2008 và năm 2009 trên phạm vi toàn quốc
2.2.2.2. Những hạn chế, nguyên nhân trong việc áp dụng pháp luật về án treo
* Những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về án treo
Trên cơ sở khảo cứu một số vụ án cụ thể được xét xử sơ thẩm và phúc thẩm ở các Toà án nhân dân của tỉnh Vĩnh phúc. Tác giả luận văn đã xác định được những dạng tồn tại điển hình trong việc áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự.
+ Quyết định hình phạt nhẹ để cho hưởng án treo
Trên thực tế, hành vi phạm tội thường rất đa dạng, trong từng vụ án cụ thể thì hành vi của mỗi bị cáo là rất khác nhau về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy Bộ luật hình sự đã xác định nhiều khung hình phạt khác nhau, trong mỗi khung luôn xác định mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội. Điều đó giúp cho Tịa án có thể linh hoạt trong việc lựa chọn và quyết định một hình phạt nhất định đối với mỗi bị cáo, phù hợp với từng trường hợp cụ thể mà không bị rập khn, máy móc. Tuy nhiên để việc áp dụng được đúng đắn thì khi quyết định hình phạt đối với từng bị cáo cụ thể, Tòa án cần căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, đánh giá đúng đắn về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, xem xét đầy đủ, khách quan về nhân thân người phạm tội, về những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự [35]. Trên cơ sở đó Tịa án sẽ quyết định cho bị cáo được hưởng án treo hay khơng.
Trên thực tế, có những trường hợp Tịa án đã đánh giá khơng đúng đắn về tính chất, mức độ đã thực hiện từ đó đã quyết định hình phạt từ ba năm trở xuống (là quá nhẹ đối với bị cáo) để có điều kiện cho bị cáo được hưởng án treo. Khi quyết định hình phạt thấp, nhằm cho bị cáo được hưởng án treo một số Tòa án đã đánh giá sai tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện. Ví dụ sau đây sẽ chứng minh điều đó.
Trong vụ án "Mơi giới mại dâm” mà Trần Thị Thanh Hương đã thực hiện môi giới cho 3 người ngày 11/12/2004 tại thị xã Vĩnh Yên (nay là thành phố Vĩnh Yên), khi những người này đang thực hiện mua bán dâm thì bị cơng
an bắt quả tang. Tính chất của hành vi phạm tội là nguy hiểm cho xã hội bởi hành vi phạm tội của Hương là có hai tình tiết định khung là phạm tội đối với người chưa thành niên và phạm tội nhiều lần. Nhưng Tòa án nhân dân thị xã Vĩnh Yên đã áp dụng điểm a, d khoản 2 Điều 255 Bộ luật hình sự năm 1999; điểm p khoản 1 Điều 46; khoản 1,2 Điều 60 Bộ luật hình sự. Xử phạt Hương 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Khung hình phạt của khoản 2 Điều 255 từ ba năm đến 10 năm. Nhưng Tòa án thị xã Vĩnh Yên đã đánh giá chưa đúng về mức độ của hành vi phạm tội cho bị cáo Hương được hưởng mức án ba năm tù để cho hưởng án treo. Đây là mức án thấp nhất của khung hình phạt.
+ Đánh giá khơng đầy đủ, đúng đắn về nhân thân người phạm tội khi áp dụng án treo
Nhân thân người phạm tội có vai trị đặc biệt quan trọng, liên quan mật thiết đến khả năng tự cải tạo, giáo dục của bị cáo khi được hưởng án treo. Nhân thân của người phạm tội thể hiện trong thái độ của họ trước, trong và sau khi phạm tội, bị cáo có thực sự ăn năn, hối cải hay khơng. Nếu có nhân thân tốt, bị cáo sẽ có cơ hội để tự cải tạo, sửa chữa sai lầm. Ngược lại nếu có nhân thân xấu(có nhiều tiền án, tiền sự, có thái độ coi thường pháp luật…) thì bị cáo khó có thể cải tạo ngồi xã hội. Vì vậy việc cho một bị cáo có nhân thân xấu được hưởng án treo là sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến việc răn đe, giáo dục và phịng ngừa chung đối với tồn xã hội, trực tiếp làm tổn hại uy tín của cơ quan xét xử, gây dư luận xấu, tạo tâm lý coi thường pháp luật trong nhân dân.
Ví dụ 1: Bản án số 13/2008/HSST ngày 30/5/2008 của TAND huyện Tam Dương đã tuyên phạt Trịnh Xuân Dũng 12 tháng tù cho hưởng án treo; Trần Mạnh Thắng 12 tháng tù cho hưởng án treo; Hà Văn Chiến 12 tháng tù cho hưởng án treo về tội “Đánh bạc”. Trong khi đó cả ba bị cáo về nhân thân đều có 01 tiền án, về tình tiết giảm nhẹ chỉ có 01 tình tiết giảm nhẹ
quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự là thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
Việc Toà án nhân dân huyện Tam Dương cho các bị cáo hưởng án treo là không đủ điều kiện về nhân thân và cả điều kiện về tình tiết giảm nhẹ. Do vậy bản án đã bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc kháng nghị về phần hình phạt chính theo hướng không cho các bị cáo được hưởng án treo. Bản án số 48/2008/HSPT ngày 27/8/2008 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã nhận định:
…Trong vụ án này cả ba bị cáo Trịnh Xuân Dũng, Trần Mạnh Thắng, Hà Văn Chiến đều đã có tiền án về tội "Đánh bạc” chưa được xóa án tích nay lại vi phạm. Điều đó thể hiện lối sống bng thả, ý thức coi thường pháp luật của các bị cáo thể hiện ở mức độ cao. Việc Tòa án cấp sơ thẩm cho các bị cáo hưởng án treo là không thực hiện đúng hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2007 ngày 01/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, chưa đề cao tác dụng riêng và phòng ngừa chung. Do Vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy cần chấp nhận nội dung kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc để phạt giam đối với các bị cáo là thỏa đáng.
Ví dụ 2: Bản án số 12 ngày 05/01/2005 của Toà án nhân dân huyện Vĩnh Tường đã áp dụng khoản 1 Điều 138; điểm h,p khoản 1 Điều 46; khoản 1,2 Điều 60 Bộ luật hình sự để tuyên phạt Trần Văn Ký 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo là khơng có căn cứ vì bị cáo Ký là người có nhân thân xấu, cụ thể năm 1983 bị công an huyện Đông Anh xử phạt hành chính về hành vi trộm cắp; năm 1986 bị Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội xử phạt 2 năm tù về tội “Cướp tài sản công dân”. Năm 1991 bị Tồ án nhân dân huyện Đơng Anh xử phạt 20 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa”. Q trình điều tra bị cáo đã ngoan cố khơng chịu khai nhận
người đã thực hiện hành vi phạm tội với mình. Vì vậy việc cho Ký hưởng án treo là khó có thể phịng ngừa việc tái phạm của Ký.
Bản án số 53/2009/HSST ngày 29/10/2009 của Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên đã tuyên phạt Đặng Văn Hùng 02 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 04 năm về tội: Cố ý gây thương tích. Về nhân thân của Hùng sau khi gây án xong Hùng bỏ trốn khỏi địa phương, đã bị truy nã sau đó ra đầu thú. Bản thân Hùng có một tiền sự, ngày 26/9/2008 bị cơng an xã Quất Lưu xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trật tự cơng cộng. Tịa án nhân dân huyện Bình Xun cho Hùng hưởng án treo khơng đủ điều kiện vì nhân thân có 01 tiền sự.
+ Đánh giá không đầy đủ, đúng đắn về các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự khi áp dụng án treo, cho hưởng án treo khơng đủ điều kiện về tình tiết giảm nhẹ
Theo quy định của pháp luật thì điều kiện cần thiết cho bị cáo hưởng án treo là có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và khơng có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự. Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên [35].
Trong khi đó, để cho bị cáo được hưởng án treo, một số Tịa án đã khơng thực hiện nghiêm túc quy định này, như: cho bị cáo được hưởng án treo khi khơng có tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46, khi bị cáo vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng, nhưng số lượng tình tiết giảm nhẹ khơng nhiều hơn tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị cáo, hoặc khơng đưa tình tiết tăng nặng để khơng bị đối trừ với các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo. Cá biệt, có Tịa án đã cho bị cáo được hưởng những tình tiết giảm nhẹ khơng có tính thuyết phục như: bị cáo có trình độ văn hóa thấp, ít hiểu biết…Hoặc cho bị cáo hưởng án treo khơng đủ điều kiện.
Ví dụ: Ngày 02/9/2009 bị cáo Lăng Văn Hùng do uống rượu nên Hùng đã dùng gạch ném và đập vỡ kính xe ơ tơ cửa trước, cửa sau, kính trước, kính sau, gương chiếu hậu phải và đập móp nắp ca bơ xe ô tô của anh Nguyễn Văn Hùng. Bản án số 30/2009/HSST ngày 17/11/2009 của Tòa án nhân dân huyện Tam Đảo đã tuyên phạt Hùng 01 năm 03 tháng tù, cho hưởng án treo thời gian thử thách 02 năm ba tháng về tội: Cố ý làm hư hỏng tài sản. Hành vi của Hùng có tính chất cơn đồ nhưng Tịa án đã khơng đưa tình tiết này vào là tình tiết tăng nặng, chỉ đưa tình tiết giảm nhẹ và cho hưởng án treo.
+ Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về phòng ngừa đối với một số loại tội phạm cụ thể
Ở nước ta nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, tai nạn giao thơng đã trở thành một hiểm họa, đã trực tiếp tước đoạt mạng sống của nhiều người, gây ra những tổn thất lớn về sức khỏe của con người, những thiệt hại lớn về tài sản. Tai nạn giao thơng đã gióng lên hồi chng báo động trên tồn xã hội. Tình trạng đó có nhiều ngun nhân khác nhau, khách quan và chủ quan như: Lưu lượng xe cơ giới tham gia giao thông quá lớn, trong điều kiện đường xá chưa đảm bảo chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông của xã hội…Trong số những nguyên nhân đó, ý thức coi thường các quy định về an tồn giao thơng của những người điều khiển phương tiện giao thông (đặc biệt là xe cơ giới) đã trở thành một nguyên nhân chính trực tiếp gây ra các vụ tai nạn giao thơng. Chính vì vậy các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: Tịa án nhân dân tối cao… đều đã có sự chỉ đạo quyết liệt trong việc thực hiện những biện pháp cần thiết, để phòng ngừa, hạn chế tai nạn giao thông. Đối với hoạt động xét xử các vụ án vi phạm các quy định về an tồn giao thơng, Tịa án nhân dân tối cao đã có quan điểm khơng cho bị cáo là người điều khiển các phương tiện giao thông hưởng án treo khi lỗi trong vụ án hồn tồn thuộc về bị cáo. Quan điểm đó được thể hiện nhiều lần trong các hội nghị tổng kết ngành Tịa án, cũng đã chính thức được thể hiện bằng văn bản gửi đến tất cả các Tòa án. Nếu thực hiện nghiêm túc điều đó, thơng qua hoạt động xét xử
đối với những bị cáo cụ thể Tòa án cũng đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước. Tuy nhiên một số Tịa án đã khơng thực sự quan tâm đến vấn đề này nên vẫn cho bị cáo được hưởng án treo khi họ phạm tội trong lĩnh vực giao thơng và lỗi hồn tồn thuộc về họ.
Ví dụ 1: Bản án số 18 ngày 27/7/2005 của Tịa án nhân dân huyện Bình Xuyên đối với bị cáo Nguyễn Văn Bảy. Ngày 19/02/2005 Nguyễn Văn Bảy điều khiển xe ơ tơ biển kiểm sốt 88H-0907 trên quốc lộ 2A thuộc địa phận xã Quất Lưuu, huyện Bình Xun, Bảy thấy phía trước cùng chiều có 3-4 xe mơ tơ, phía trước ngược chiều có hai xe ơ tơ tải và 3 xe ô tô du lịch 4 chỗ ngồi, Bảy bóp cịi để vượt xe mơ tơ đi cùng chiều, trong khi vượt đã quệt vào xe mô tô do chị Phạm Thị Xuân điều khiển, làm chị Xuân bị ngã, bị bánh xe ô tô của Bảy chèn vào người. Hậu quả chị Xuân chết.
Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên đã xử phạt Bảy 15 tháng tù cho hưởng án treo là chưa nghiêm vì bị cáo là người hồn tồn có lỗi. Bị cáo đã điều khiển xe ô tơ để vượt khi chưa đủ điều kiện an tồn.
Ví dụ 2: Bản án số 19/2008/HSST ngày 30/6/2008 của Tòa án nhân dân huyện Tam Dương đối với bị cáo Nguyễn Văn Định về: “Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Bản án đã xác định bị cáo là người hồn tồn có lỗi trong việc gây ra cái chết của người bị hại là chị Đào Thị Thể. Bản án đã nhận định:
Mặc dù quan sát thấy đoạn đường cua, có ngã ba và có biển báo hạn chế tốc độ tạm thời, nhưng Định vẫn cho xe chạy với tốc độ cao. Khi phát hiện thấy chị Đào Thị Thể bế cháu Nguyễn Tiến Mạnh cùng với cụ Quảng Thị Minh đang đứng ở lề đường bên phải, do khoảng cách gần Định không xử lý kịp nên đã đâm vào chị Thể làm chị Thể chết tại chỗ cháu Mạnh bị thương.
Tòa án nhân dân huyện Tam Dương đã tuyên phạt Định 01 năm 06 tháng tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 2 năm 01 tháng 07 ngày.
Quyết định của hai bản án trên là trái ngược với quan điểm chung của ngành Tòa án nhân dân trong việc xử lý các vụ tai nạn giao thông và trong một chừng mực nhất định đã ảnh hưởng khơng tích cực đến thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Do vậy, bản án số 19/2008/HSST ngày 30/6/2008 của Toà án nhân dân huyện Tam Dương đã bị kháng nghị, nội dung kháng nghị theo hướng không cho bị cáo Nguyễn Văn Định hưởng án treo. Bản án phúc thẩm số 49/2008/HSPT của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã nhận định:
Trong vụ án này bị cáo đã chủ quan cẩu thả điều khiển xe ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ tham gia giao thông khi đi vào đoạn đường cong cua có ngã ba, hai bên đường là khu dân cư bị cáo không quan sát, không chấp hành biển báo giao thông, không làm chủ tốc độ đã gây ra tai nạn hậu quả là một người bị chết, một người bị thương nhẹ, lỗi hoàn tồn thuộc về bị cáo. Nhất là trong tình hình hiện nay các vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều, gây nhiều hậu quả đau lòng về người và tài sản. Nhà nước ta đã có nhiều cảnh báo về tình hình tai nạn giao thông và đề ra nhiều biện pháp ngăn chặn để giảm tải tai nạn giao thông. Với mức án 01 năm 06 tháng tù cho hưởng án treo mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên đối với Nguyễn Văn Định là chưa nghiêm, chưa mang tính giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thơng đường bộ nói riêng và ý thức thức chấp hành pháp luật nói chung, chưa có tác dụng phòng ngừa tội phạm chung.
Với sự đánh giá về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, về ý thức chấp hành pháp luật, về tình hình tội phạm và phịng ngừa tội phạm, Tòa án cấp phúc thẩm đã sửa án sơ thẩm, giữ nguyên mức án nhưng chuyển sang hình phạt tù giam.
+ Khơng thực hiện đúng quy định về giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục
Trong thực tiễn xét xử của Tịa án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc, có một