hưởng án treo
Khi cho người phạm tội được hưởng án treo, Tòa án cần xem xét tội phạm mà họ thực hiện có cần áp dụng hình phạt bổ sung, hay khơng áp dụng hình phạt bổ sung.
Đối với những tội phạm cụ thể, ngồi những hình phạt chính, pháp luật cịn quy định một số hình phạt bổ sung để áp dụng đối với những bị cáo phạm tội đó. Như vậy, khi cho một người được hưởng án treo thì Tịa án cũng cần xuất phát từ bản chất của án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện để xác định: Nếu buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt tù giam, bị cáo cịn phải chịu thêm hình phạt bổ sung do pháp luật quy định, thì khi cho hưởng án treo bị cáo cũng vẫn phải chịu thêm hình phạt bổ sung đó. Điều này có nghĩa, việc cho bị cáo hưởng án treo hồn tồn khơng làm mất đi nghĩa vụ của bị cáo trong việc áp dụng hình phạt bổ sung.
Bên cạnh việc áp dụng án treo đối với người bị kết án, Tịa án cịn có thể buộc người đó phải chịu thêm hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm cơng việc nhất định [35].
Việc phạt tiền được Tịa án quyết định "tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng” [35].
Việc cấm người được hưởng án treo đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định "được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc là cơng việc đó, thì sẽ gây nguy hại cho xã hội”. Tịa án sẽ quyết định thời hạn cấm đối với người được hưởng án treo, trong khoảng thời gian từ một năm đến năm năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật [35].
Việc áp dụng hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo là cần thiết, có vai trị quan trọng trong việc góp phần tăng cường khả năng phịng ngừa sự tái phạm của người được hưởng án treo.