Lý thuyết hành động xã hội.

Một phần của tài liệu Nhu cầu và khả năng thích ứng với phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm của lưu sinh viên lào tại học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 26 - 27)

1 Phan Trọng Ngọ, Dạy học và PPDH trong nhà trường, NXB Đại học Sư Phạm, HN, 2005.

1.3.1. Lý thuyết hành động xã hội.

Hành động xã hội là một trong những khái niệm quan trọng nhất của XHH, trong đó M. Weber là một người nghiên cứu nhiều về khái niệm này. Theo lư thuyết của ông, hành động luôn được chủ thể gắn cho một ý nghĩ chủ quan nào đó, đó là hành động có tính đến hành vi của người khác, và vì vậy được định hướng đến người khác trong đường lối, q trình của nó. Theo ơng,

có rất nhiều loại hành động xã hội, trong đó bao gồm một số loại hành động cụ thể như là hành động duy lý - công cụ, hành động duy lý giá trị, hành động theo cảm tính và hành động truyền thống. Những hành động này được phân biệt tuỳ loại của ý nghĩ chủ quan. Như vậy, thuyết hành động nhấn mạnh đến yếu tố xã hội, trong đó cho rằng người ta hành động là có mục đích và ln hướng tới những người khác trong xã hội. Đây là một trong những vấn đề hết sức quan trọng trong việc lý giải những vấn đề liên quan đến hoạt động của con người trong xã hội.

Giáo dục là một trong những hoạt động xã hội điển hình, đó là con đường của sự phát triển xã hội. Những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục cũng có những cách thức thực hiện hành động xã hội riêng biệt nhằm làm cho công việc đạt hiệu quả cao nhất. Hoạt động giáo dục là một hoạt động cao cả của xã hội, nó địi hỏi những người làm cơng tác này phải ý thức được hành động xã hội mà mình đang thực hiện. Chỉ khi nào chúng ta ý thức được điều này thì hoạt động giáo dục mới đạt đến trình độ phát triển cao. Khơng chỉ người làm công tác giáo dục mà trong tương lai, cả xã hội phải nhận thức được mục đích của giáo dục là gì? Và chúng ta phải làm thế nào để giáo dục đạt hiệu quả cao nhất? Đó là một trong những điều kiện giúp chúng ta ln tìm tịi và đổi mới trong giáo dục nhằm đạt được hiệu quả như mong đợi.

Một phần của tài liệu Nhu cầu và khả năng thích ứng với phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm của lưu sinh viên lào tại học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w