thành các bài tập được giao.

Số LSV Lào thường xuyên làm bài tập về nhà chiếm 63%, 6% là số sinh viên chưa bao giờ làm bài tập về nhà được giao, số sinh viên thường xuyên hoàn thành bài tập được giao làm tại lớp chiếm 33%, chưa đều là 38% trong khi đó mứ chưa bao giờ chỉ chiếm số lượng nhỏ 2%.

Biểu đồ 9: Khả ghi nhớ bài học của sv khi phải tiếp thu khối lượng nội dung kiến thức như hiện nay (%)

Tóm lại, với những u cầu có tính bắt buộc, ý thức học tập trên lớp của LSV Lào là tốt. Tỷ lệ sinh viên tập trung vào bài giảng của thầy cơ, hồn thành bài tập và chuẩn bị bài mới tương đối cao.

• Thái độ học tập:

Ý thức học tập của mỗi người được phản ánh qua thái độ và hành vi của người đó trong những trường hợp cụ thể. Chính vì vậy, nghiên cứu thái độ và hành vi của khách thể nghiên cứu sẽ giúp ta cái nhìn tồn diện hơn về việc học tập của Lưu sinh viên Lào tại HVBCTT hiện nay.

Thái độ tích cực trong học tập được thể hiện qua một loạt các chỉ báo như: việc trao đổi, bàn luận xung quanh chủ đề bài học, đáp ứng các yêu cầu của giáo viên hay chủ động tham gia giải quyết các tình huống do bài học đặt ra v.v…

Một số vấn đề phức tạp, khó liên quan đến bài học, có đến 61% LSV Lào chủ động thường xuyên hỏi thầy cô, chỉ 12.2% LSV Lào chủ động trao đổi với bạn bè với những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến bài học, cịn 5%

Biểu đồ 10: Làm bài tập được giao về nhà

Biểu đồ 11: Việc chủ động hỏi thầy cơ, bạn bè khi gặp khó khăn trong

LSV Lào thì ngược lại chưa bao giờ hỏi thầy, cơ. Bên cạnh đó 25.2% chưa bao giờ hỏi thầy cô.

Với những chỉ số trên chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến cách học và kiến thức của sinh viên. Việc tự chủ động yêu cầu giải đáp những vấn đề phúc tạp, khó sẽ giúp LSV Lào nắm vững nội dung bài giảng. Điều này, một lần nữa cho thấy tính chủ động trong học tập của LSV Lào ngày càng được phát huy.

Việc học tập trên lớp, bất kỳ đối tượng học nào cũng chịu sự tác động và kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của giáo viên. Do đó, để đánh giá ý thức học tập của khách thể nghiên cứu, việc xem xét vấn đề tự học, việc sử dụng thời gian ngồi giờ học chính khóa cho mục đích nâng cao kiến thức khơng thể khơng đề cập đến.

Tự chuẩn bị thông tin cho bài học sắp tới (thường là nghiên cứu trước tài liệu) cho thấy khá rõ thái độ tích cực học tập của mỗi người. Đây là điều các giáo viên thường đề cập nhưng khơng mang tính bắt buộc đối với sinh viên khi kết thúc mỗi buổi học. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy, có 55% sinh viên có thói quen chuẩn bị trước cho bài học sắp tới. Còn ngược lại, số sinh viên chưa bao giờ chuẩn bị bài mới chỉ 4%.

Bên cạnh đó, học nhóm cũng là một trong những phương pháp mà LSV Lào sử dụng ngồi giờ lên lớp, khi được hỏi có 52% số mẫu nghiên cứu thường xuyên trao đổi qua lại bài học theo nhóm. Ngồi ra chỉ có 7% số mẫu nghiên cứu thường xuyên lên thư viện của trường để học tập, nghiên cứu, ngược lại có tới 53% thỉnh thoảng và 38% chưa bao giờ tham gia.

Biểu đồ 12: Việc chuẩn bị trước bài mới của LSV Lào

Với những vấn đề còn thắc mắc liên quan đến kiến thức, đa số sinh viên vẫn giữ thái độ chần chừ, e ngại trong việc tìm gặp thầy cơ về những nội dung mà mình chưa hiểu. Theo khảo sát chỉ có 10% mẫu thường xuyên, 54% thỉnh thoảng và 37% chưa bao giờ tham gia.

Tóm lại, sinh viên vẫn cịn giữ một khoảng cách trong việc tiếp xúc với thầy cơ và như vậy sẽ rất khó để hình thành thói quen chủ động tìm kiếm, khỏa lấp những kiến thức cịn thiếu của người học.

Một nhóm chỉ báo nữa góp phần làm sáng tỏ vấn đề tự học ngồi giờ lên lớp của sinh viên chính là việc tham gia các lớp học thêm, các câu lạc bộ chuyên ngành, ngoại ngữ... Đây là những yếu tố chứng tỏ sinh viên có tích cực tìm kiếm giải pháp nâng cao khả năng và kiến thức của mình hay khơng.

Bảng 4: Mức độ tham gia các câu lạc bộ, học thêm tin học, ngoại ngữ (%)

Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Chưa đều Thường xuyên

Tham gia câu lạc bộ chuyên ngành 47.0 28.7 13.0 11.3 Tham gia câu lạc bộ tiếng Anh 74.8 7.8 10.4 7.0

Học thêm ngoại ngữ/tin học 45.2 22.6 14.8 17.4

Nghe đài lấy thông tin mới cho bài

học. 25.2 20.9 24.3 29.6

Câu lạc bộ tiếng Anh số lượng sinh viên tham gia lại rất hạn chế: 74.8% mẫu nghiên cứu cho biết chưa dự một buổi sinh hoạt nào, trong khi đó, chỉ 7% tham gia thường xuyên, đặc biệt số này hoàn toàn là sinh viên của khối vụ.

Ngoài ra, với bảng số liệu trên ta cũng thấy được tình hình sinh viên tham gia vào hầu hết các câu lạc bộ, nghe các phương tiên thông tin đại chúng. Điều này đặt ra cho mỗi đơn vị này cần xem lại hoạt động của mình để thu hút đơng đảo sinh viên Học viện nói chung và LSV LÀO nói riêng tham gia.

Tóm lại, mặc dù có cảm nhận tích cực về những gì PPDH NHLTT mang lại cho mình nhưng trên thực tế, mức độ thích ứng của sinh viên còn chưa cao. Khả năng khai thác các tài liệu học tập và phương tiện kỹ thuật hiện đại mới chủ yếu dừng ở việc tiếp cận và làm quen. Tính tích cực, chủ động của cá nhân trong học tập vẫn phụ thuộc chủ yếu vào vai trị tham gia của thầy cơ.

Một phần của tài liệu Nhu cầu và khả năng thích ứng với phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm của lưu sinh viên lào tại học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w