hưởng án treo
* Áp dụng pháp luật về thời gian thử thách
Pháp luật đã xác định về thời gian thử thách từ một năm đến năm năm [35]. Có quy định cụ thể các trường hợp:
- Người bị phạt tù hưởng án treo chưa bị tạm giữ, tạm giam. Trong trường hợp này thì thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù nhưng khơng được dưới một năm và khơng được quá năm năm [43].
- Người bị phạt tù đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian thử thách được xác định theo cách. Lấy mức hình phạt tù trừ đi thời gian đã bị tạm giam để xác định mức hình phạt tù cịn lại phải chấp hành. Thời gian thử thách trong trường hợp này bằng hai lần mức hình phạt tù cịn lại phải chấp hành, nhưng khơng được dưới một năm và không được quá năm năm [43].
- Trong trường hợp đặc biệt thì Tịa án có thể ấn định thời gian thử thách ngắn hơn hai trường hợp trên, nhưng phải ghi rõ trong bản án [43].
Với những quy định trên của pháp luật khi áp dụng pháp luật về thời gian thử thách Tòa án phải chú ý: Trong mọi trường hợp thời gian thử thách không được dưới một năm và không được vượt quá năm năm; thời gian thử thách được tính gấp đơi so với hình phạt tù đã tuyên; trong trường hợp người bị kết án có tạm giam thì phải trừ thời gian tạm giam vào hình phạt tù, sau đó mới tính thời gian thử thách.
Việc áp dụng pháp luật về thời gian thử thách trong mỗi bản án Tòa án mà cụ thể là Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải đảm bảo nguyên tắc có lợi nhất cho bị cáo, để xác định được thời gian đúng đắn, vừa bảo đảm đủ để giáo dục người bị kết án, vừa bảo đảm quyền lợi hợp pháp của họ, phải tuân theo đúng quy định của pháp luật thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án đầu tiên cho hưởng án treo [43]. Khi áp dụng về thời điểm bắt đầu tình thời gian thử thách Tòa án phải chú ý các trường hợp cụ thể sau:
Một là, trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm cùng
cho người phạm tội được hưởng án treo, thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.
Hai là, trường hợp Tịa án cấp sơ thẩm khơng cho hưởng án treo, Tòa
án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm.
Ba là, trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp
phúc thẩm khơng cho hưởng án treo, nhưng Tịa án cấp giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Bốn là, trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng
án treo, nhưng bản án sơ thẩm, bản án bản án phúc thẩm bị hủy để điều tra lại và sau đó xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại. Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tun án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm theo các trường hợp trên [43].
* Áp dụng pháp luật trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách
Khi người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tịa án mà trực tiếp là Hội đồng xét xử quyết định buộc họ phải chấp hành hình phạt của bản án trước (bản án mà Tịa án đã cho người phạm tội được hưởng án treo) và tổng hợp với hình phạt của bản án mới, việc tổng hợp hình
phạt Hội đồng xét xử cần phải căn cứ vào quy định tại Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 1999 [43]. Cụ thể như sau:
Đối với tội mà họ mới thực hiện thì Tịa án sẽ quyết định hình phạt cụ thể, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội.
Trường hợp hình phạt mới được áp dụng đối với người phạm tội là cảnh cáo hoặc phạt tiền, thì Tịa án buộc họ phải thực hiện cùng lúc hai bản án: Bản án phạt tù có thời hạn mà trước đó đã được miễn chấp hành hình phạt và bản án mới.
Nếu hình phạt mới là cải tạo khơng giam giữ, thì Tịa án “chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù” [35], sau đó tổng hợp với hình phạt tù của bản án cũ.
Trường hợp hình phạt mới là tù có thời hạn, thì người phạm tội khơng thể được hưởng án treo một lần nữa. Khi đó, hình phạt mới được cộng với hình phạt cũ thành hình phạt chung. Nếu người phạm tội chỉ thực hiện một tội phạm mới thì về nguyên tắc chung, hình phạt được tổng hợp đối với họ không quá hai mươi ba năm (không quá ba năm của bản án cũ và không quá hai mươi năm của bản án mới). Tuy nhiên nếu trong thời gian thử thách người được hưởng án treo phạm nhiều tội và hình phạt về mỗi tội đều là tù có thời hạn thì hình phạt được tổng hợp có thể tới ba mươi năm.
Trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách và phải chịu hình phạt là tù chung thân hoặc tử hình thì hình phạt được tổng hợp là tù chung thân hoặc tử hình.
Trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Hội đồng xét xử cần phân biệt, hành vi phạm tội đó thực hiện trong thời gian thử thách hay thực hiện trước khi bản án cho hưởng án treo có hiệu lực thi hành. Nếu hành vi phạm tội thực hiện trước khi bản án cho hưởng án treo có hiệu lực thi hành thì khơng coi đó là tội mới, nếu người phạm tội có
đủ các điều kiện do pháp luật quy định thì Tịa án vẫn có thể cho họ được hưởng án treo một lần nữa và tổng hợp hình phạt tù của hai bản án và ấn định thời gian thử thách chung cho cả hai bản án đó. Tuy nhiên, hình phạt được tổng hợp phải không quá ba năm, thời gian thử thách chung khơng được dưới một năm, khơng thấp hơn hình phạt được tổng hợp và không quá năm năm.
* Áp dụng pháp luật trong việc giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức để giám sát giáo dục trong thời gian thử thách
Khoản 2 Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 cũng đã quy định rõ việc giao người được hưởng án treo trong thời gian thử thách:
Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục [35], có nghĩa là khi cho một người được hưởng án treo, sau khi ấn định thời gian thử thách Tòa án phải giao người được hưởng án treo cho một cơ quan, tổ chức để giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Tuy nhiên khi áp dụng quy định này Tòa án phải ghi rõ tên, địa chỉ đầy đủ của cơ quan tổ chức hoặc tên xã, phường, thị trấn; tên huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó [43] và phải xem xét xem người được hưởng án treo thuộc trường hợp nào để áp dụng cho chính xác. Cụ thể như sau:
Trường hợp người được hưởng án treo là cán bộ, công chức hoặc đang học tập tại các cơ sở giáo dục đào tạo mà vẫn được tiếp tục làm việc, học tập, thì giao cho cơ quan, tổ chức trược tiếp quản lý người được hưởng án treo giám sát và giáo dục;
Trường hợp người được hưởng án treo là người lao động làm công ăn lương mà vẫn được tiếp tục làm việc thì giao cho doanh nghiệp, hợp tác xã nơi họ làm việc giám sát, giáo dục;
Trường hợp người được hưởng án treo không thuộc đối tượng hướng dẫn trên thì giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được hưởng án treo thường trú giám sát và giáo dục [4].