* Điều kiện về mức hình phạt tù có thời hạn
Như vậy, việc xem xét cho hưởng án treo là một bước của hoạt động quyết định hình phạt, được đặt ra trong trường hợp bị phạt tù từ ba năm trở xuống. Điều này cũng có nghĩa là khi quyết định hình phạt, Tồ án đã quyết định một hình phạt tù đối với người phạm tội, sau đó nếu hình phạt là tù từ ba
năm trở xuống, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ nếu xét thấy khơng cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì Tồ án cho hưởng án treo. Như vậy điều kiện đầu tiên để cho người phạm tội được hưởng án treo là người đó bị phạt tù từ ba năm trở xuống. Do vậy khi áp dụng pháp luật về án treo thì trước tiên Tịa án phải căn cứ vào mức hình phạt tù để xem xét đến việc có cho bị cáo được hưởng án treo hay không.
Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự hiện hành thì án treo chỉ áp dụng đối với người phạm tội bị xử phạt tù không quá ba năm. Như vậy án treo chỉ áp dụng với hình phạt chính là hình phạt tù, cịn các hình phạt chính khác thì khơng áp dụng án treo.
Việc áp dụng án treo không lệ thuộc vào loại tội phạm đã được thực hiện trên thực tiễn. Do đó, khi người phạm tội phải chịu hình phạt tù khơng q ba năm thì dù họ phạm bất kỳ loại tội nào, họ vẫn có thể được hưởng án treo.
Pháp luật cũng không hạn chế việc áp dụng án treo đối với người phạm nhiều tội được đưa ra xét xử cùng lúc hoặc phạm nhiều tội được đưa ra xét xử trong nhiều lần khác nhau. Do đó nếu một người phạm nhiều tội và hình phạt họ phải chịu được tổng hợp khơng vượt q ba năm thì họ cũng có thể được hưởng án treo.
+ Điều kiện về nhân thân người phạm tội
Để có căn cứ đầy đủ cho việc áp dụng chế định án treo, ngồi mức hình phạt tù được tun là khơng q ba năm, Tồ án phải xem xét nhân thân người phạm tội. Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm nói lên tính chất xã hội của người phạm tội. Những đặc điểm này có ảnh hưởng nhất định đến hành vi phạm tội và khả năng tự giáo dục, cải tạo của họ. Nhân thân người phạm tội bao gồm: Tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, trình độ nhận thức, hiểu biết, giới tính, gia đình, thái độ chính trị, thái độ trong quan hệ với mọi người, tơn giáo, xu hướng chính trị, tiền án, tiền sự…, về nhân thân người phạm tội án treo chỉ áp dụng đối với người có nhân thân tốt, là người ln chấp hành đúng chính sách, pháp luật của nhà nước, thực hiện đầy
đủ các nghĩa vụ cơng dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng [43].
Quy định này xuất phát từ bản chất pháp lý của án treo, là việc cho người phạm tội được tự cải tạo ngồi xã hội mà khơng cách ly khỏi xã hội. Nhân thân của một người luôn thể hiện ý thức, trách nhiệm của người đó đối với cộng đồng. Do đó, nếu để người có nhân thân tốt tự cải tạo ngồi xã hội thì một mặt, Nhà nước đã tạo cơ hội tốt để họ làm lại cuộc đời, mặt khác về mặt chủ quan của người bị kết án, do là người có ý thức trách nhiệm cao nên họ cũng sẽ có đủ nghị lực cần thiết để tự cải tạo, phấn đấu vươn lên thành người có ích cho xã hội.
Đối với người có nhân thân xấu như có tiền án, tiền sự, ln khơng chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước… thì phải thận trọng trong việc áp dụng án treo. Điều đó là cần thiết, vì ngay cả khi chưa phạm tội, chưa phải chịu hình phạt, trong cuộc sống hàng ngày những người này đã không có ý thức tơn trọng pháp luật, thiếu tơn trọng quy tắc hành xử trong cộng đồng thì nếu để họ tự cải tạo ngồi xã hội thì khó có thể thay đổi được cách sống, cách cư xử của họ, do đó khó đạt được mục đích của việc áp dụng hình phạt.
Khi đánh giá nhân thân người phạm tội, Tòa án phải xem xét một cách khách quan, toàn diện, biện chứng cụ thể trong từng trường hợp nhất định về người phạm tội. Dựa trên chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của việc cho một người bị phạt tù không quá ba năm được hưởng án treo.
+ Điều kiện về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là các tình tiết của vụ án hình sự liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người phạm tội, có ý nghĩa làm giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, phản ánh khả năng cải tạo tốt hoặc hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội đáng được khoan hồng. Các tình tiết này có ý nghĩa lớn cả về mặt xã hội và pháp lý. Việc
quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam đã tạo cơ sở pháp lý để thực hiện việc phân hố và cá thể hố trách nhiệm hình sự, hiện thực hố chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Về tình tiết giảm nhẹ, án treo chỉ được áp dụng, khi người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, như: sau khi phạm tội đã thực sự ăn năn, hối cải, thành khẩn khai báo, nhận tội tích cực khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do tội phạm đã gây ra…mặc dù Bộ luật hình sự khơng quy định điều kiện để được áp dụng án treo là người phạm tội phải có ít nhất mấy tình tiết giảm nhẹ, nhưng trong Điều 60 Bộ luật hình sự hiện hành có từ "các” được đặt trước "tình tiết giảm nhẹ”, nên Hội đồng thẩm phán Tồ án nhân dân Tối cao đã quy định về một trong những điều kiện được hưởng án treo là có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và khơng có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên [43]
Theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành thì các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bao gồm ba nhóm:
Một là, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại
khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, nhóm tình tiết giảm nhẹ này có vai trị rất quan trọng trong việc quyết định hình phạt đối với bị cáo. Điều đó thể hiện trong việc tạo ra cho bị cáo cơ hội được áp dụng một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà bị cáo bị đưa ra xét xử, nếu bị cáo có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46.
Hai là, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2
Điều 46 Bộ luật hình sự và được cụ thể hố tại Nghị quyết số 01/2000/NQ- HĐTP ngày 04-8-2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Những tình tiết giảm nhẹ này, tuy khơng có vai trị như các tình tiết giảm nhẹ
quy định ở nhóm thứ nhất, nhưng cũng là căn cứ pháp lý quan trọng để Tồ án xem xét việc giảm hình phạt cho bị cáo.
Ba là, các tình tiết giảm nhẹ do Tồ án xác định và được áp dụng đối
với từng bị cáo cụ thể. Quy định này giúp cho Tồ án có thể linh động, sáng tạo khi áp dụng pháp luật để khai thác tất cả các tình tiết giảm nhẹ mà mỗi bị cáo có nhưng pháp luật chưa quy định, nhằm tránh sự thiệt thịi cho bị cáo. Điều đó là phù hợp với nguyên tắc chung của pháp luật hình sự là áp dụng pháp luật theo hướng “có lợi cho bị cáo”. Tuy nhiên, khi pháp luật quy định theo hướng “mở” về thẩm quyền của Tịa án, nếu khơng thận trọng thì có thể dẫn tới việc tùy tiện của chủ thể áp dụng pháp luật. Để có thể xác định đúng đắn tình tiết này, Tịa án cần xuất phát từ những nguyên tắc của pháp luật hình sự là "khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra” [35].
Nguyên tắc khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng, tất cả những tình tiết này chỉ được áp dụng một lần nếu đã là những tình tiết định tội, hay định khung thì khơng được áp dụng là tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng trách nhiệm hình sự nữa [35].
* Điều kiện: “nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù”
Quy định này đã cho phép Tòa án chủ động trong việc đánh giá, quyết định việc có cần hay khơng cần buộc bị cáo chấp hành hình phạt tù.
Theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao tại điểm d mục 6.1 Nghị quyết số 01/2007 ngày 02/10/2007 khi hướng dẫn thực hiện Điều 60 BLHS về án treo có quy định: "Nếu khơng bắt họ đi chấp hành
hình phạt tù thì khơng gây nguy hiểm cho xã hội hoặc khơng gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.”
Theo tinh thần của điều luật cũng như theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao thì đây là một điều kiện có tính tùy nghi
cao. Khi người phạm tội có đủ các điều kiện về mức hình phạt tù, về nhân thân người phạm tội về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Thì chủ thể áp dụng pháp luật xem xét đến điều kiện: "nếu xét thấy khơng cần phải bắt
chấp hành hình phạt tù”.Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2007 nêu trên
thì điều kiện này phải thỏa mãn hai vấn đề sau:
- Người phạm tội “không gây nguy hiểm cho xã hội”, việc gây nguy hiểm cho xã hội ở đây thể hiện về chính bản thân người phạm tội, nói lên điều đó như xem xét trên tổng thể vấn đề về nhân thân người phạm tội như bản thân họ trước khi phạm tội là người tốt, chưa có tiền án, tiền sự, luôn chấp hành tốt nghĩa vụ cơng dân, khi phạm tội có thể do bị kích động mạnh về tinh thần, do lạc hậu không hiểu biết về pháp luật, do bị rủ rê lôi kéo… Sau khi phạm tội họ đã thực sự ăn năn hối cải, nhìn nhận rõ sai lầm của mình, tích cực khắc phục hậu quả do mình gây ra. Trong những trường hợp nêu trên có thể nhận định được rằng người phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa. Chủ thể áp dụng pháp luật có thể cho họ được hưởng án treo.
- Khi cho người bị kết án tù được hưởng án treo mà "không gây ảnh
hưởng xấu cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm”. Việc hiểu và vận
dụng vấn đề này ở đây là hết sức nhậy cảm đòi hỏi chủ thể áp dụng pháp luật phải có một cái nhìn tồn diện từ yêu cầu thực tiễn tại thời điểm xét xử, đặc biệt là yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống đối với từng loại tội phạm cụ thể, đối với từng nhóm đối tượng phạm tội nhất định, về tình hình trật tự trị an trên địa bàn nơi người phạm đã gây ra.
Ví dụ: “Khi xét xử những kẻ chứa mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn người mại dâm… các Tòa án cần tuyên phạt kẻ phạm tội với mức cao theo khung hình phạt mà luật đã quy định, kiên quyết khơng cho bị cáo hưởng án treo” [23, tr.257].
Đây là một điều kiện mở nó phụ thuộc vào rất nhiều đặc điểm tình hình tội phạm ở mỗi địa phương, về nhóm tội phạm cụ thể. Nếu tội phạm mà bị cáo thực hiện khơng thuộc nhóm tội phạm đang là trọng tâm của cuộc đấu
tranh, không phải là tâm điểm chú ý của xã hội thì mới xem xét việc áp dụng án treo. Điều này phụ thuộc vào ý thức chủ quan của chủ thể áp dụng pháp luật ra phán quyết phải thực sự công tâm khách quan, đánh giá đúng bản chất từng vụ việc, đặt trong một bối cảnh cụ thể của một con người, địa phương cụ thể có như vậy mới góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, đồng thời tránh được những dư luận xấu, không đúng đắn trong xã hội.