2008 và năm 2009 trên phạm vi toàn quốc
3.2.6. Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn của Hội thẩm nhân dân
môn của Hội thẩm nhân dân
Hoạt động xét xử của Tịa án có Hội thẩm nhân dân tham gia để đảm bảo nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân và nhân dân có quyền giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước.
Thực hiện chức năng xét xử của ngành Toà án nhân dân, Hội thẩm nhân dân các cấp của Tòa án ở tỉnh Vĩnh Phúc đã tham gia xét xử các vụ án. Hội thẩm nhân dân đã phát huy có hiệu quả vai trị của mình góp phần khơng nhỏ trong thành quả chung của ngành Tòa án.
Tòa án xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia là nguyên tắc Hiến định được quy định trong Hiến pháp 1992 [34]. Khi xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán [35] thì chế định Hội thẩm nhân dân cần được hồn thiện để khắc phục những bất cập, giảm thiểu những ảnh hưởng khơng tốt đến chất lượng xét xử của Tồ án nhân dân. Trong thực tiễn xét xử của các Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy trình độ của Hội thẩm nhân dân chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao để thực hiện " ngang quyền với Thẩm phán”. Tỷ lệ Hội thẩm nhân dân chiếm đa số trong Hội đồng xét xử nhưng chế độ trách nhiệm khơng rõ ràng, chính vì vậy sự tham gia của họ mang nặng tính hình thức. Do khơng có trình độ nên ỷ lại vào Thẩm phán
hoặc có ý kiến khác với Thẩm phán nhưng khơng thể hiện được tính đúng đắn của việc nhận thức pháp luật. Thành phần Hội thẩm nhân dân rất da dạng như giáo viên, cán bộ Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ và các cán bộ đương chức khác của các cơ quan hành chính sự nghiệp. Hội thẩm nhân dân do kiêm nhiệm nên thời gian dành cho nghiên cứu hồ sơ cịn ít, khi tham gia xét xử việc xét hỏi chủ yếu do Thẩm phán thực hiện. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, đặc biệt trong xét xử án hình sự trong đó có áp dụng pháp luật về án treo thì Hội thẩm nhân dân phải là những người có kiến thức nghiệp vụ vững vàng thì mới thực hiện được quyền mà pháp luật giao cho đó là Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.
Thực hiện yêu cầu của cải cách tư pháp, Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 đã chỉ rõ: Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế lựa chọn bầu cử, bồi dưỡng, quản lý Hội thẩm nhân dân nhằm đề cao trách nhiệm và vai trị của Hội thẩm nhân dân trong cơng tác xét xử. Trước thực trạng đội ngũ Hội thẩm nhân dân ngành Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cần tăng cường hơn nữa việc nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ của Hội thẩm nhân dân góp phần nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật về án treo.
3.2.7. Tăng cường phương tiện và điều kiện cơ sở vật chất cho cácTòa án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc, và hồn thiện chế độ chính sách đối