Các yêu cầu đối với việc áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của Tịa án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 86)

2008 và năm 2009 trên phạm vi toàn quốc

3.1.2. Các yêu cầu đối với việc áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của Tịa án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc

Sau nhiều năm thực hiện các Nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách tư pháp. Hoạt động xét xử của ngành Tịa án đã có một diện mạo mới. Nhìn chung chất lượng áp dụng pháp luật nói chung và chất lượng áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự trong đó có áp dụng pháp luật về án treo nói riêng đã được nâng lên và có nhiều chuyển biến. Song bên cạnh những kết quả đạt

được, vẫn cịn những hạn chế, thiếu sót địi hỏi Tịa án các cấp cần thiết tiếp tục nỗ lực hơn nữa để khắc phục.

Từ thực trạng những hạn chế trong áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của Tồ án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc luận văn đã nêu ở chương 2, đòi hỏi mỗi cấp Tịa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải có thái độ cầu thị, thẳng thắn, nghiêm túc nhận thức đầy đủ những tồn tại yếu kém, xác định rõ trách nhiệm để có các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự trong đó có áp dụng pháp luật về án treo nói riêng. Đây là một địi hỏi cấp thiết đối với mỗi cấp Tòa án trong giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh đó áp dụng pháp luật của ngành Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc trong hoạt động xét xử án hình sự trong đó có áp dụng pháp luật về án treo cần thực hiện một số yêu cầu cơ bản sau:

* Xuất phát từ địi hỏi của nhiệm vụ xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đó là Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo pháp luật được thực hiện đúng đắn, được chấp hành nghiêm chỉnh ở mọi lúc, mọi nơi. Các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, cán bộ viên chức Nhà nước và mọi công dân đều tuân thủ mọi quy định của pháp luật. Có như vậy hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án mà trực tiếp là hoạt động xét xử mới bảo vệ được quyền tự do dân chủ, danh dự, tính mạng, nhân phẩm và mọi quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Tránh được sự tùy tiện, lạm quyền trong khi thi hành công vụ, thực hiện nghĩa vụ của cơ quan Nhà nước, của cán bộ công chức và mọi công dân. Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước công dân, trước xã hội về hoạt động của mình, cơng dân phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và xã hội về thực hiện nghĩa vụ của mình.

Mục tiêu của cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta là làm cho hệ thống tư pháp thích nghi và hoạt động có hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế thị trường thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng tốt hơn chức năng bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích quốc gia, dân tộc thơng qua hoạt động trung tâm của cả hệ thống là xét xử các hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp pháp lý.

Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về "Một

số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong thời gian tới” thì cơng tác tư

pháp nói chung và cơng tác xét xử án hình sự nói riêng phải bảo đảm tơn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cơng dân. Khắc phục tình trạng các cơ quan tiến hành tiến hành tố tụng xét xử không công minh, vi phạm quyền dân chủ của công dân [06].

Từ mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước ta đề ra nội dung cơ bản của cải cách tư pháp là phải xác định lại đúng vị trí, chức năng, thẩm quyền của mỗi cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp; cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp với khâu đột phá là nâng cao chất lượng tranh tụng công khai, dân chủ, cơng bằng tại các phiên tịa, đảm bảo mọi cá nhân, tổ chức đều có cơ hội bình đẳng trình bày và bảo vệ quyền, lợi ích của mình trước cơ quan tư pháp mà tập trung nhất tại các phiên tòa xét xử công khai.

Như vậy Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị đã chọn cải cách Tịa án là khâu đột phá trong cải cách tư pháp vì trong hệ thống tư pháp Tịa án có vai trị đặc biệt quan trọng. Phán quyết của Tòa án là kết quả cuối cùng của tiến trình tố tụng tun bố một cơng dân là có tội hay khơng có tội, việc truy tố một cơng dân là đúng hay sai. Vì lẽ đó Tịa án là nơi thể hiện sâu sắc nhất bản chất của Nhà nước. Chất lượng áp dụng pháp luật của Tòa án chính là uy tín của Tịa án trong hệ thống cơ quan tư pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 cũng chỉ rõ mục tiêu quan điểm cải cách tư pháp là: Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ,

nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành hiệu quả và hiệu lực cao. Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng xã hội công bằng dân chủ, văn minh; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội; kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cải cách tư pháp phải tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc [08].

Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, đòi hỏi hoạt động áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tịa án trong đó có áp dụng pháp luật về án treo của Tòa án ngày càng đạt chất lượng, hiệu quả cao.

* Xuất phát từ những bất cập của áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự

Trong thực tiễn xét xử án hình sự những năm gần đây. Áp dụng pháp luật về án treo đã đạt được nhiều kết quả nhất định góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, góp phần thực hiện trên thực tiễn chính sách khoan hồng nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, vừa tạo điều kiện thuận lợi để những người lầm đường, lạc lối có cơ hội tốt nhất để tự cải tạo thành người có ích cho xã hội. Tồn ngành Tịa án đã thống nhất cao độ trong việc không áp dụng chế định án treo đối với những bị cáo phạm một số loại tội nhất định, như các tội phạm về ma túy; hoặc áp dụng rất chặt chẽ chế định này đối với bị cáo phạm một số loai tội khác, như các tội phạm về an tồn giao thơng.

Đối với những chủ thể áp dụng pháp luật phần lớn cán bộ làm cơng tác xét xử án hình sự có chun mơn vững vàng, giữ vững được phẩm chất chính trị, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác.

Mặc dù vậy, trên thực tiễn ở nước ta nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng việc áp dụng chế định án treo vẫn cịn có những tồn tại như quyết

định hình phạt q nhẹ dẫn đến áp dụng án treo tràn lan; đánh giá không đầy đủ, đúng đắn về nhân thân người phạm tội khi áp dụng án treo; áp dụng án treo khi khơng đủ điều kiện về tình tiết giảm nhẹ; chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về phòng ngừa đối với một số loại tội phạm cụ thể; không thực hiện đúng quy định về giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức, giám sát, giáo dục; khơng áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định của pháp luật đối với người được hưởng án treo. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn thế đã phản ánh ở chương 2. Vì vậy địi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể là Tòa án phải kịp thời khắc phục những hạn chế trong áp dụng pháp luật về án treo, đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật về án treo đạt hiệu quả cao, đạt được mục đích của hình phạt, để pháp luật ngày càng đi vào cuộc sống, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân vào đường lối của Đảng, vào chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w