2008 và năm 2009 trên phạm vi toàn quốc
2.2.2.1. Những ưu điểm đạt được trong việc áp dụng pháp luật về án treo
2.2.2. Những ưu điểm và hạn chế của việc áp dụngpháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của Tịa án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.2.1. Những ưu điểm đạt được trong việc áp dụngpháp luật về án treo pháp luật về án treo
* Kết quả áp dụng pháp luật về án treo nói chung ở cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm.
Chế định án treo được hình thành và ngày càng hồn thiện là một biểu hiện cụ thể của phương châm "trừng trị kết hợp với giáo dục, cải tạo” và tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong chính sách hình sự của Nhà nước ta. Thực tiễn áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của Tồ án nhân dân ở tỉnh Vĩnh phúc đã thu được những kết quả tốt, mang một ý nghĩa hết sức to lớn, thể hiện được tính nghiêm khắc trong pháp luật hình sự Nhà nước ta là kiên quyết trừng trị kẻ phạm tội song cũng phần nào thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Nhà nước trong việc khoan hồng đối với những người lần đầu lầm lỡ, biết ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra…Như vậy, việc áp dụng chế định án treo trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh phúc đã đạt được mục đích giáo dục cho người phạm tội mà không cần thiết phải cách ly họ khỏi đời sống xã hội. Án treo đã được áp dụng khá phổ biến, tỷ lệ người bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo có phần gia tăng so với các loại hình phạt khác.
Nghiên cứu thực tiễn xét xử của các Toà án ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2005 đến năm 2009 cho thấy đa số các bản án cho hưởng án treo là xác đáng, là kết quả của việc áp dụng đúng các quy định về điều kiện cho hưởng án treo.
Trước tiên là điều kiện về mức hình phạt tù (khơng q ba năm) đối
với người bị kết án được hưởng án treo. 100% các bản án thực hiện đúng quy định về điều kiện mức hình phạt tù.
Về điều kiện nhân thân người phạm tội để xem xét cho hưởng án treo,
thực tiễn áp dụng ở tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy nhìn chung khi quyết định cho hưởng án treo, Toà án đã áp dụng đúng quy định về điều kiện về nhân thân. Đại đa số người phạm tội được hưởng án treo đều là người chưa có tiền án, tiền sự, chấp hành đúng chính sách pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, khơng cịn nguy hiểm cho xã hội, việc áp dụng án treo đáp ứng được với yêu cầu phòng, chống tội phạm ở địa phương.
Điều kiện về tình tiết giảm nhẹ, Trên thực tế hầu hết các vụ án xác định
tình tiết giảm nhẹ để cho hưởng án treo là đúng.
Ngoài ra việc áp dụng pháp luật về án treo của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc đã đáp ứng được u cầu phịng chống tội phạm trong cả nước nói chung và ở địa phương nói riêng. Việc áp dụng về thời gian thử thách, hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo; việc giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách; việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách hầu hết các bản án đều áp dụng đúng.
* Kết quả áp dụng pháp luật về án treo trong xét xử sơ thẩm ở Vĩnh Phúc.
Trong những năm gần đây từ năm 2005 đến năm 2009, ở cấp sơ thẩm do Toà án nhân dân tỉnh và Toà án nhân dân huyện xét xử, tỷ lệ các bị cáo được hưởng án treo là tương đối ổn định, tính trên tổng số các bị cáo được đưa ra xét xử là 40,52%, tính trên tổng số bị cáo phải chịu hình phạt tù 3 năm trở xuống là 51, 78%. Cụ thể:
Năm 2005, trong số 998 bị cáo được đưa ra xét xử, có 764 bị cáo phải
chịu hình phạt tù từ ba năm trở xuống, nhưng có 377 bị cáo được hưởng án treo. Nếu tính trên tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử thì tỷ lệ được hưởng án treo
là 37,78, %, nếu tính trên tổng số bị cáo phải chịu hình phạt tù từ 3 năm trở xuống thì tỷ lệ người được hưởng án treo là 49,35% [47].
Năm 2006, trong số 1199 bị cáo được đưa ra xét xử, có 967 bị cáo phải
chịu hình phạt tù từ ba năm trở xuống, nhưng có 484 bị cáo được hưởng án treo. Nếu tính trên tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử thì tỷ lệ được hưởng án treo là 40,37, %, nếu tính trên tổng số bị cáo phải chịu hình phạt tù từ 3 năm trở xuống thì tỷ lệ người được hưởng án treo là 50,05% [47].
Năm 2007, trong số 1168 bị cáo được đưa ra xét xử, có 1267 bị cáo
phải chịu hình phạt tù từ ba năm trở xuống, nhưng có 531 bị cáo được hưởng án treo. Nếu tính trên tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử thì tỷ lệ được hưởng án treo là 45,46, %, nếu tính trên tổng số bị cáo phải chịu hình phạt tù từ 3 năm trở xuống thì tỷ lệ người được hưởng án treo là 41,91% [47].
Năm 2008, trong số 1196 bị cáo được đưa ra xét xử, có 908 bị cáo phải
chịu hình phạt tù từ ba năm trở xuống, nhưng có 475 bị cáo được hưởng án treo. Nếu tính trên tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử thì tỷ lệ được hưởng án treo là 39,72, %, nếu tính trên tổng số bị cáo phải chịu hình phạt tù từ 3 năm trở xuống thì tỷ lệ người được hưởng án treo là 52,31% [47].
Năm 2009, trong số 1214 bị cáo được đưa ra xét xử, có 940 bị cáo phải
chịu hình phạt tù từ ba năm trở xuống, nhưng có 473 bị cáo được hưởng án treo. Nếu tính trên tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử thì tỷ lệ được hưởng án treo là 38,96, %, nếu tính trên tổng số bị cáo phải chịu hình phạt tù từ 3 năm trở xuống thì tỷ lệ người được hưởng án treo là 50,32% [47].
Bảng 2.3: Tổng hợp số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm
từ năm 2005 đến năm 2009 của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc
Năm Tổngsố Cảitạo KGG Tỷ lệ % Phạt tù cho hưở ng án treo Tỷ lệ % Từ 3 năm tù trở xuống Tỷ lệ % Từ3 năm tù đến 7năm tù Tỷ lệ % Từ7 năm tù đến 15 năm tù Tỷ lệ % Từ15 năm tù đến 20nă m tù Tỷ lệ %
2005 998 28 2,81 377 37,78 387 38,78 137 13,73 41 4,11 02 0,202006 1199 28 2,34 484 40,37 483 40,28 132 11,01 52 4,34 04 0,33 2006 1199 28 2,34 484 40,37 483 40,28 132 11,01 52 4,34 04 0,33 2007 1168 29 2,48 531 45,46 736 63,01 140 11,99 67 5,74 09 0,77 2008 1196 23 1,92 475 39,72 433 36,20 155 12,96 94 7,86 07 0,50 2009 1214 33 2,72 473 38,96 467 38,47 146 12,03 69 5,68 07 0,58
Trung bình tỷ lệ bị cáo được hưởng án treo trong 5 năm 40,46 %
Nguồn: Theo thống kê của văn phịng Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
Bảng 2.3 cho thấy trong thực tiễn xét xử các Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc các năm từ 2005 đến 2009 tỷ lệ trung bình số bị cáo được hưởng án treo là 40,46% so với các loại hình phạt khác.
Nghiên cứu thực tiễn xét xử án hình sự của các Tồ án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2005 đến năm 2009 cho thấy ở các cấp Toà án việc áp dụng pháp luật về án treo đã phát huy được hiệu quả cao trong công tác cải tạo, giáo dục người phạm tội nói riêng và góp phần vào việc đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung.
Nghiên cứu các bản án sơ thẩm cho hưởng án treo của Toà án tỉnh và các Toà án cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2005 đến 2009 cho thấy các bản án cho hưởng án treo là xác đáng, là kết quả của việc áp dụng đúng các quy định của pháp luật về điều kiện cho hưởng án treo.
Tuy nhiên, nếu xét về tỷ lệ người được hưởng án treo trong từng loại tội phạm cụ thể thì có thể nhận thấy rõ nét án treo thường được áp dụng đối với người phạm một số tội nhất định. Luận văn đưa ra một số loại tội phạm được đưa ra xét xử trong từng năm, lần lượt tính theo các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 thì tỷ lệ người được hưởng án treo như sau:
- Đối với tội “Cố ý gây thương tích” (Điều 104): Tỷ lệ người được hưởng án treo trên tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử là 41,46% (17/41);
53,06%(26/49); 37,84%(14/37); 41,38%(24/58); 32,76%(19/58).Trên tổng số
bị cáo phải chịu hình phạt từ ba năm tù trở xuống là 54,8%(17/31);
- Đối với tội "Cướp tài sản” (Điều 133): Tỷ lệ người được hưởng án treo trên tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử là 22,58%(07/31); 30,56%(11/31);
16%(08/50); 20,83%(10/48); 12,16%(09/74).Trên tổng số bị cáo phải chịu
hình phạt từ ba năm tù trở xuống là 35%(07/20); 55%(11/20); 42%(08/19);
58,82%(10/17); 29,03%(09/31).
- Đối với tội "Trộm cắp tài sản” (Điều 138): Tỷ lệ người được hưởng án treo trên tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử là 37,37%(105/281); 38,21% (154/403);
37,20% (141/379); 42,94% (143/333); 42,57% (146/343). Trên tổng số bị cáo
phải chịu hình phạt từ ba năm tù trở xuống là 46,05% (105/228); 47,38% (154/325); 45,78% (141/308); 47,51% (143/301); 90,68% (146/161).
- Đối với tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ” (Điều 202): Tỷ lệ người được hưởng án treo trên tổng số bị
cáo bị đưa ra xét xử là 53,19%(25/47); 50% (28/56); 37,7% (23/61); 65,75% (48/73); 50,88%(29/57).Trên tổng số bị cáo phải chịu hình phạt từ ba năm tù trở xuống là 56,82% (25/44); 53,85%(28/52); 42,59% (23/54); 72,73% (48/66); 54,72% (29/53).
- Đối với tội "Đánh bạc” (Điều 248): Tỷ lệ người được hưởng án treo trên tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử là 70,39% (126/179); 56,7% (110/194);
80,28% (171/213); 76,49%(192/251); 56,79% (184/324).Trên tổng số bị cáo
phải chịu hình phạt từ ba năm tù trở xuống là 83,44% (126/151); 78,57% (110/140); 85,07% (171/201); 82,76% (192/232); 64,56% (184/285).
Số liệu trên có thể nhận thấy, có một số loại tội do bị cáo thực hiện có tỷ lệ người được hưởng án treo cao, nhưng có tội tỷ lệ được hưởng án treo thấp, Theo số liệu trên tính trung bình cho cả 5 năm thì tỷ lệ người được hưởng án treo so với số bị cáo bị đưa ra xét xử về cùng một tội sắp xếp theo thứ tự sau:
- Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 153/294= 52,04%
- Tội cố ý gây thương tích 100/243= 41,15% - Tội trộm cắp tài sản 689/1739=39,62%; - Tội cướp tài sản 35/239 = 14,64%
Việc xét cho người phạm tội hưởng án treo của các Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc đã đảm bảo tương đối chính xác, điều đó thể hiện trên thực tế là số lượng người được hưởng án treo phạm tội trong thời gian thử thách rất ít và số lượng người tái phạm tội khi chưa được xố án tích của bản án cho hưởng án treo cũng khơng đáng kể.
Bảng 2.4: Tình hình người được hưởng án treo phạm tội mới
trong thời gian thử thách từ năm 2005 đến năm 2009
Năm Tổng số bị cáo đượchưởng án treo
Số phạm tội mới trong thời gian thử
thách Tỷ lệ % 2005 377 05 1,33 2006 484 07 1,45 2007 531 09 1,69 2008 475 06 1,26 2009 439 07 1,59 Trung bình 1,46
Nguồn: Theo thống kê của văn phịng Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo thống kê của ngành Toà án tỉnh Vĩnh phúc tỷ lệ người phạm tội trong thời gian thử trong thời gian từ 2005 đến năm 2009 trung bình là 1.46%. Theo số liệu trên cho thấy tỷ lệ người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách là khơng nhiều. Điều đó cho thấy các Toà án nhân dân của tỉnh Vĩnh phúc đã đánh giá hầu hết đúng về nhân thân, về khả năng tự cải tạo ngoài xã hội của người phạm tội.
So sánh với số liệu của Toà án nhân dân tối cao về áp dụng án treo ở cấp sơ thẩm trong phạm vi cả nước nhận thấy tỷ lệ cho người phạm tội hưởng án treo của các Toà án ở cấp sơ thẩm của tỉnh Vĩnh Phúc là cao hơn so với cả nước. Tỷ lệ của cả nước là 25,8%, còn ở Vĩnh Phúc là 40,46%.
Nguyên nhân của sự chênh lệch trên theo đánh giá của tác giả là do Vĩnh Phúc là một tỉnh thuần nơng, mặc dù tình hình tội phạm có chiều hướng phức tạp nhưng các vụ án xảy ra phần lớn là những vụ án ít nghiêm trọng, những vụ án mà khung hình phạt chủ yếu từ ba năm trở xuống. Người phạm tội đa số là con em nông dân lao động có nhân thân tốt, nhất thời phạm tội. Đó là những nguyên nhân mà tỷ lệ án treo ở cấp sơ thẩm của tỉnhVĩnh Phúc cao hơn so với cả nước.
* Kết quả áp dụng pháp luật về án treo trong xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo số liệu thống kê của Toà án nhân tỉnh Vĩnh Phúc, quan điểm về việc áp dụng án treo ở cấp xét xử phúc thẩm khá nhất quán, trong những năm gần đây. Hầu hết các vụ án mà ở đó bị cáo được hưởng án treo từ cấp xét xử sơ thẩm cũng được Tòa án cấp phúc thẩm đồng tình và khi xét xử phúc thẩm đã giữ nguyên bản án sơ thẩm. Số liệu thống kê ở bảng 2.5 sẽ minh chứng điều này.
Bảng 2.5: Tổng hợp số bị cáo bị đưa ra xét xử phúc thẩm từ năm 2008
đến năm 2009 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
Năm Tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử
Chuyển từ được hưởng án treo sang
hình phạt tù giam Chuyển từ hình phạt tù giam sang được hưởng án treo 2008 128 04 20 2009 145 02 52
Tỷ lệ trung bình chuyển từ treo sang giam 2,20% Tỷ lệ trung bình chuyển từ giam sang treo 26,37
Phần lớn các trường hợp nói trên, việc xét xử phúc thẩm là do các bị cáo kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Tại phiên toà phúc thẩm, bị cáo xuất trình thêm các tình tiết giảm nhẹ mới hoặc đã xuất hiện tình tiết mới làm thay đổi căn bản vai trị của một số bị cáo, nên Tồ án cấp phúc thẩm đã sửa bản án sơ thẩm theo hướng cho bị cáo được hưởng án treo. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp việc sửa là do cấp xét xử sơ thẩm đã không áp dụng án treo đối với những bị cáo có đủ những điều kiện theo luật định, nên cấp phúc thẩm đã sửa án sơ thẩm để bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xét xử, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bị cáo.
Cũng theo số liệu thống kê trên có 06 bị cáo được Toà án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo nhưng Tồ án cấp phúc thẩm buộc phải chấp hành hình phạt tù giam (chiếm tỷ lệ 2,20%).
Trong những trường hợp này, việc xét xử phúc thẩm chủ yếu do Viện kiểm sát nhân dân kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo theo hướng tăng nặng hình phạt đối với bị cáo.Tồ án cấp phúc thẩm đã xác định việc Toà án cấp sơ thẩm áp dụng án treo chưa đúng pháp luật nên đã sửa án sơ thẩm để buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt tù giam mà khơng được hưởng án treo.
So sánh với số liệu của Toà án nhân dân tối cao về áp dụng án treo ở cấp phúc thẩm trong cả nước nhận thấy tỷ lệ của tỉnh Vĩnh Phúc và cả nước có sự chênh lệch. Tỷ lệ chuyển từ hình phạt tù cho hưởng án treo sang hình phạt tù giam của cả nước là 0,75%, cịn ở Vĩnh phúc là 2,20%; chuyển từ hình phạt tù giam sang cho hưởng án treo cả nước là 39,36, còn ở Vĩnh Phúc là 26,37. Như vậy tỷ lệ chuyển từ tù giam sang cho hưởng án treo của Vĩnh Phúc là thấp hơn so với cả nước, nhưng tỷ lệ chuyển từ cho hưởng án treo sang tù giam lại